Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến Công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc các yêu cầu của bạn Công ty Luật Minh Khuê sẽ cùng bạn làm rõ một số vấn đề với nội dung như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật quản lý thuế năm 2019

Thông tư 111/2013/TT- BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân...

Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng...

Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế...

Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế 2019

Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai tác khoáng sản.

Thông tư 186/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí

Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010

Nghị quyết số: 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Nghị định 67/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế bảo vệ môi trường.

NỘI DUNG TƯ VẤN

I - Chủ thể khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 và các văn bản hướng dẫn bao gồm:

+ Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.

+ Than đá, bao gồm: Than nâu; Than an-tra-xít (antraxit);Than mỡ; Than đá khác.

+ Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

+ Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

+ Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

+ Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

+ Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

+ Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

+ Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nêu trên.

II - Cách xác định số thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Trong đó:
1. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hóa tính thuế chỉ tính cho số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch trong nhiên liệu hỗn hợp.
2. Mức thuế cụ thể đối với từng hàng hóa chịu thuế thực hiện theo Biểu thuế bảo vệ môi trường do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành:
MỨC THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(ban hành kèm Nghị quyết số: 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường)

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

 

 

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

 

 

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an - tra - xít (antraxit)

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

III - Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ gồm: Tờ khai thuế BVMT mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

IV. Thời hạn khai và nơi nộp thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

+ Thời hạn khai thuế bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

  • Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Thời hạn kê khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
  • Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.
  • Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.

+ Địa điểm khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

a) Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam và sản xuất kinh doanh xăng dầu), người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường.

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

V- Quy trình, thủ tục về khai thuế bảo vệ môi trường đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác khoáng sản

Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Hàng tháng, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

++ Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu môi) hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sản phẩm mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm, người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp .

++ Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mô'i), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

+ Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:

++ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

++ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

++ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuê thực hiện thông qua hệ thông xử lý dữ liệu điện tử.

- Cách thức thực hiện:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.

+ Hoặc gửi qua hệ thông bưu chính.

+ Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Thuê hoặc Chi cục Thuế.
  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế không có kết quả giải quyết.
  • Phí, lệ phí (nếu có): Không có
  • Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai thuế BVMT mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC

VI – Phạt vi phạm về hành vi khai chậm tờ khai thuế và hành vi chậm nộp thuế:

Nếu có hành vi chậm nộp tờ khai thuế thì áp dung theo Nghị định 125/2020/NĐ- CP phạt như sau

Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Như vậy, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm ở Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì sẽ bị phạt bằng 02 lần mức phạt theo quy định.

Nếu tổ chức có hành vi chậm nộp tiền thuế thì áp dụng khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019:

Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế

2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Tiền phạt vi phạm do chậm nộp tiền thuế

=

Số tiền thuế chậm nộp

x

0,03%

x

Số ngày chậm nộp

 

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 19006162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty Luật Minh Khuê