Mục lục bài viết
1. Giới thiệu khái quát
Edwin Chadwick kính cẩn nghiêng mình trước bàn hương án hiệu dụng và tính kiên trì của ông trong tư cách một công chức hoàn hảo tạo ra nhiều tác dụng có ảnh hưởng sâu rộng đối với chính sách kinh tế, xã hội Anh. Chadwick luôn nhúng tay vào chiếc bánh của những người theo chủ nghĩa can thiệp từ năm 1830 đến 1890.
Tính cách độc đoán của Chadwick khiến ông bị nhiều người ghét, nhưng người ta hầu như không thể nghi ngờ về nghị lực vô biên của ông. Tích cực tham gia vào việc thiết kế và bổ sung quyền lập pháp kinh tế, xã hội Anh trong hơn 30 năm, Chadwick có công làm động lực dẫn đến nhiều cải tiến trong Luật Tế bần, cung cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, y tế công cộng, phục vụ công dân, kiến trúc học đường, giáo dục trẻ em bần cùng và nhiều chương trình khác. Với Bentham, ông cũng là một người đề xướng hàng đầu trong “nguyên tắc cạnh tranh” có được sự hồi sinh trong thời đại của chính chúng ta. Thế nhưng, không như Mill, ông ít có tín nhiệm như một “nhà kinh tế học nghiêm túc”. Cùng với sự tín nhiệm này, những người viết tiểu sử của ông gần như xem ông là luật sư và công chức. Chính vì điều này, hoàn toàn không thể tìm thấy bất kỳ ai trong thế kỷ 19 nhìn thấy rõ ràng hơn ông tính đa dạng và loại vấn đề kinh tế mà người ra chính sách hiện đại đang đương đầu.
2. Chadwick - sự kết hợp giữa Pháp luật và Kinh tế học
Chadwick học ngành luật, nhưng ông từ bỏ cuộc đời của một luật sư để chọn nghề công chức. Ông đồng cảm với “thế giới quan” của Bentham, nhất là đối với thuyết lập pháp của ông đặt nền tảng trên thuyết Hiệu dụng. Ông cũng thông thạo kinh tế học Ricardo. Di sản tri thức này củng cố thêm nhận thức của Chadwick rằng sáng kiến cá nhân là động lực chính của tiến bộ xã hội. Trong suốt đời mình ông luôn lên tiếng bênh vực cho nguyên tắc này và thường ủng hộ sự thay đổi trong cấu trúc xã hội hiện hữu để gìn giữ vai trò tự do của sáng kiến cá nhân.
Những gì Chadwick mang đến cho phái Bentham là thiên tài quản lý lấp đầy khoảng trống giữa thuyết Hiệu dụng và thông lệ công chức. Thuyết lập pháp của Bentham dựa trên sự phủ nhận thuyết nhận dạng tự nhiên quyền lợi cá nhân và công ích của Adams Smith và sự thay thế bằng các công cụ định chế nhằm mang lại sự nhận dạng quyền lợi nhân tạo. Quan điểm của ông là phải sắp xếp nghĩa vụ và hình phạt bằng cách loại bỏ hay ít nhất thủ tiêu cái động cơ đưa đến cái hại chung qua hành động cá nhân hay xí nghiệp. Nhưng sự bổ sung thực tế của quan điểm này đòi hỏi phải nhận thức rõ về công ích. Quan điểm cá nhân của Bentham cho rằng công ích là tổng các quyền lợi cá nhân chất đầy những khó khăn phân tích vì liên quan đến những so sánh hiệu dụng-giữa cá nhân với nhau (xem Chương 6). Trái lại, Chadwick định nghĩa công ích theo nghĩa tính hiệu quả kinh tế: Bất cứ điều gì giảm bớt sự lãng phí kinh tế phải được tìm thấy trong công ích. Dưới khẩu hiệu này, Chadwick tán thành cải cách hành chính bao quát trong sự đưa ra cả công ích và quyền lợi cá nhân.
Có lẽ ví dụ nhằm minh họa tiếp cận của Chadwick đối với cải cách định chế thông qua sự vận dụng-khuyến khích. Đặt nặng việc cải thiện hệ thống vệ sinh, qua đó giảm bớt tử suất trong số tội phạm ở Anh khi chở họ sang úc, Chadwick lưu ý chính phủ Anh phải trả phí tổn thống nhất cho thuyền trưởng các tàu khi chuyên chở tù nhân đi khỏi một cảng của Anh. Dĩ nhiên, thuyền trưởng nhận thấy họ có thể tôi đa hóa lợi nhuận bằng cách chở càng nhiều tù nhân càng tốt miễn sao họ được an toàn mà không gây nguy hiểm cho tàu và tối thiểu hóa phí tổn (lương thực và nước uống, v.v...) đôi. với tù nhân trên đường đi. Tỉ lệ sống sót của tù nhân qua hệ thống khuyến khích này thấp hơn 40%, bất kể lời yêu cầu nhân đạo khẩn thiết cải thiện điều kiện vệ sinh. Sau khi đánh giá tình hình, Chadwick thay đổi hệ thống chi trả sao cho thuyền trưởng nhận được lệ phí cho mỗi tù nhân còn sống khi đến Úc.Trong một thời gian ngắn, tỉ lệ Sống sót tăng thật ấn tượng đến 98 % (“Opening Address”). Tất cả những gì cần thiết là phải làm cho thuyền trưởng có động cơ bảo vệ hàng hóa của mình - vì thế tạo ra sự nhận dạng nhân tạo giữa công ích (nghĩa là sự an toàn của tù nhân) và quyền lợi cá nhân (nghĩa là lợi nhuận của người chủ tàu).
