Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy cho tôi biết về kinh nghiệm của quốc gia Ấn Độ và Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

 

Thứ nhất, ta tìm hiểu về kinh nghiệm của đất nước Ấn Độ.

1. Pháp luật Ấn Độ về đầu tư nước ngoài

Ấn Độ không có luật chuyên biệt cho vấn đề đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hàng năm chính phủ Ân Độ đều có thông báo về chính sách đầu tư nước ngoài (FDI Policy), trong đó quy định những lĩnh vực được phép đầu tư, phạm vi đầu tư và các điều kiện khác.

Các chính sách những năm gần đây cho thấy ngày càng nhiều lĩnh vực được mở rộng cho đầu tư nước ngoài, phạm vi của hoạt động đầu tư cũng được mở rộng.

Những lĩnh vực được mở rộng gần đây tiêu biểu nhất là truyền thông và giải trí, bán lẻ, hàng không, sản xuất quốc phòng,...

 

2. Cam kết quốc tế về đầu tư nước ngoài

Ấn Độ hiện đã ký kết 23 hiệp định đầu tư song phương (BIT) và 13 điều ước có quy định về đầu tư (TIP), trong đó có Hiệp định về Đầu tư giữa ASEAN và An Độ (2014), FTA giữa Ấn Độ - Malaixia (2011), EPA Ấn Độ - Nhật Bản (2011), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Ấn Độ - Hàn Quốc (2009), Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện Ấn Độ - Xingapo (2005) V.V.. Ngoài ra, Ấn Độ đang tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Liên quan tới các hiệp định này, Ấn Độ đã bị nhà đầu tư nước ngoài kiện trong 24 vụ, đồng thời có 5 vụ nhà đầu tư Ấn Độ kiện quốc gia khác.

Sau khi thua kiện trong vụ White Industries năm 2011 và đối mặt với rất nhiều ý định khiếu kiện của các nhà đầu tư, Ấn Độ đã thay đổi chính sách về ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế và đối xử vói nhà đầu tư. Bộ Thương mại Ấn Độ cho rằng cần thiết phải xem xét lại các BIT đã ký kết nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi của nhà đầu tư với các chính sách công.

Ấn Độ tạm ngừng các cuộc đàm phán BIT với 58 nước (bao gồm Anh, Pháp, Đức và Thụy Điển), đồng thời đơn phương chấm dứt các hiệp định đầu tư hiện hành với các nước này, dành ra khoảng thời gian một năm để đàm phán lại các hiệp định theo BIT mẫu. Với 25 nước khác (bao gồm Trung Quốc, Phần Lan, Bănglađét và Mêxicô), Ân Độ đề xuất tuyên bô" chung nhằm giải thích điều ước (joint interpretive statements), tránh việc các hội đồng trọng tài giải thích các hiệp định theo hướng bất lợi cho Ấn Độ sau này.

Ấn Độ ban hành BIT mẫu vào tháng 12/2015. Lần đầu tiên trong Lời mỏ đầu của BIT mẫu xuất hiện khái niệm phát triển bền vững và nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm không gian cho các quy định phục vụ mục tiêu công cộng. Định nghĩa về nhà đầu tư, khoản đầu tư và các tiêu chuẩn đối xử đều được bó hẹp lại. Khoản đầu tư phải có các yếu tố như: có cam kết về vốn, tiến hành trong một thời gian nhất định, có kỳ vọng về lợi nhuận, có khả năng gặp rủi ro và có đóng góp cho sự phát triển của nước nhận đầu tư. Chỉ những nhà đầu tư có hoạt động thực chất tại Ấn Độ mới được bảo hộ theo hiệp định. Các tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng, đốỉ xử tối huệ quốc và điều khoản “cái ô” đều bị lược bỏ. BIT mẫu chỉ giữ lại quy định về nghĩa vụ bảo vệ an ninh vật chất của nhà đầu tư (không bao gồm an ninh pháp lý), nghĩa vụ không từ chối cho hưỏng công lý, không vi phạm quy trình hợp lý, không phân biệt đối xử, không đối xử lạm dụng và nghĩa vụ đối xử quốc gia. Trong khi đó, các điều khoản về tịch thu tài sản và nhất là tịch thu gián tiếp được quy định chi tiết hơn. BIT mẫu cũng đưa vào các điều khoản ngoại lệ nhằm bảo vệ các lợi ích công cộng, về giải quyết tranh chấp, BIT mẫu có quy định nhà đầu tư phải sử dụng hết biện pháp trong nước trước khi khởi kiện ra trọng tài quốc tế. Tóm lại, BIT mẫu của Ấn Độ đã có nhiều quy định bảo đảm sự tự do điều tiết hoạt động đầu tư nước ngoài của nhà nước trong khi bảo hộ quyền của nhà đầu tư.

