1. Lãnh đạo
Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu về lãnh đạo hay một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, tưu chung lại nhà lãnh đạo hay lãnh đạo được hiểu như sau:
Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự.
Lãnh đạo được hiểu là người định hướng cho những cá nhân trong một tập thể làm điều đúng đắn và đem lại lợi ích chung. Họ biết cách kết nối các thành viên cùng nhau khám phá, tìm tòi và xây dựng một tầm nhìn đầy cảm hứng, sáng tạo nên những chiến lược mới.
Đảm nhận vị trí lãnh đạo, với tư cách là đại diện của một nhóm hoặc một tổ chức, nhà lãnh đạo cần có đủ bản lĩnh trong việc vạch ra phương án tối ưu và biết chịu trách nhiệm với những sai lầm. Lãnh đạo được xem là hiện thân của sự năng động, đầy thú vị và truyền cảm hứng.
Trên thực tế, một nhà lãnh đạo hiệu quả là người thực hiện những điều sau:
– Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai
– Tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người
– Quản lý phân phối tầm nhìn
– Huấn luyện và xây dựng đội ngũ để đạt được tầm nhìn
2. Chiến lược lâu dài của người lãnh đạo
Ta có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Chiến lược liên quan đến các định hướng lớn, tạo ra những kết quả to lớn tại những khu vực quan trọng và then chốt trong dài hạn, có sự tích lũy kế thừa, mà kết quả này chỉ có thể có được từ hoạt động nhất quán, tập trung. Sự nhất quán và tập trung là cần thiết, vì nguồn lực không phải là vô hạn. Như vậy, chiến lược thể hiện rõ sự ưu tiên. Nếu cùng làm tất cả những điều "quan trọng" thì đó không phải là chiến lược với đúng ý nghĩa của nó.
Chiến lược cũng mang ý nghĩa "bức tranh lớn" tổng quan, trong đó các thành phần tạo ra giá trị tổng hợp lớn hơn giá trị của từng thành phần riêng lẻ.
Xây dựng tiềm lực thành công là mục đích chính của chiến lược. Điều này có nghĩa là thành công không phải là điều chắc chắn khi thực hiện một chiến lược, mà chỉ là có khả năng thành công cao hơn mà thôi. Tiềm lực thành công không chỉ là những nguồn lực vật chất mà còn là những tiền đề ý thức (ví dụ như kiến thức hiểu biết, văn minh chung, văn hóa chung, sự đoàn kết cùng hướng về một mục đích,...).
Người lãnh đạo mong muốn lựa chọn phương thức lãnh đạo nào và phương thức nào có thể được lựa chọn trong thực tế? Đối với người quản lý mà nói, điều này trên thực tế cũng chính là quyết định nên tiến hành quản lý như thế nào.
Khi đưa ra một sự chọn lựa như vậy, người ta cần phải xét đến các nhân tố như người lãnh đạo, cấp dưới và môi trường xung quanh.
Ông Tannenbaum và Schmidt cho rằng, trong khi giám đốc bận rộn với công việc nghiệp vụ và các vấn đề thường ngày thì khoảng trống thời gian để họ lựa chọn các mô thức lãnh đạo là rất có hạn.
Bởi vì, họ chịu sự ràng buộc của các nhân tố và các điều kiện của ba mặt kề trên và trong một thời gian ngắn, họ không thể thay đổi được những điều kiện đó. Song, xét về lâu dài, khi giám đốc chuyển từ việc thiết kế chiến thuật sang suy nghĩ chiến lược thì họ có thể tránh được sự ràng buộc của rất nhiều yếu tố kể trên ở mức độ nào đó. Ví dụ: Trong một thời gian dài, giám đốc có thể bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng mới của mình để thay đổi những điều kiện của mình, có thể đào tạo, bồi dưỡng cấp dưới để họ tự mình thay đổi những điều kiện của bản thân họ.
Trong khi làm như vậy, giám đốc vẫn phải đối mặt với một vấn đề mang tính thách thức là phải xác định vị trí của mình trong mô thức lãnh đạo. Câu trả lời của vân đề này phụ thuộc vào mục tiêu mà họ lựa chọn.
3. Khái quát về Tannenbaum và Schmidt
Robert Tannenbaum đỗ cử nhân và tiến sĩ ở Học viện Quản lý Công thương nghiệp thuộc Đại học California và đã giảng dạy ở đây một thời gian dài.
Ông còn là giáo sư về phát triển hệ thống nhân tài, đồng thời là cố vấn cho các doanh nghiệp ở Mỹ và các nước khác. Ngoài việc đưa ra phương pháp phân tích giàu tính sáng tạo về lý luận lãnh đạo, ông còn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu với kết quả xuất sắc về vấn đề rèn luyện tính nhạy cảm và phát triển tổ chức.
Ông đã có rất nhiều luận văn, đồng thời hợp tác với một số người khác xuất bản cuốn “Lãnh đạo và tổ chức: Một phương pháp của khoa học hành vi” vào năm 1967.
Ông Warren H. Schmidt đã cộng tác với Robert Tannenbaum trong nhiều năm.
Ông Warren H. Schmidt là giáo sư về hành chính học, là cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, đã từng phát biểu nhiều luận văn trên các tạp chí khoa học - kỹ thuật và năm 1970 đã xuất bản cuốn “Lĩnh vực mới của tổ chức và quan niệm về giá trị con người”.
Trong quá trình phát triển của lý luận và thực tiễn quản lý, việc nghiên cứu vấn đề lãnh đạo bao giờ cũng chiếm vị trí rất quan trọng và nổi bật. Rất nhiều học giả và người làm công tác thực tế đã tổng kết, phân tích, thảo luận các khía cạnh của vâh đề lãnh đạo từ nhiều góc độ khác nhau như quyền lực và ảnh hưởng của nó; quyết sách, chế độ và hệ thống lãnh đạo; vai trò, tính chất, chức năng của lãnh đạo; cá tính, nhân cách, sự tu dưỡng và sức mạnh của người lãnh đạo; tài năng và nghệ thuật lãnh đạo; hành vi lãnh đạo; mô thức lãnh đạo; cá nhân và quần thể; sự khích lệ; vấn đề ủy quyền; trao đổi thông tin, các kênh thông tin.
Hai ông đã nghiên cứu việc phân loại, lựa chọn các mô thức lãnh đạo khác nhau, và khoảng tháng 3 - 4 năm 1958 đã công bố luận văn “Làm thế nào để lựa chọn mô thức lãnh đạo?” trên tập san “Bình luận thương mại Harvard”.
Lần đầu tiên, hai ông đã lấy mức độ người lãnh đạo vận dụng chức quyền và mức độ cấp dưới được hưởng quyền tự chủ làm đặc trưng cơ bản để sắp xếp, miêu tả mô thức lãnh đạo khác nhau, đồng thời phân tích những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phương thức lãnh đạo và phương pháp lựa chọn mô thức lãnh đạo.
Do khi nghiên cứu tác phong và phương thức lãnh đạo, hai ông đã thoát khỏi khuynh hướng “lưỡng cực hóa”, sử dụng ý tưởng về tham số cơ bản tiệm tiến, thống nhất để phản ánh tính đa dạng của những mô thức lãnh đạo tương đối thiết thực với cuộc sống, không khẳng định một cách đơn giản mô thức nào là đúng, mô thức nào là sai.
Lý luận này được mọi người chú ý và nhanh chóng trở thành lý luận “kinh điển” trong việc nghiên cứu vấn đề lãnh đạo của các doanh nghiệp và các loại tổ chức khác, chiếm một vị trí bền vững trong lịch sử phát triển của tư tưởng quản lý. Năm 1973, Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt đã bổ sung, sửa đổi lý luận của những người đi trước, nêu bật tác động qua lại giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, giữa tổ chức và môi trương xung quanh, làm cho lý luận của mình ngày càng trở nên năng động, giàu sức sống, đồng thời phản ánh được bước phát triển mới của thực tiễn quản lý.
4. Khảo sát về mục tiêu giám đốc của Tannenbaum và Schmidt
Nói chung, khi xem xét sự phát triển lâu dài, hơn một nửa số giám đốc tỏ ra thích thú với những mục tiêu dưới đây:
- Nâng cao mức độ khích lệ đối với công nhân viên.
- Làm cho công nhân viên vui vẻ tiếp nhận cải cách.
- Cải tiến chất lượng ra quyết định của người quản lý các cấp.
- Tăng cường tinh thần tập thể, cùng nhau hợp tác và nâng cao tinh thần làm việc của họ.
- Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân công nhân viên.
Trong thời gian gần đây, người la đã tuyên truyền quá nhiều về mục tiêu lâu dài, làm cho các nhà quản lý cảm thấy khó lòng thích ứng và nhàm chán.
Nhưng thực tế đã chứng minh rằng phương thức lãnh đạo nâng cao vị trí cấp dưới một cách thích đáng sẽ có lợi cho việc thực hiện những mục tiêu lâu dài.
Đương nhiên, nói như vậy không có nghĩa là giám đốc phải từ bỏ mọi quyền quyết định, giao hết cho cấp dưới. Việc giao quá nhiều quyển tự chủ và tự do cho cấp dưới sẽ dẫn đến những băn khoăn và lo lắng không có lợi cho công việc và những mục tiêu đã định. Nhưng những suy nghĩ này không được cản trở việc giám đốc từng bước mở rộng quyền tự chủ và mức độ tự do cho cấp dưới đê’ không ngừng đưa ra những yêu cầu mới đối với cấp dưới của mình.
5. Điều lưu ý của người lãnh đạo đối cới Tannenbaum và Schmidt
Qua quá trình nghiên cứu nói trên, Tannenbaum và Schmidt để ra 2 điều cần đặc biệt chú ý là:
Thứ nhất, một người lãnh đạo thành công phải nhạy cảm với những nhân tố ảnh hưởng đến hành động của mình trong thời điểm nào đó, hiểu biết một cách chính xác về mình, về tập thể và mỗi cá nhân do mình lãnh đạo cũng như môi trường tổ chức (doanh nghiệp) và môi trường xã hội ở thời điểm đó.
Thứ hai là, một người lãnh đạo thành công phải biết căn cứ vào quan điểm và nhận thức nói trên để xác định phương thức hành động của mình. Nếu cần ra lệnh thì phải ra lệnh. Nếu cần dành cho công nhân viên quyền tham gia ý kiến và quyền tự chủ thì phải tạo cơ hội cho họ.
Do đó, không thể quy kết một cách giản đơn rằng người giám đốc thành công là người lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn hay người lãnh đạo buông lỏng quản lý. Đặc điểm chung mà họ cần phải có là khả nàng đánh giá chính xác những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến quyết sách trong các tình huống khác nhau và căn cứ vào đó để xác định phương thức lãnh đạo của mình và lựa chọn hành động tương ứng trong thực tế.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)