1. Các phương pháp công nhận quốc tế
- Cõng nhận mặc thị: Là công nhận quốc tế, được thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm mà bên được công nhân hoặc các quốc gia và chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận.
Trong thực tiễn sinh hoạt quôc tế, sự công nhận de jure và công nhận de faclo đều có thể được thực hiện thông qua một trong hai nhóm phương pháp công nhận nổi trên. Thông thường, công nhận de facto ít khi được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị và trái lại, công nhận de jure lại thường được thực hiện thông qua nhóm phương pháp minh thị.
Quốc gia có thể thực hiện sự công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập theo thể thức riêng lẻ, độc lập đối với các quốc gia khác hoặc theo thể thức tập thể trong mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, trong những mức độ và phạm vi khác nhau
2. Hệ quả pháp lý của công nhận quốc tế
Có nhiều ý kiến về hệ quả pháp lý quốc tế phát sinh từ hành vi công nhận quốc tê' nhưng nhìn chung, trong trường hợp tiêu biểu, sự công nhận quốc tê' thực hiện hai chức nâng pháp lý phù hợp với việc công nhận. Thứ nhất, giải quyết triệt để vâh đề quy chê' pháp lý của đối tượng được công nhân và thứ hai, tạo ra những điểu kiện thuận lợi để các bên thiết ỉập những quan hệ nhất định với nhau.
Công nhận quốc tế chính thức giữa các quốc gia và chính phủ sẽ tạo ra và bảo đảm những điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển những quan hệ bình thường giữa các quốc gia, tạo ra tiền đề để thiết lập những quan hệ nhiều mật ở những mức độ khác nhau giữa quốc gia công nhận và quốc gia được công nhận. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa quốc gia (chính phủ) công nhân và quốc gia (chính phủ) được công nhận ỉà một trong những hệ quả pháp ỉý quốc tế quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế.
Một điểm cần chú ý, khi công nhận một chính phủ mới được thành lập theo trường hợp cách mạng xã hội thì quan hệ ngoại giao đã tồn tại giữa các bên (bên công nhận và ben được công nhận) sẽ được phục hồ! chứ không phải thiết lập mới quan hệ đó. Ngoài ra, quan điểm chung cua tâì cả các luât gia quốc tế đều cho rằng, công nhận de facto sẽ tạo ra cơ sở pháp lý đổ thiết lập quan hệ lãnh sự.
Việc ký kết các điêu ước quốc tế hai bên, trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, ý muốn của các bên về các quyền và nghĩa vụ đã quy định trong các lĩnh vực cụ thể cũng dược thừa nhận là một trong những hệ quả pháp lý quốc tê' quan trọng của còng nhận quốc tê' chính thức. Đối với việc tham gia vào các hội nghị quốc tê' và các tổ chức quốc tê' phổ cập thì công nhận quốc tế chính thức cũng tạo ra những quan hệ pháp lý nhất định, về nguyên lắc, mọi quốc gia (và chính phủ) đẻu có quyền được tham gia vào các hội nghị và tổ chức quốc tế phổ cập. Quyền đó của các quốc gia không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. Song, việc công nhận chính thức cũng có vai trò thúc đẩy việc thực hiện các quyền đó của quốc gia và ngược lại, chính việc tiến hành chính sách không công nhận quốc tê' đôi khi lại gây khó khãn cho quốc gia không được công nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tê' của mình. Điểu này thấy rõ qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và thực tiễn chính sách không công nhận quốc tê' của các nước đê' quốc đối với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và các nước mới giành độc lập.
Sự công nhận quốc tế chính thức, ngoài những điều nêu trên còn ỉàm phát sinh các hệ quả pháp lý khác, chảng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia (và chính phủ) mới được công nhân có khả năng thực tế để bảo vệ quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tư pháp đối với tài sản của quốc gia mình tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, tạo ra những cơ sở pháp lý để chứng minh hiệu lực chứng cứ của các văn bản pháp luật do quốc gia mới được công nhận ban hành...