3. Kinh tế học Tội phạm, Tòa án và Cảnh sát
Thuyết Hiệu dụng của Bentham cũng cung cấp nền tảng tâm lý cho thuyết hành vi con người của Chadwick, điều đó nói rõ trong đề xuất của Chadwick năm 1829 để thành lập lực lượng cảnh sát đô thị ở thành phố London. Báo cáo của Chadwick về cảnh sát, chuẩn bị cho ủy ban chọn lọc của Sir Robert Peel, là thành công xuất sắc của nguyên tắc Bentham và cũng là cỗ xe hiệu quả giới thiệu “nguyên tắc dự phòng” của Chadwick, trở thành nền tảng cho nhiều cải cách sau này của ông. Theo nguyên tắc này, cách bảo đảm nhất giảm lãng phí không phải làm giảm tính không hiệu quả theo thực tế mà phải giữ cho chúng không xuất hiện lần đầu tiên. Chadwick là người cuồng tín đối với nguyên tắc dự phòng, ông luôn ngụ ý rằng biện pháp dự phòng thường đi kèm với kinh tế học tiền tệ rộng lớn.
4. Hành vi Tội phạm
Chadwick là người tin tưởng nhiệt thành vào tính ưu việt của nghiên cứu thống kê, ông thường tiến hành “điều tra hiện trường” về tính chất vấn đề cần phải có giải pháp hành chính. Cách đặt vấn đề trực tiếp của ông về tội phạm tạo ra mô tả sơ lược hành vi như sau: ông biết kẻ cắp thiếu kiên nhẫn với lao động đều đặn, không thích sử dụng cơ bắp, thích nhàn hạ, không dễ gì làm thoái chí với mức răn đe hình phạt, giá trị toàn cảnh là sự thành công “liên tục”. Tóm lại, Chadwick nghĩ rằng tội phạm đã chọn lựa hợp lý trên cơ sở mức thu nhập tiền bạc liên quan đến sự chọn “nghề” của họ. Câu trả lời điển hình của Chadwick từ điều tra hiện trường là sự hỏi vặn của một người Pháp trước câu hỏi tại sao ông lại chọn đời sống của một tội phạm. Tù nhân đáp lại:
“Tôi luôn giữ mình trong giới hạn điều độ: tuy nhiên trong cương vị một kẻ trộm cắp tôi thừa nhận mình có 18 quan một ngày. Nhưng nếu sống bằng nghề thợ~may trước đây tôi chỉ kiếm được 3 quan. Tôi nói cho anh biết - các anh có lương thiện sống bằng thu nhập ấy hay không?” (“Preqis,” trang 391). Chadwick kết luận rằng cá nhân tính toán lợi ích và phí tổn khi can' phạm vào các hành động phi pháp, và khi thu được bất kỳ chiến lợi phẩm, thì lợi nhuận dự tính sẽ nhỏ hơn xác suất bị bắt và kết án. Ông không phủ nhận khẳng định trước đây của Bentham và nhiều người khác rằng sự thỏa hiệp giữa tính chất khắt khe của hình phạt và sự không chắc chắn của nó, nhưng nghiên cứu của Chadwick phủ nhận tầm quan trọng của hình phạt nghiêm khắc như một biện pháp ngăn chặn tội phạm. Nghiên cứu thực nghiệm của ông giúp ông tin hai thực tế quan trọng: (1) quản lý cảnh sát hiện hữu và luật học đặt phí tổn rủi ro kết hợp với tội phạm ở mức rất thấp, mặc dù hình phạt rất nghiêm khắc, và (2) xác suất cao của việc bị bắt và kết án là cái ngăn chặn tội phạm hiệu quả hơn.
5. Tính hiệu quả của cảnh sát
Chadwick nhất mực cho rằng phòng chống tội phạm là trách nhiệm chung của cảnh sát và công chúng, nhưng ông hướng sự chú ý của mình vào cải cách hành chính làm cho cảnh sát trở thành một lực lượng phòng chống hiệu quả hơn. Đề xuất của ông vấp phải vấn đề đền bù cho cảnh sát, kinh tế học quản lý và đổi mới công nghệ.
