Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm chiến lược và các loại chiến lược thường được áp dụng trong thực tiễn
- 1.1 Khái niệm chiến lược
- 1.2 Các loại chiến lược thường được áp dụng trong thực tiễn
- 2. Thanh toán quốc tế
- 2.1 Khái niệm về phương thức thanh toán quốc tế
- 2.2 Một số qui định của nhà nước có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
- 3. Một số hình thức thanh toán quốc tế
- 3.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từL/C
- 4. Phương thức nhờ thu
- 5. Phương thức chuyển tiền
- 6. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD hoặc COD)
1. Khái niệm chiến lược và các loại chiến lược thường được áp dụng trong thực tiễn
1.1 Khái niệm chiến lược
Chiến lược là tập hợp các quyết định bao gồm các đường hướng, chính sách, phương thức, nguồn lực và hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn để phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức giúp tổ chức đón nhận được những cơ hội, vượt qua các nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
1.2 Các loại chiến lược thường được áp dụng trong thực tiễn
Chiếc lược kết hợp: Chiến lược kết hợp về phía trước: liên quan đến việc tăng quyền sở hữu, hoặc kiểm soát đến các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ, phương cách thực thi chiến lược kết hợp về phía trước là nhượng quyền.Chiến lược kết hợp về phía sau: là một chiến lược mua các nguyên vất liệu của các nhà bán lẻ, tìm kiếm quyền sở hữu của các nhà cung cấp của công ty, chiến lược này có thể đặc biệt thích hợp khi các nhà cung cấp của công ty không thực hiện được, hoặc quá đắt hoặc không thể thoả mãn các đòi hỏi của công ty.
Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: là một chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty sự hợp nhất, mua lại và chiếm lĩnh quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh tranh, cho phép tăng hiệu quả về phạm vi và làm tăng trao đổi của các nguồn tài nguyên và năng lực.Chiến lược chuyên sâu: Là những chiến lược đòi hỏi những nổ lực tập trung của công ty để cải thiện những sản phẩm hiện có.
Thâm nhập thị trường: Nhằm làm tăng thị phần cho sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn. Thâm nhập thị trường gồm có: Tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quản cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi rộng rãi hoặc gia tăng các nổ lực quảng cáoChiến lược phát triển thị trường: liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lí mới.Phát triển sản phẩm: nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, phát triển sản phẩm thường đòi hỏi những chi phí nghiên cứu và phát triển lớn.
Chiến lược đa dạng hoá: Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: Thêm vào đó những sản phẩm hay dịch vụ mới nhưng có liên hệ với nhau để cung cấp cho khách hàng hiện tại.
Chiến lược đa dạng hoá hoạt động theo chiều ngang: làm tăng doanh thu bằng cách thêm váo các sản phẩm dịch vụ mới không có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ hiện có để cung cấp cho khách hàng hiện tại.Chiến lược đa dang hoá kết khối: là thêm vào các sản phẩm và dịch vụ mới, không có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ hiện có để cung cấp cho khách hàng mới.
Chiến lược suy giảm hướng ngoại: Chiến lược liên doanh: là một chiến lược phổ biến xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty hợp doanh thì hai hay nhiều công ty đỡ đầu thành một công ty riêng biệt và chia sẽ quyền sở hữu vốn trong công ty đó.Chiến lược sát nhập: là hai công ty cùng độ lớn thống nhất để hình thành một công ty chung.Chiến lược mua lại: là một côn ty lớn mua một công ty nhỏ hơn.Chiến lược suy giảmChiến lược thu hẹp hoạt động: xảy ra khi một công ty tổ chức lại hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang suy giảm.Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: bán đi một bộ phận hay một phần của công ty được thực hiện nhằm tăng vốn cho các hoạt động đầu tư hay mua lại có tính chiến lược. Chiến lược thanh lý: là bán đi tất cả các tài sản của công ty từng phần với giá trị thực của chúng. Thanh lý là việc chấp nhận thất bại, tuy nhiên việc ngừng hoạt động là tốt hơn so với lỗ những khoản tiền lớn.
2. Thanh toán quốc tế
2.1 Khái niệm về phương thức thanh toán quốc tế
- Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
2.2 Một số qui định của nhà nước có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
Quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng: Tổ chức tín dụng khi áp dụng phải gửi Biểu phí dịch vụ thanh toán kèm theo các tiêu chuẩn về nội dung, điều kiện và phương thức thực hiện dịch vụ của mình cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Kế toán - Tài chính và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) để theo dõi, đồng thời niêm yết công khai tại nơi giao dịch để khách hàng biết.
Thanh toán bằng nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu (sau đây gọi là uỷ nhiệm thu) về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán )
- Thủ tục lập uỷ nhiệm thu: Người thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ người trả tiền.