3. Khái niệm kế thừa trong luật quốc tế
Có nhiều ý kiến khác nhau về kế thừa quốc gia. Nhìn chung, vấn đồ kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đôi triệt để về chủ quyền của một quốc gia tại một lãnh thổ nhất định. Sự thay đổi triệt để về chủ quyền đó có thể là kết quả của việc xuất hiện hoặc chấm dứt sự tồn tại của một quốc gia.
Trong hai công ước Viên về quyền thừa kế quốc gia do Uỷ ban pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo (Công ước Viên về kế thừa theo điều ước quốc tế thông qua ngày 22/8/1978, Công ước Viên về kê' thừa tài sản, hổ sơ lưu trữ và công nợ của quốc gia thông qua ngày 7/4/1983) có định nghĩa kê' thừa quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Việc đưa ra định nghĩa như vậy về kế thừa quốc gia là cố gắng khá lớn của uỷ ban pháp luật quốc tế. Quan hê kê' thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:
- Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này được phân ra thành quốc gia để lại quyền thừa kế và quốc gia có quyền kê' thừa.
- Đối tượng kết thừa (hay còn gọi là khách thể của sự kế thừa) đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế. Những đối tượng quan trọng nhất ờ đây là lãnh thổ, đĩ ổ LI ước quốc tế, tài sản quốc gia, quốc tịch và quy chê' thành viên tại các tổ chức quốc tế.
- Sự kiện phấp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thìía ở đây là những biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xă hội, thoả mãn những yêu cầu của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là nguyên tắc dân tộc tự quyết.
4. Kế thừa quốc gia sau cách mạng tháng tám
Quốc gia dưới góc độ chủ thể của luật quốc tế là một đơn vị lãnh thổ-dân cư kết hợp với một cơ cấu chính trị-giai cấp nhất định. Cách mạng xã hội tại các nước vốn không phăi là thuộc địa thường giữ lại được đơn vị lãnh thổ-dân cư đó với những đặc tính giai cấp của một kiểu quốc gia khác với quốc gia đã tổn tại trước cách mạng.
Sau cách mạng xã hội, một bộ phận cấu thành quan trọng quốc gia-đơn vị lãnh thổ-dân cư không thay đổi, cho nên khố có thể nói cách mạng xã hội đã làm xuất hiện một chủ thể hoàn loàn mới của luật quốc tế (tuy rằng quốc gia sau cách mạng xã hội văn được coi là chủ thể mới của luật quốc tế).
Vấn đề kế thừa và quyền kế thừa của quốc gia sau cách mạng xã hội được giải quyết rất khác nhau. Việc giải quyết các vấn đồ đó thường phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Luật quốc tế hiện đại chưa có những quy phạm thống nhất cách giải quyết các vấn đề này. Chẳng hạn, trước đây, trong giải quyết vấn đề kế thừa, Nhà nước xô viết đã kiên quyết đoạn tuyệt với tất cả những quyền và nghĩa vụ mâu thuẫn với bản chất giai cấp của nhà nước kiổu mới. Chính phủ Nga xô viết đã huỷ bỏ các món nợ do Chính phủ Sa hoàng vay nước ngoài, bãi bỏ quyển tài phán lãnh sự ở các nước phương Đông, huỷ bỏ các điều ước nô dịch, bất bình đẳng... Trong khi đó, chính phủ Nga xô viết lại tôn trọng tất cả các quy định trong các điều ước về biên giới, các công ước nhân đạo, Công ước loàn thế giới VỂ thư tín, viễn thông nãm 1874 và tất cả những gì phát sinh từ quan hệ “láng giềng thân thiện” không mâu thuẫn với ý thức pháp luật “của nền dân chủ nói chung và của quần chúng nhân dán lao động nói riêng”.
Nhà nước xô viết đã tuyên bố quyền kế thừa tất yếu của mình đối với tất cả tài sản của nước Nga cũ, không kể tài sản đó đang ở tại đâu và kê' thừa tất cả những thành quả lao động của nhan dân nước mình làm ra.
5. Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc
Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc có những điểm đặc biệt. Nội dung của những đặc điểm đó được thể hiện qua các mặt sau:
- Quốc gia mới thành lạp trước đây vốn là một thuộc địa hoặc lãnh thổ lệ thuộc vào nước khác.
- Quốc gia để lại quyển kế thừa vẫn tổn tại và nó vẫn là chủ thể luật quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia này vẫn được duy trì tại quốc gia mới thành lập (quốc gia có quyền kế thừa) trong một thời gian nhất định, trừ những quyền và nghĩa vụ có liên quan đến địa vị pháp lý của chính quốc gia để lại quyền kế thừa trong quan hệ qua lại với thuộc địa đã nhận được độc lập (quốc gia mới).
- Quốc gia để lại quyền thừa kế đã bóc lột và đàn áp nhân dân ở nước mới độc lập trong nhiều năm nhưng cuối cùng nhân dân ở thuộc địa này đã giành được dộc lập và thành lập một quốc gia độc lập, chủ quyền, có địa vị phấp lý quốc tế bình đẳng với quốc gia để lại quyền kế thừa.
- Theo luật quốc tế hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẵn phải thi hành tại lãnh thổ của quốc gia mới đó.
Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lộp ký kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại quyền kế thừa để giải quyết vấn đổ cụ thể nói trên. Trong nhiều điểu ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để lại quyền kê' thừa đã ký kết với nước khác vể lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ thuộc đó,
- Vấn đề kế thừa lài sản quốc gia có tại lãnh thổ vốn là thuộc địa cũng được luật quốc tế hiện đại điều chỉnh, Để giải quyết thoả đáng vấn đề này phải chú ý đến tác hại của sự bóc lột thuộc địa do quốc gia để lại quyền kê thừa đối với nền kinh tế của nước mới giành được độc lập, Ở đây không chỉ đơn thuần là kế thừa chính đáng của quốc gia mới thành lập đối với những tài sản quốc gia có tại lãnh thổ mới giành được độc lập mà vấn đề là phải làm sao để buộc quốc gia thực dân trao trả hoặc bồi thường những lài sản mà chúng đã cướp đi hoặc chiếm giữ do kết quả bóc lột lao động nhân dân thuộc địa.
- Vấn đề kế thừa quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế. Luật quốc tế hiện dại chưa có những quy phạm giải quyết vấn đề kế thừa quy chế thành viên của quốc gia mới thoát khỏi ách thực dân và lệ thuộc. Thực tiễn của Liên hợp quốc đã giải quyết vấn đề kê' thừa đó bằng cách kết nạp quốc gia mới giành được độc lập vào tổ chức của mình.
Thực tiễn của Việt Nam về vấn đề kê' thừa sau khi giải phóng miền Nam Việt Nam rất phong phú. Ngay sau ngày miền Nam được giải phóng hoàn toàn (ngày 30/4/1975), Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành nhiều vãn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề kê' thừa quốc gia. Chẳng hạn, trong Tuyên bố ngày 30/4/1975 của Bộ ngoại giao Cộng hoà miền Nam Việt Nam về quyển thu hồi tất cả tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam ở nước ngoài có ghi rõ “Bộ ngoại giao Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố tất cả tài sản ở miền bỉ am Việt Nam cũng như ở nước ngoài, những bất động sản và động sản, tiền tệ, váng bạc, các phương tiện giao thông... trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ nay thuộc về nhân dân miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng ìám thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận". Hoặc, trong Tuyên bố ngày 1/5/1975 về vấn đề các cư quan đại diện của Chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài, Bộ ngoại giao Cộng hoà miền Nam Việt Nam có ghi rõ: ‘Toàn bộ tài sản của các cơ quan đó, kể cả hồ sơ, tư liệu, tài khoản ở ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển... là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó".
Vấn đề kê' thừa các tài sản, các quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng khác mà trước đây đã được chính quyền cũ ở Sài Gòn thực hiện và vấn đề quyền kê thừa quỵ chế thành viên tại các tổ chức quốc tế cũng được nói đến trong những văn kiện pháp lý khác của Chính quyền nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.
Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)