Chadwick nhận thấy sự kết hợp mật thiết giữa chất lượng thi hành luật pháp và sự đền bù cho những người thực thi. Ông nhận thấy lương cảnh sát ở Anh quá thấp cũng như khuyến khích kẻ trộm càng ngày để ý đến tài sản có giá trị cao hơn:
“Sao cho tiền thưởng lớn đưa ra khi tìm được vật” (.Preventive Police, trang 254).
Giải pháp cho vấn đề lương là phải đặt lương cảnh sát trên sức sản xuất, nhưng Chadwick không thể nghĩ ra một tiến trình hoạt động cho việc làm này vì không có khả năng đánh giá những dịch vụ phòng chống thực sự. Như là một giải pháp tốt thứ hai ông cho rằng việc điều chỉnh tiền lương dựa trên sự so sánh tội phạm liên can trong quyền xét xử của cảnh sát với tội phạm liên can trong những quyền xét xử khác nơi mà tài sản trong tình thế tương tự. Sự thiếu chính xác do sự khác biệt giữa tội phạm thực tế và tội phạm theo báo cáo hoặc trong tỉ lệ tội phạm báo cáo, dĩ nhiên, vẫn còn tồn tại trong một hệ thống như thế, và như Chadwick công nhận, duy nhất chỉ cải thiện được trong việc tập hợp và tính chính xác trong dữ liệu tội phạm có thể chỉnh sửa những khiếm khuyết này.
Đối với hầu hết các vấn đề kinh tế học quản lý, Chadwick là nhân vật theo chủ nghĩa tập quyền. Ông nhất mực nói đi nói lại sự đáng mong muốn về một cơ quan do trung ương quản lý trong việc tập hợp và phân phát dữ liệu tội phạm, kể cả mô tả tài sản bị mất cắp. Trong hàng ngũ của cơ quan rằng nơi nào sự cản trở mang tính khách quan, thì hiệu quả tối đa ở nơi đó sẽ được tăng cường bằng sự phân tán địa lý các “đầu vào” phòng chống, về mặt vật lý, dập tắt đám cháy dễ hơn (do đó giảm bớt thiệt hại tài sản) nếu phát hiện và dập tắt được tiến hành ngay sau khi cháy. Sự hợp nhất giữa cảnh sát và lực lượng PCCC vì thế bố trí nhiều nhân viên ở hiện trường hơn, do đó giảm được thời gian chậm trễ trong việc phát hiện và dập tắt đám cháy. Chadwick quan niệm dựa trên hiệu lực của một nguyên tắc khoa học: “Hiệu lực của một người trong dịch vụ chữa cháy ở trong vòng 2 dặm còn đáng giá hơn 4 người ở cách đó 34 dặm, bằng 6 người ở cách đó 1 dặm, và bằng 8 người ở cách đó 2 dặm (“Police and the Extinction of Fires,” trang 426). Lợi ích bổ sung của sự hợp nhất sẽ là tính hiệu quả được cải thiện trong việc tìm ra khí argon. Chadwick xem khí này không phải là kết quả không đáng kể, vì dự đoán đáng tin cậy có thể dập tắt số vụ cháy cố tình trong đô thị London chiếm đến 1/3 tổng số.
Một số đề xuất của Chadwick để nâng cao xác suất bắt giữ tội phạm mang tính chất đổi mới mà không cần công nghệ dưới dạng phải thêm vốn đầu tư. Ví dụ, ông ủng hộ việc thay thế sĩ quan đồng phục bằng mật thám mặc thường phục, thay đổi cuộc tuần tra của lực lượng tuần tiễu để phát hiện kẻ trộm tiềm năng. Ông cũng tán thành việc sử dụng đèn đường nhiều hơn và tốt hơn như vật ngăn chặn tội phạm. Nhưng trong khả năng tưởng tượng, Chadwick dự đoán sử dụng ô tô tuần tiễu trong khi thực thi luật hiện đại. Ông mô tả đề xuất khiêm tốn nhất của mình như sau:
“Trong tư cách một người được ủy quyền điều tra tổ chức nhiều ảnh hưởng, tôi đề xuất một người tuần tra chạy xe ba bánh cùng với hai người khác trang bị súng lục. Người tuần tra bằng xe ba bánh sẽ đi tuần mỗi giờ tám dặm thay vì ba dặm. Sẽ không nghe tiếng chân bước, người tuần tra cứ làm thinh đi khắp các quận ngoại ô. Nếu nhận thấy có ai đó bị mắc bẫy và chạy trốn, người tuần tra tăng tốc xe ba bánh để đuổi theo và bắt kịp họ, vì xe ba bánh hiện nay đạt đến vận tốc có thể là 18 dặm/giờ. Từ hai người trở lên khả năng khó trốn gia tăng {Tricycles, trang 435).