Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế về xuất hóa đơn , gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1. Quy định về xuất hóa đơn cho đại lý, phòng vé
Như nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác, để có thể xuất đúng hóa đơn vé máy bay, doanh nghiệp cần xác định giá tính thuế và thuế suất của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Tại Thông tư 219/2013/TT-BTC Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm”
Như vậy, doanh thu dịch vụ nhận bán đại lý và phí dịch vụ của đại lý bán đúng giá vé máy bay quốc tế thuộc đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.
Tại điểm d khoản 7 điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
“Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh”
Doanh thu dịch vụ nhận bán đại lý bán vé máy bay nội địa là không phải là doanh thu của đại lý mà là khoản thu hộ cho hãng hàng không và bên khác nên nó thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế.
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0%:
“Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.”
Như vậy, vé máy bay quốc tế thuộc đối tượng chịu thuế suất 0%, phí dịch vụ của đại lý bán đúng giá vé máy bay quốc tế thuộc đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.
Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%:
“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này."
Như vậy, vé máy bay nội địa và phí dịch vụ đại lý thuộc đối tượng chịu thuế 10%.
Trường hợp 1:
Phòng vé máy bay là đại lý cấp 1 của hãng hàng không bán đúng giá hưởng hoa hồng
Đại lý sử dụng hóa đơn của đại lý lập và giao cho khách mua vé của VNA, trên hóa đơn thể hiện các nội dung sau:
(1) Khoản tiền vé của VNA gồm: tiền thu về bán vé vận chuyển máy bay VNA (giá cước vận chuyển, các khoản phụ thu, phí liên quan theo quy định của VNA tại hợp đồng đại lý giữa VNA với đại lý); tiền thuế GTGT theo quy định;
(2) Các khoản thu hộ để trả công ty khác ngoài VNA như: phí phục vụ hành khách, phí soi chiếu an ninh và các khoản thu hộ khác. Khoản thu hộ này ghi trên hóa đơn là tiền thanh toán đã bao gồm tiền dịch vụ và tiền thuế GTGT thực hiện theo công văn số 3270/TCT-DNL ngày 04/10/2013 của Tổng cục Thuế.
(3) Phí dịch vụ của đại lý, tiền thuế GTGT theo quy định.
Trường hợp bán vé máy bay nội địa thì: Thuế suất thuế GTGT trên giá vé là 10% và Thuế suất thuế GTGT trên phí dịch vụ là 10% và giá tính thuế là phí dịch vụ của đại lý chưa bao gồm thuế GTGT.
Trường hợp bán vé máy bay quốc tế: Thuế suất thuế GTGT trên giá vé là 0% và Thuế suất thuế GTGT trên phí dịch vụ: không ghi, gạch chéo, và không kê khai tính thuế đối với phí dịch vụ của đại lý.
Trường hợp 2:
Phòng vé máy bay không phải là đại lý chính thức mua vé máy bay của các hãng hàng không để bán lại cho khách hàng hưởng chênh lệch.
Nội dung trên hóa đơn được ghi như sau:
(1) Vé máy bay: là tiền bán vé thu từ khách hàng chưa bao gồm thuế GTGT.
(2) Thuế suất thuế GTGT:
- Trường hợp bán vé máy bay nội địa thì: Thuế suất thuế GTGT là 10%, Giá tính thuế là toàn bộ tiền vé thu của khách hàng chưa bao gồm thuế GTGT
- Trường hợp bán vé máy bay quốc tế: Thuế suất thuế GTGT trên giá vé là 0%, Giá tính thuế là toàn bộ tiền vé thu của khách hàng chưa bao gồm thuế GTGT
2. Hóa đơn là gì ? Các loại hóa đơn thường gặp
- Hóa đơn hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
- Các loại hóa đơn khác, gồm: Vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác…
3. Nội dung của hóa đơn
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
- Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
3.1 Các loại hình thức hóa đơn
3.2 Quy định về xuất hóa đơn
- Các chứng từ cần thiết đối với một hoá đơn GTGT mua vào hoặc bán ra
- Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa (Hợp đồng mua bán hàng hoá), trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra);
- Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
- Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán;
3.3 Lưu ý khi xuất hóa đơn
3.4 Xác định thời điểm và thời kỳ xuất hóa đơn
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng…
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê