1. Làm giả chứng từ kế toán phạm tội gì?
Trả lời:
Chị bạn đã phạm tội giả mạo trong công tác. Căn cứ vào quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017, quy định như sau:
Điều 359. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
Như vậy, trường hợp của chị gái thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 365 nói trên. Cụ thể, chị gái bạn đã thực hiện các hành vi "Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn". Thêm vào đó, tại điểm c khoản 2 tại Điều 365 nói trên thì chị gái bạn đã thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần. Nên chị bạn sẽ phải ngồi tù với thời gian là từ ba đến mười năm.
>> Xem thêm: Sử dụng bằng đại học giả bị xử phạt như thế nào? Làm giả bằng cấp phạm tội gì?
2. Làm giả giấy tờ, hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp?
Tư vấn:
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp, bạn nói thì mặc dù người bạn làm không vì mục đích cá nhân, đơn thuần là nhận lệnh từ sếp. Hiện tại, công an còn đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, tuy nhiên vì bạn không được biết về việc thực hiện hành vi lừa đảo của anh A, không có sự câu kết với anh A để thực hiện hành vi trên cho nên sẽ không bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặc dù vậy, với hành vi làm giả giấy tờ để đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể bị truy cứu TNHS về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Bởi vì, xét theo phương diện pháp luật, bạn là người trực tiếp soạn thảo, kí xác nhận vào biên bản họp để thành lập chi nhánh của công ty tại Hưng Yên với tư cách là Thư ký khi mà bạn không hề biết là cuộc họp này có diễn ra hay không mặc dù bạn là người phải biết.
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, bạn có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi trên. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự rồi mới đưa ra phán quyết đối với hành vi phạm tội của bạn.
>> Tham khảo: Làm giả giấy khai sinh bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị đi tù không?
3. Tội làm giả giấy tờ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
1.Căn cứ vào Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm....
Như vậy hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cấu thành tội phạm khi hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Với quy định đó của pháp luật thì chỉ dừng lại ở mục đích của hành vi là che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân mà chưa thể hiện là việc che dấu đó để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hay thực hiện hành vi mà pháp luật không cấm hoặc có lợi cho xã hội. Nghĩa là có hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và mục đích là để che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cấu thành của tội phạm này không đòi hỏi chủ thể phải có mục đích nhằm lừa dối " cơ quan, tổ chức hoặc công dân" thì mới cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên theo thông tin bạn đưa ra thì bạn của bạn thực hiện hành vi này không nhằm mục đích lừa dối đối với các chủ thể khác. Hành vi của bạn của bạn chưa đủ cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
2. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì người bạn của bạn thực hiện hành vi môi giới bán lúa giống cho hợp tác xã, theo Điều 150 Luật Thương mại năm 2005 có quy định như sau:
Điều 150. Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Như vậy hành vi mua bán hàng hóa này để xác định được có phải là môi giới trong mua bán hàng hóa hay không thì phải căn cứ vào: chủ thể thực hiện hành vi môi giới bắt buộc phải là thương nhân (quy định như trên); việc thực hiện hành vi môi giới phải lập thành hợp đồng môi giới ( pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng); bên môi giới thực hiện công việc nhất định (ví dụ: tìm kiếm khách hàng, cung cấp thông tin, giới thiệu hai bên được môi giới và khách hàng gặp mặt,...). Như vậy có thể thấy rằng bạn của bạn không phải thực hiện hoạt động môi giới. Trường hợp của bạn không phải hoạt động môi giới trong thương mại.
Đồng thời loại hàng hóa mà bạn của bạn bán cho hợp tác xã là giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì giống cây trồng được bảo hộ, việc bạn của bạn tự ý bán và không có nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm như vậy là vi phạm quy định tại Điều 188 và Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 88/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng cụ thể:
Điều 188. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:
1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;
2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.
Điều 186. Quyền của chủ bằng bảo hộ
1. Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật này.
3. Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Chương XV của Luật này.
Như vậy giống lúa đó đã được đăng kí bản quyền nên khi bạn của bạn thực hiện hành vi tự ý mua, bán thì hành vi này thuộc vào quy định tại Khoản 1 Điều 188 ( như trên). Đối với hành vi vi phạm này sẽ bị xử lí như sau:
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được giải quyết theo những biện pháp khác nhau. Do thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa rõ ràng và cụ thể bạn có thể tham khảo thêm trong Chương XVII và Chương XVIII của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
>> Xem thêm: Làm giả bảng lương để vay vốn ngân hàng bị phạt tù hay phạt tiền?
4. Vô tình giúp làm giả giấy tờ cho cấp trên có phạm tội?
Em trai em chỉ nghĩ là tại vì bản scan quá mờ, cấp trên muốn lưu lại bản nét hơn nên mới thực hiện, cũng không nhận bất cứ tiền hay gì từ cấp trên, cũng không phải do ép buộc. Sau đó vài hôm em trai em có hỏi bên bộ phận bán hàng thì mới biết là mình vừa giúp cấp trên phạm pháp. Giờ cấp trên của em trai em đang bị truy tố, liệu em trai em có bị coi là đồng phạm không. Em trai em chỉ bị phạt hành chính hay sẽ bị phạt tù?
Em xin cảm ơn Luật sư.
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ pháp lí: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Như vậy, đông phạm là việc hai người trở lên cố ý cùng thực hiện phạm tội. Người này biết việc làm của người kia làm và biết được nó có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, em bạn không hề biết việc làm của sếp em bạn là trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên đó chỉ là lời của em bạn không có căn cứ nào chứng minh là em bạn không hề biết gì về việc này vì vậy rất có thể em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm cụ thể là người thực hành.
5. Làm giả hồ sơ nhân công có phạm luật?
Trả lời:
Hành vi của kế toán trong trường hợp này vi phạm vào tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu
Thứ nhất, đối với hành vi làm giả giấy tờ, thì theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 bạn của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm....
Vậy dựa vào tính chất và mức độ thiệt hại và nguy hiểm của hành vi tòa án sẽ đưa ra mức phạt cho các đối tượng trong khung hình phạt như trên.
Thứ hai, theo quy định của BLHS tại Điều 20 về Đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp bạn nói thì 1 kế toán và kế toán trường cùng làm thì họ và đồng phạm trong việc thức hiện hành vi còn hai kế toán kia biết mà không thông báo thì được xem là không tố giác tội phạm
Vậy hai kế toán biết sự việc nhưng không thông báo hay tố giác hành vi phạm pháp thì chỉ bị cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, dựa vào tính chất, mức độ của hành vi và thiệt hại mà hành vi không tố giác gây ra.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.