Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm cải tạo không giam giữ ? án treo ? Phân biệt hình thức cải tạo không giam giữ và án treo
- 2. Đang thụ hưởng án treo lại tiếp tục phạm tội thì hình phạt thế nào ?
- 3. Làm sao để được hưởng án treo ?
- 4. Từng bị án treo có được làm việc cơ quan nhà nước ?
- Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê
1. Khái niệm cải tạo không giam giữ ? án treo ? Phân biệt hình thức cải tạo không giam giữ và án treo
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến về án treo, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù nếu bị phạt không quá 3 năm với điều kiện phải qua một thời gian thử thách.
Về cơ bản chúng ta có thể phân biệt trên các vấn đề sau:
Án treo và cải tạo không giam giữ có hình thức giống nhau là người thụ án được tự do trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan nơi công tác. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý rất khác nhau.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. Nhưng cần lưu ý, án treo có kèm theo thời gian thử thách và trong thời gian này, nếu người bị án treo phạm tội mới, tòa án quyết định người bị án phải chấp hành hình phạt tù như đã ghi trong bản án. Ngoài ra, người bị án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Về hình thức cải tạo không giam giữ, được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Như vậy, án treo và cải tạo không giam giữ có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểm khác nhau, các luật sư, luật gia và các nhà làm luật có thể vận dụng vấn đề này để lựa chọn cách bảo vệ thân chủ của mình sao cho hài hòa và hợp lý nhất.
>> Tham khảo ngay: Điều kiện được hưởng án treo theo quy định mới nhất của luật hình sự ?
2. Đang thụ hưởng án treo lại tiếp tục phạm tội thì hình phạt thế nào ?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 60 Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định rõ về án treo như sau:
Điều 65. Án treo1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo như quy định trên, trong trường hợp của bạn, Tòa án sẽ buộc bạn phải chấp hành hình phạt của bản án về tội hiếp dâm trước đó và tổng hợp với hình phạt của bản án mới đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy1.242 Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.2.243 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;o) Tái phạm nguy hiểm.....
Theo như quy định trên, đối với các chất ma túy ở thể rắn có trọng lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam thì thuộc quy định tại khoản 2 của Điều luật, trong trường hợp của bạn, hiện đang tàng trữ 0,4 gram, tuy nhiên lại phạm tội có tổ chức thì vẫn thuộc theo quy định tại khoản 2 điều này, khung hình phạt lúc này là 7 năm đến 15 năm tù.
Tuy nhiên, để kết luận hình phạt cụ thể cho bạn thì Tòa án sẽ xác định dựa trên tình hình thực tế như các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, và bản án đối với tội hiếp dâm trước đây Tòa án đã tuyên với bạn là bao nhiêu năm tù. Chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn dựa theo căn cứ của pháp luật. Còn đối với vấn đề bảo lãnh (bảo lĩnh) thì theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 121. Bảo lĩnh1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người thân của mình thực hiện việc bảo lĩnh, tuy nhiên phải có ít nhất 02 người, và lúc này cơ quan công an, Tòa án sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng đối với tội phạm mà bạn thực hiện để xét xem có được phép bảo lĩnh hay không.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Khái niệm án treo và điều kiện được hưởng án treo ?
3. Làm sao để được hưởng án treo ?
Trong quá trình chờ cơ quan chức năng giải quyết thì từ năm 2012 có nhiều người tham gia có hành có hành vi gây rối trật tự công cộng (tập thể lớn). Bố cháu không tham gia phá tài sản, nhưng có công an xã đã làm chứng nói rằng bố cháu đứng ngoài hô hào, kích động: "Các bà cứ vào ném hết, không để nó ở đây nữa". Hội đồng định giá tài sản là 120.000đ, thành tiền là 36.960.000đ. Bố cháu bị truy tố về tội cố ý gây hư hỏng tài sản điều 143 với vai trò người xúi giục. Vậy xin luật sư tư vấn làm thế nào để bố cháu được hưởng án treo ạ? cháu rất mong có câu trả lời sớm nhất!
Cháu xin cảm ơn ạ!
.
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi số: 1900.6162
Trả lời
Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.
Theo Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP , Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 về án treo như sau:
Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treoNgười bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.2. Có nhân thân tốt.Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Dựa trên quy định này, bố bạn sẽ được hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên!
4. Từng bị án treo có được làm việc cơ quan nhà nước ?
Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo Quy định 29/QĐ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quy định về thi hành Điều lệ Đảng.
3- Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng3.1- (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.3.2- (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).3.3- (Khoản 3): Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.3.4- (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.a) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.b) Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.3.5- Về kết nạp lại người vào Đảng3.5.1- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.3.5.3- Chỉ kết nạp lại một lần.3.5.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Ngoài ra, theo quy định Điều 70, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Đương nhiên được xóa án tích:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 73, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng quy định về cách tính thời hạn để xoá án tích:
Điều 73. Cách tính thời hạn để xóa án tích1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Cho nên sau khi được xóa án tích và có giấy chứng nhận của tòa án thì được coi như chưa bị kết án và có thể xin làm việc vào cơ quan nhà nước bình thường và nếu đủ điều kiện, họ có thể xin kết nạp Đảng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.