1.Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: Tài sản công (TSC) là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; TSC tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác. Theo đó, TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) quản lý, sử dụng là cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội, đồng thời là nguồn lực to lớn, góp phần bảo đảm và nâng cao tự chủ tài chính của các đơn vị.

Luật quy định cụ thể hơn về chế độ quản lý, sử dụng TSC tại ĐVSNCL, bao gồm: hình thành tài sản công tại ĐVSNCL; đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp; mua sắm TSC phục vụ hoạt động của ĐVSNCL; thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng TSC tại ĐVSNCL; sử dụng, quản lý vận hành TSC tại ĐVSNCL; quy định chung về việc sử dụng TSC tại ĐVSNCL vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; sử dụng TSC tại ĐVSNCL vào mục đích kinh doanh; sử dụng TSC tại ĐVSNCL vào mục đích cho thuê; sử dụng TSC tại ĐVSNCL vào mục đích liên doanh, liên kết; thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo TSC tại ĐVSNCL; bảo dưỡng, sửa chữa TSC tại ĐVSNCL; khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại ĐVSNCL; xử lý TSC tại ĐVSNCL; xử lý TSC trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của ĐVSNCL.

2. Quy định phải tuân thủ 7 nguyên tắc trong quản lý, sử dụng tài sản công

Một là, mọi TSC đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Hai là, TSC do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

Ba là, TSC là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

Bốn là, TSC phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

Năm là, việc khai thác nguồn lực tài chính từ TSC phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Sáu là, việc quản lý, sử dụng TSC phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

Bảy là, việc quản lý, sử dụng TSC được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

3. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

 Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.

Nguồn kinh phí khoán sử dụng tài sản công được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập.

Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư

Thẩm quyền quyết định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để tham gia thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư; chế độ báo cáo thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư; chuyển giao cơ sở hoạt động sự nghiệp được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công - tư cho Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này.

4. Nguyên tắc quản lý các chương trình, dự án đầu tư công

Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và pháp luật liên quan, quy định cụ thể tại Quy định này và các quy định liên quan của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.

Phù hợp với quy định về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của Nhà nước và thành phố Hà Nội.

Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.

5.  Đầu mối cung cấp thông tin và giải quyết thủ tục hành chính

Thông tin về các quy định liên quan đến đầu tư và xây dựng, các cơ chế, chính sách về đầu tư của thành phố Hà Nội được cập nhật đăng tải trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội, trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở chuyên ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

 Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn về xây dựng của thành phố Hà Nội có trách nhiệm công khai thủ tục hành chính, niêm yết tại trụ sở làm việc; là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

a) Sở Quy hoạch Kiến trúc là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin quy hoạch, giới thiệu địa điểm quy hoạch; giải quyết thủ tục thẩm định, trình duyệt nhiệm vụ, khái toán, đề cương, dự toán lập quy hoạch; chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt quy hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố; thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối cung cấp thông tin, hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về lập, trình duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; các thủ tục về chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thẩm định dự án, điều chỉnh dự án, thẩm định thiết kế chi tiết, dự toán dự án không có cấu phần xây dựng; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư công.

c) Sở Xây dựng là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin quy hoạch chuyên ngành, đấu nối hạ tầng kỹ thuật đô thị; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về thẩm định dự án, điều chỉnh dự án; thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị và dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư); hướng dẫn, cung cấp thông tin về chế độ, chính sách quản lý kinh tế - kỹ thuật ngành xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Chủ trì, phối hợp cùng các sở xây dựng chuyên ngành, Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng công trình; tham mưu trình UBND Thành phố công bố đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Chính phủ và Bộ Xây dựng.

d) Sở Giao thông Vận tải là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch chuyên ngành, quản lý công trình giao thông; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về thẩm định dự án, điều chỉnh dự án; thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án, công trình thuộc lĩnh vực giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng là đầu mối thẩm định tại Điểm c Khoản 2 Điều này).

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch chuyên ngành, quản lý dự án, công trình đê điều, thủy lợi, nông nghiệp; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về thẩm định dự án, điều chỉnh dự án; thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án, công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

e) Sở Công thương là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch chuyên ngành, quản lý dự án, công trình và giải quyết các thủ tục về thẩm định dự án, điều chỉnh dự án; thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án, công trình luyện kim, cơ khí chế tạo, công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công trình dầu khí, công trình năng lượng, công trình hóa chất, các công trình khác phục vụ mục đích sản xuất công nghiệp.

g) Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính sách quản lý đất đai; hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về đất đai, báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; hướng dẫn, cung cấp thông tin về công tác đo đạc và bản đồ; giải quyết các thủ tục về thẩm định thiết kế - dự toán các dự án, công trình, gói thầu đo đạc và bản đồ của các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định đầu tư, thiết kế - dự toán dự án, chương trình quan trắc môi trường; thẩm định nhiệm vụ, dự toán chi phí các công việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, công tác đo vẽ, xác định ranh giới giải phóng mặt bằng, chêm dày ngoài thực địa, chích đo địa chính lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất phục vụ lập phương án giải phóng mặt bằng.

h) Sở Văn hóa và Thể thao là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin về quy hoạch, hướng dẫn và giải quyết các thủ tục về thẩm định dự án, thiết kế bản vẽ thi công các công trình bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp luật về Di sản Văn hóa.

i) Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin, giải quyết các thủ tục về thẩm định thiết kế cơ sở, dự toán, thiết kế chi tiết dự án ứng dụng công nghệ thông tin.

k) Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin, giải quyết các thủ tục về thẩm định công nghệ của dự án đầu tư; Chủ trì thẩm định về công nghệ theo quy định của Chính phủ đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ.

l) Công an thành phố Hà Nội là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin, góp ý, giải quyết các thủ tục về thẩm duyệt thiết kế Phòng cháy chữa cháy của dự án; nghiệm thu công trình đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

m) Sở Tài chính là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục liên quan về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức, đơn vị hoạt động sự nghiệp; hướng dẫn pháp luật về giá và thẩm định giá trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

n) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục về nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch kiến trúc đối với các dự án thuộc thẩm quyền theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; thẩm định, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của công trình theo phân cấp, ủy quyền; thẩm định thiết kế, dự toán các dự án, công trình, gói thầu đo đạc và bản đồ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng đối với các gói thầu phá dỡ, thu dọn phế thải xây dựng, di chuyển công trình ngầm, nối, chặt hạ cây xanh phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; tổ chức xác định về nguồn gốc, hiện trạng quản lý, sử dụng đất và cung cấp hồ sơ địa chính liên quan đến địa điểm đầu tư trên địa bàn quận, huyện, thị xã; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền.

o) Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là đầu mối hướng dẫn, cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính về thẩm định dự án, điều chỉnh dự án, thẩm định thiết kế, điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố.