1. Các yếu tố cấu thành của Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Chương XVI - Các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật Hình sự năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tội này được cấu thành bởi các yếu tố sau:

 

1.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm được định nghĩa là các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại. Các mối quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ bao gồm: Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; Quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Quan hệ sở hữu; Quan hệ hôn nhân và gia đình; Sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; Trật tự quản lý kinh tế, và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức thuộc sự điều chỉnh của Luật hình sự.

Khách thể của tội phạm gồm: Khách thể chung, khách thể loại và khác thể trực tiếp của tội phạm.

Khách thể chung là tổng hợp các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ được Luật hình sự bảo vệ. Khách thể chung của Luật hình sự gồm toàn các mội quan hệ xã hội nêu trên, được luật hoá tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Khách thể loại là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ. Các khách thể loại này là cơ sở để xây dựng lên các tội phạm thuộc cùng một chương trong bộ Luật Hình sự. Ví dụ: Nhóm các quan hệ về sở hữu - Có Chương XVI - Tội xâm phạm về sở hữu; Các quan hệ về an ninh quốc gia - Có chương XIII - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Khách thể trực tiếp của tội phạm là mối quan hệ xã hội bị trực tiếp từng hành vi phạm tội cụ thể vi phạm.

Ví dụ: Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản có khách thể là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

 

1.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm các yếu tố sau: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Đối với tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, mặt khách quan của tội phạm thể hiện như sau:

Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối có thể là cung cấp thông tin không đúng sự thật, làm giả giấy tờ, tài liệu, hoặc dựng hiện trường giả, hoàn cảnh giả  để người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Mục đích của việc dùng các thủ đoạn gian dối này là nhằm chiếm đoạt tài sản - dịch chuyển trái phép tài sản của người khác thành của mình. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt: Từ hai triệu đồng trở lên.

Hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội: Gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị hại.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: Nguyên nhân phát sinh hậu quả (thiệt hại về vật chất và tinh thần) là từ hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản mà ra. 

 

1.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm gồm các yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm. Xét trong Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản: Người thực hiện hành vi mang lỗi cố ý trực tiếp - nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. 

Nhìn chung, về mặt ý chí người thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng chủ đích hướng tới việc "biến" tài sản của người khác thành của mình. Thông qua việc lên kế hoạch gian dối - để tạo niềm tin - trước khi chiếm đoạt được tài sản.

 

1.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm. 

Đối với hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, chủ thể thực hiện hành vi là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Cụ thể, đối với Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đặt ra là từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi sẽ không phải là chủ thể của tội này.

 

2. Hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản từ 17 tỷ đồng bị xử lý thế nào?

2.1. Người thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bị truy cứu thế nào?

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản chiếm đoạt từ 17 tỷ đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4. Cụ thể:

Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên có thể đối diện với án phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài việc phải trả lại tiền cho người bị hại, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, cầm làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

2.2. Khi nào bị coi là đồng phạm trong tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản?

Đồng phạm, theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự được hiểu là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Ở những người đồng phạm nổi bất lên đặc điểm là có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Người đồng phạm bao gồm Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

Trong Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, những người được coi là đồng phạm là những người cố ý cùng nhau thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: A, B, C bàn bạc với nhau chiếm đoạt số tiền của D - đang đầu tư bất động sản. A là người thực hành tiếp cận, làm quen với D. B, C hỗ trợ tạo dựng cho A hoàn cảnh giàu có thông qua việc thuê xe sang, nhà đẹp, làm trợ lý cho A và thực hiện các hành vi khác nhằm khiến D tin tưởng A là nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Sau khi D chuyển tiền đầu tư cho A lên đến 5 tỷ đồng thì A, B, C đã chiếm đoạt số tiền đó và bỏ trốn. Trong trường hợp trên, A, B và C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, trong đó A là người thực hành còn B, C là đồng phạm với vai trò là người giúp sức.

Lưu ý: Trường hợp chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì mọi cáo buộc đối với một cá nhân về việc họ thực hiện hành vi này, hành vi kia là vi phạm pháp luật đều có thể bị coi là Vu không và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác (Điều 155); Tội vu khống (Điều 156). 

Bài viết trên đây được phân tích dựa trên quy định pháp luật và không nhằm tới bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Nếu có vướng mắc, vui lòng mời quý bạn đọc liên hệ tổng đài tư vấn trực tuyến 19006162 để được hỗ trợ giải đáp. Xin trân trọng cảm ơn!