Hiện nay, Ấn Độ đã ký kết BIT với Campuchia trên cơ sở BIT mẫu (theo Prime Minister’s Office: Cabinet approves Bilateral Investment Treaty between India and Cambodia to boost investment). Ngoài ra, Ấn Độ cũng sử dụng BIT mẫu làm cơ sở đàm phán các chương đầu tư trong các FTA.

 

Thứ hai, ta tìm hiểu về kinh nghiệm đầu tư nước ngoài của quốc gia Trung Quốc.

3. Bối cảnh quốc gia Trung Quốc

Vào ngày 15/3/2019, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài của nước Công hòa nhân dân Trung Quốc (viết tắt Luật ĐTNN), thay thế ba luật hiện hành. Đó là Luật doanh nghiệp liên doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài, Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Luật hợp đồng kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Luật Đầu tư nước ngoài ra đời trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trong giai đoạn giảm sút tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái biến đồng lớn, dự trữ ngoại tệ giảm, thị trường bất động sản bất ổn, một số doanh nghiệp FDI chuyển về nước hoặc sang nước khác.

Trong tình trạng số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc được coi là không đáng tin cậy, một số nhà kinh tế thế giới thông qua nghiên cứu điều kiện tăng trưởng như hệ số tiêu hao năng lượng, tín dụng doanh nghiệp đã nhận định: Trung Quốc đang đối mặt với giai đoạn tăng trưởng rất thấp, chỉ 1-2%/năm với hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là lần sụt giảm tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi Ngân hàng quốc gia Trung Quốc phải bơm hàng nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2018 đạt 135 tỷ USD, tăng 3%, thấp hơn mức 7,9% của năm 2017 và 4,1% của năm 2016. Nhà kinh tế học Anh Diana Choyleva dự báo: tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống mức thấp hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Luật Đầu tư nước ngoài ra đời khi Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quan hệ quốc tế, nổi bật là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ở vào giai đoạn gay cấn. Đầu tư và thương mại quốc tế có quan hệ hữu cơ với nhau, hình thành mối quan hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu giữa hai quốc gia. Chiến lược đầu tư và thương mại của các nước lớn thay đổi tùy thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia trong từng giai đoạn. Từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới thì quan hệ Mỹ - Trung về thương mại và đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối xu hướng phát triển kinh tế thế giới.

Năm 1979 hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng từ mức 5,7 tỷ USD năm 1989 lên 7,4 tỷ USD năm 1992, 19,1 tỷ USD năm 2001 và 69,7 tỷ USD năm 2008; trong cùng thời kỳ, của Trung Quốc sang Mỹ tăng từ 12 tỷ USD lên 25,7 tỷ USD, 102,7 tỷ USD và 337,7 tỷ USD. Xuất siêu của Trung Quốc với Mỹ năm 2008 là 235 tỷ USD.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quan hệ thương mại song phương vẫn phát triển. Năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 659,4 tỷ USD. Trung Quốc nắm giữ khoảng 1,8 nghìn tỷ USD nợ quốc gia Mỹ, hơn 20 nghìn doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư tại Trung Quốc.

Với phương châm: “Nước Mỹ trước hết” Tổng thống Donald Trump đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Ngày 22/3/2018 Tổng thống Mỹ đã ra lệnh áp dụng mức thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc, là "một phản ứng đối với các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc trong những năm qua", bao gồm cả hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp thuế 25% đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành, 15% đối với trái cây, hạt và ống thép. Ngày 5/4/2018, D. Trump đã ra lệnh đánh thuế bổ sung đối với 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ cuối năm 2018 đã diễn ra nhiều vòng đàm phán thương mại giữa hai nước nhưng hai bên còn bất đồng nhiều nội dung quan trọng; do đó, ngày 10/5/2019 Mỹ nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD và đang xúc tiến quy trình áp thuế 25% lên khoảng 325 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Luật Đầu tư nước ngoài ra đời trong giai đoạn quan hệ Mỹ- Trung liên tục được điều chỉnh, thăng trầm theo thời gian, lúc căng thẳng, lúc lắng dịu, khó dự báo triển vọng trong ngắn hạn; bởi vì như một số chuyên gia kinh tế đã bình luận, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay chỉ là bề nổi của tảng băng, có liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng như quyền sở hữu trí tuệ, tỷ giá hối đoái giữa USD với Nhân dân tệ, trợ giá đối với doanh nghiệp nhà nước; thực chất là mâu thuẩn lợi ích giữa hai quốc gia kể từ khi Trung Quốc có sức mạnh kinh tế đủ thách thức Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

 

4. Nội dung chủ yếu của Luật đầu tư nước ngoài quốc gia Trung Quốc

Điểm nổi bật của Luật đầu tư nước ngoài là quy định cấm các hành vi cưỡng ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc. Đây là câu trả lời của Trung Quốc trước các áp lực và cáo buộc về việc hành xử không theo thông lệ quốc tế và hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ mà theo đánh giá của Mỹ, mỗi năm thiệt hại đến trăm tỷ USD.

Luật đầu tư nước ngoài gồm 6 chương đề cập tới những vấn đề như xúc tiến đầu tư, bảo hộ đầu tư, quản lý đầu tư nước ngoài của Chính phủ và trách nhiệm pháp lý. Luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh hoạt động đầu tư của các cá nhân, công ty và tổ chức nước ngoài, bao gồm cả liên doanh giữa nước ngoài với công ty Trung Quốc.

Điều 22 của Luật đầu tư nước ngoài quy định:“Chính phủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư và các công ty nước ngoài. Các tổ chức Trung Quốc không được sử dụng các biện pháp hành chính để bắt buộc chuyển giao công nghệ”.

Luật đầu tư nước ngoài kỳ vọng giải quyết được những mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài như xử lý vấn đề tài sản trí tuệ, yêu cầu các công ty nước ngoài hợp tác với một công ty địa phương và tình trạng trợ cấp thiên vị cho các công ty Trung Quốc. Luật cũng sẽ giải quyết tình trạng ưu ái các công ty Trung Quốc trong việc trao hợp đồng và tình trạng buộc các công ty nước ngoài phải trao các bí mật công nghệ như một vé vào cổng thị trường lớn của Trung Quốc.

Luật đầu tư nước ngoài cũng có các điều khoản ngăn cấm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 48 lĩnh vực như thị trường đánh cá, nghiên cứu gen, giáo dục tôn giáo, phương tiện truyền thông, phát sóng truyền hình…

Đối với lĩnh vực tài chính, Luật đầu tư nước ngoài tiếp tục đưa ra các quy định riêng đối với công ty nước ngoài khi đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Luật đầu tư nước ngoài quy định Chính phủ có quyền kiểm soát cổ đông nước ngoài nếu như lợi ích công bị đe dọa, kiếm tra doanh nghiệp nước ngoài nếu như hoạt động của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Luật đầu tư nước ngoài quy định: nếu bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào đưa ra lệnh cấm mang tính phân biệt đối xử lên hoạt động đầu tư Trung Quốc thì Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp đáp trả tương xứng.

Liên quan đến việc Trung Quốc ban hành Luật đầu tư nước ngoài có hai điều cần được các nhà làm luật nước ta lưu ý: 1) Chỉ trong thời gian ba tháng thay vì vài ba năm như trước đây. Trong thế giới đầy biến động khó lường thì việc điều chỉnh luật pháp của mỗi quốc gia là cần thiết để ứng phó kịp thời và có kết quả với bối cảnh mới về chính trị và kinh tế toàn cầu. Mỹ và các quốc gia phương Tây tiếp cận cách xây dựng luật pháp như vậy, do đó có khi trong một ngày đã ban hành luật mới chỉ với một vài nội dung cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và nhiều luật khác nhưng phải mất nhiều năm mới được Quốc hội thông qua, trong khi cuộc sống đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn. 2) Có hiệu lực từ đầu năm 2020 mà không cần nghị định, thông tư hướng dẫn. Đây cũng là điều mà Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng để không kéo dài tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành nhưng vì chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn nên vẩn chưa điều chính được hoạt động kinh tế- xã hội.

 

5. Pháp luật Trung Quốc về đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc phải tuân thủ các chính sách và quy định pháp luật của nước này (theo Calvin s Goldman QC, The Foreign Investment Regulation Review, 5th edition, 2017, p.55). Những luật quan trọng nhất điều chỉnh vấn đề đầu tư nước ngoài của Trung Quốc là các luật về loại hình đầu tư (doanh nghiệp có 100% vốh đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh vốn cổ phần, doanh nghiệp Hên doanh hợp tác,...) cùng các văn bản hưóng dẫn; luật chuyên ngành về một số lĩnh vực đầu tư như viễn thông, hàng không dân dụng, in ấn; luật về mua bán - sáp nhập, kiểm soát an ninh và luật cạnh tranh.

Chính sách của Trung Quốc về đầu tư nước ngoài tiêu biểu là Danh mục hướng dẫn công nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó phân loại các ngành công nghiệp ở Trung Quốc thành các nhóm “ưu tiên”, “hạn chế’ và “cấm” đốì với hoạt động đầu tư nước ngoài. Những ngành công nghiệp không được liệt kê trong Danh mục được xem là những ngành cho phép đầu tư nước ngoài.

Quyền và lợi ích của nhà đầu tư được bảo hộ theo các luật về loại hình doanh nghiệp. Các luật này quy định Chính phủ Trung Quốc sẽ thông thường không áp đặt các biện pháp quốc hữu hóa hay tịch thu tài sản, hoặc nếu có thì các biện pháp này phải tuân theo quy trình hợp lý và nhà đầu tư phải được bồi thường. Nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các chính quyền địa phương có thể hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc trao quyền sử dụng đất, cung cấp các khoản ưu đãi về thuế....

 

 

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).