1. Tín dụng quốc tế là gì?

“Tín dụng” trong tiếng Anh là “Credit“. Nó có gốc là từ “Creditium” – một cụm từ tiếng Latin, có nghĩa là “tin tưởng”, “tín nhiệm”.

Trong đó, người đi vay là các cá nhân, đơn vị, tổ chức… còn người cho vay chính là ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Sản phẩm dùng để vay và cho vay thường là tiền mặt hoặc các loại hàng hóa.

Mối quan hệ vay và cho vay ấy có các quy định cũng như những ràng buộc riêng, ví dụ như hình thức vay thế chấp, vay tín chấp…

Ngoài ra, nhắc đến tín dụng thì ai cũng biết rằng nó gắn liền với lãi suất. Các khoản vay tín dụng đều có mức lãi suất cụ thể, theo đúng như quy định của phía cho vay. Người đi vay có trách nhiệm chấp nhận và trả lãi suất đúng hạn.

Tín dụng quốc tế (International credit) là quan hệ vay và cho vay giữa các chủ thể kinh doanh ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở cung cầu về vốn theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi, có ky hạn và được đền bù nếu có sự vi phạm thỏa thuận.

Như vậy, tín dụng quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung câp tín dụng (Người cho vay) và người sử dụng tín dụng (Người đi vay). Đối tượng của tín dụng quốc tế là vốn tiền tệ, vốn hàng hóa hữu hình và vô hình. Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng quốc tế là các doanh nghiep sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính. Trong quan hệ tín dụng quốc tế, sự di chuyển quyền sử dụng vốn là xuất phat từ quan hệ cung cầu giữa chủ sở hữu vốn và người có nhu cầu sử dụng vốn. Vốn tín dụng, thông qua quá trình sử dụng của người được cấp tín dụng sẽ mang lại lợi nhuận nên người sử dụng vốn tín dụng phải trích ra một phần để trả tiền thuê vốn, biểu hiện ra là lãi tín dụng. Quyền sử dụng vốn tín dụng chỉ được chuyển giao từ người sử hữu tín dụng sang người sử dụng trong thời hạn nhất định. Thời hạn này phụ thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng cấp tín dụng và chu kỳ sử dụng tín dụng của người vay tín dụng. Tín dụng quốc tế là quan hệ vay và cho vay nên một bên của thỏa thuận, nếu vi phạm phải bồi thường cho đối tác những thiệt hại do sự vi phạm đó, Chính vì vậy, quan hệ tín dụng quốc tế phải thể hiện băng những văn bản pháp lý, biểu hiện ra là hợp đồng tín dụng.

 

2. Đặc điểm của tín dụng quốc tế

– Phản ảnh mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.

– Đây là một hình thức đầu tư gián tiếp.

– Đối tượng của tín dụng quốc tế có thể là hàng hóa ( dây chuyền sản xuất, thiết bị,…) cũng có thể là tiền tệ.

– Chủ thể tham gia có thể là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc tế, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các cá nhân.

– Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế là còn là yêu cầu khách quan để phát triển mở rộng mối quan hệ chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.

 

3. Các hình thức tín dụng quốc tế

3.1. Vay thương mại:

– Khái niệm: là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn thị trường, lãi suất do thị trường quyết định

– Đặc điểm:

+ Ngân hàng là người cung cấp vốn, không tham gia vào các hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn có các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.

+ Chủ đầu tư nước ngoài hưởng lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay.

+ Tuy có ràng buộc nhưng vẫn có rủi ro rất lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.

 

3.2. Viện trợ phát triển chính thức ( ODA )

– Khái niệm: là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của nước này.

+ Viện trợ vì các khoản vay này thường không có lãi hoặc lãi suất thấp và cho vay với thời hạn kéo dài.

+ Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

+ Chính thức vì nó thường là cho nhà nước vay.

– Đặc điểm:

+ Lãi suất thấp.

+ Trong nguồn vốn ODA luôn có 1 phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

+ Chủ yếu hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế,…

+ Đa số các nước khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh, quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị,… Về kinh tế dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, mở cửa cho hàng hóa từ các nước ngoài, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước họ.

 

3.3. Tùy theo các căn cứ, tín dụng quốc tế có thể phân chia như sau:

– Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng quốc tế có thể chia thành hai loại:

+ Tín dụng hàng hóa: là loại hình tín dụng mà nhà xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa giữa hai bên.

+ Tín dụng tiền tệ: là lại tín dụng mà các ngân hàng thương mại cấp cho các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng tiền.

– Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng quốc tế có ba loại

+ Tín dụng thương mại: là tín dụng giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và không có sự tham gia của ngân hàng

+ Tín dụng ngân hàng: là tín dụng của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dưới hình thức tiền tệ.

+ Tín dụng của các tổ chức tín dụng quốc tế.

– Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng quốc tế có ba loại:

+ Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1-12 tháng.

+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1-5 năm.

+ Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm.

 

4. Nguyên tắc của tín dụng quốc tế:

Để tín dụng quốc tế vận động bình thường và phat huy hiệu quả đối với phat triển kinh tê hay tin dụng của các tổ chức tín dụng quốc tế hay tín dụng tư nhân đều phải quản lý tập trung, Tùy thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế khác nhau mà mức độ can thiệp của chính phủ vào việc sử dụng tín dụng có khác nhau. Mục đích của thực hiện nguyên tắc quản lý tập trung là bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi trong quan hệ tín dụng, bảo đảm các khoản tín dụng được sử dụng đung mục đích. Quản lý tập trung tín dụng quốc tế thể hiện vai trò quản lý và điều tiêt kinh tế của chính phủ, chông vay nợ tràn lan, nhất là vay nợ của khu vực tư nhân nhằm tạo nên sự ổn định tài chính và kinh tế.

Bảo đảm lợi ích của các bên: Tín dụng quốc tế là quan hệ vay và cho vay sao cho hai bên đều có lợi nên phải tuân theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể là bên cho vay phải cấp tín dụng đầy đủ, đúng thời hạn, thuận lợi nhất cho bên đi vay. Bên vay phải trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kêt. Các thỏa thuận tín dụng phải được thể hiện băng những văn bản và chứng từ mang tính pháp lý, bâtcứ bên nào vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nguyên tắc bảo đảm lợi ích của các bên còn đòi hỏi bên đi vay phải tạo điều kiện để bên cho vay giám sát khoản tín dụng và thu hồi vốn, lãi trong trường hợp cần thiết. Ngược lại, bên cho vay cung cần tạo ra điều kiện để bên vay sử dụng vốn có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận lớn nhât.

San sẻ và giảm thiểu rủi ro: Tín dụng quốc tế phải dưạ trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả hai bên vạy và cho vay. Các nghiệp vụ tín dụng quốc tế có thể làm cho các rủi ro tín dụng rơi vào bên cho vay hay bên đi vay nhưng trong quá trình thỏa thuận, các bên sẽ cố gắng điều hòa để san sẻ rủi ro cho đối tác. Hơn nữa, tín dụng quốc tế chỉ đi đến thỏa thuận nếu hai bên vay và cho vay cố gắng chia đều rủi ro. Đông thời với san sẻ rủi ro, hai bên cũng phải tuân thủ các qui định để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Cách thức đơn giản nhất là áp dụng tín dụng có bảo đảm

 

5. Ưu điểm và nhược điểm của tín dụng quốc tế

5.1. Ưu điểm:

  • Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà các nguồn vốn trong nước còn hạn chế.
  • Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, dễ chuyển thành các phươngtiện đầu tư khác.
  • Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền chủ động sử dụng vốn đầu tưcho các mục đích riêng của mình.
  • Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiềnvay, không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư.
  • Nhiều nước chủ đầu tư thông qua hình thức này đã trói buộc cácnước tiếp nhận đầu tư vào vòng ảnh hưởng của mình.

 

5.2. Nhược điểm:

  • Hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do bên nước ngoài không trựctiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư mà hiệu quả sự dụng vốn sẽ phục thuộc vào nước đi vay.
  • Phụ thuộc vào nước cho vay
  • Thay đổi cơ cấu kinh t ế
  • Ảnh hưởng môi trường
  • Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái quốc tế.

 

6. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trường

Sự ra đời và tồn tại của tín dụng bắt nguồn từ đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lợi đối với vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và nhu cầu vốn nhưng chưa tích lũy kịp dẫn đến sự hình thành quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay, do đó tín dụng xuất hiện, tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế.

“Tín dụng là các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả.” Vì vậy, là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

- Hoạt động tín dụng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vố nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.

Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.

Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao. Vì vậy, thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn

Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, là ngành chịu tác động nhiều nhất của quá trình tự nhiên và là ngành đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác.

- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là hoạt động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Vì vậy, hoạt động của tín dụng đã góp phần kích thích sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hoạt động tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp.

Tín dụng đã và đang ngày một có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)