Mẫu Uỷ nhiệm thu, số liên lập uỷ nhiệm thu, thủ tục lập và phương thức giao nhận uỷ nhiệm thu giữa khách hàng với ngân hàng do ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu (nhận uỷ nhiệm thu từ khách hàng) quy định, nhưng phải đảm bảo uỷ nhiệm thu được lập, giao nhận, kiểm soát và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
* Thanh toán bằng thư tín dụng: Thủ tục mở thư tín dụng. ( Quyết định số 1092/2002/Qđ-NHNN (08/10/2002) về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán )
Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng, người trả tiền lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Mẫu giấy mở thư tín dụng, số liên lập giấy mở thư tín dụng, thủ tục lập, phương thức giao nhận, xử lý giấy mở thư tín dụng do ngân hàng phục vụ người trả tiền quy định nhưng phải đảm bảo phù hợp với các quy định về lập, kiểm soát, xử lý chứng từ kế toán ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
- Người trả tiền lập bản đăng ký chữ ký mẫu của người được uỷ quyền nhận hàng, nội dung ghi rõ họ tên, chức vụ, số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu của người được uỷ quyền nhận hàng, chữ ký của người trả tiền và dấu (nếu có). Người được uỷ quyền nhận hàng nộp bản này vào ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để làm căn cứ kiểm soát đối chiếu khi thanh toán thư tín dụng.
Tại ngân hàng phục vụ người trả tiền.
- Ngân hàng phục vụ người trả tiền nhận mở thư tín dụng cho khách hàng trong trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hàng cùng hệ thống. Nếu người thụ hưởng mở tài khoản ở ngân hàng khác hệ thống thì chỉ nhận mở thư tín dụng trong trường hợp trên địa bàn đó có ngân hàng cùng hệ thống hoạt động và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau.
- Khi nhận được giấy xin mở thư tín dụng của khách hàng, ngân hàng phục vụ người trả tiền xử lý:
- Kiểm tra thủ tục lập giấy xin mở thư tín dụng chứng từ.
- Ký tên và đóng dấu ngân hàng mình lên 2 liên đầu giấy mở thư tín dụng.
- Ghi ký hiệu mật lên các liên giấy mở thư tín dụng.
- Xử lý giấy mở thư tín dụng
Thanh toán bằng séc: Trình tự phát hành, thủ tục kế toán, thanh toán séc được thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ và của ngân hàng Nhà nước. (Quyết định số 1092/2002/Qđ-NHNN (08/10/2002) về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán )
Nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng: Trình tự giao nhận, kiểm soát, xử lý, thanh toán thương phiếu nhờ thu qua ngân hàng được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán )
3. Một số hình thức thanh toán quốc tế
3.1 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từL/C
Khái niệm :Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng ( Ngân hàng mở thư tín dụng ) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác ( Ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi theo đúng những điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng.
Bước 1: Tổ chức nhập khẩu viết đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán hưởng.
Bước 2: Căn cứ vào ỵêu cầu của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan. Nếu đồng ý ngân hàng trích tài khoảng đơn vị mở tài khoảng tín dụng (ký quỹ 100% nếu thanh toán ngay và x% nếu thanh toán có kỳ hạn). Sau đó ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho tổ chức xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.
Bước 3:Ngân hàng thông báo sau khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, tiến hành kiểm tra xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu.
Bước 4: Tổ chức xuất khẩu sau khi nhận được thư tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra nếu đồng ý sẽ tiến hành cho bên nhập khẩu nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh toán
Bước 6: Ngân hàng thông báo sau khi nhận được chứng từ thanh toán, sẽ tiến hành kiểm tra tính chất hợp lệ của chứng từ. Nếu thấy không phù hợp gởi trả lại cho đơn vị xuất khẩu để điều chỉnh, trong trường hợp hoàn toàn chính xác thì ngân hàng thông báo tùy theo những chỉ dẫn của ngân hàng mở L/C qui định trong L/C mà hành động.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gởi đến tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoảng qui định trên L/C đã mở trước đây. Nếu phù hợp ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho bên xuất khẩu theo lệnh của ngân hàng thông báo.
Bước 8: Nhận được điện báo có về khoảng thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C.
Bước 9: Ngân hàng mở L/C gởi bộ chứng từ thanh toán cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng và hoàn tiền lại cho ngân hàng.
Bước 10: Nếu tổ chức nhập khẩu từ chối thanh toán thì tuỳ trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết.
4. Phương thức nhờ thu
- Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng. Theo phương thức này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
5. Phương thức chuyển tiền
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng. để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:Chuyển tiền bằng điệnChuyển tiền bằng thư
Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba.
Hiện nay phương thức chuyển tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá.
6. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD hoặc COD)
Phương thức CAD là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác ( Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng thoả thuận.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê