Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP mục 3 phần I: Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội:

3.1. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 247 đến Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015 mà cáchành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó không bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội theo điều luật có quy định tội nặng hơn. Ví dụ: Một người trồng cây thuốc phiện (đã được giáo dục nhiều lần và đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc trồng có số lượng từ 500 cây đến 3.000 cây), sau đó lại tiến hành sản xuất trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 (tội sản xuất trái phép chất ma túy nặng hơn tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).

3.2. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều luật khác nhau, từ Điều 247 đến Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015 mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) nếu các tội phạm đó bằng nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội được thực hiện đầu tiên theo tội danh tương ứng.

Đối với người thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất matúy để sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự năm 2015.

3.3. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại các điều từ Điều 247 đến Điều 252 của Bộ luật hình sự năm 2015 mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập theo điều luật tương ứng. Ví dụ: Một người mua bán trái phép hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn có hành vi sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 và tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 248 Bộ luật hình sự năm 2015.

3.4. Việc xác định các tội bằng nhau, nặng hơn hoặc nhẹ hơn được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2, mục 2, phẩn II Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

3.5. Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật (Điều 194 (nay là các Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc Điều 253 hoặc Điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015) thì cần phân biệt như sau:

a) Trường hợp một người chỉ thực hiện một trong các hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 (nay là các Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015) hoặc Điều 253 hoặc Điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh về hành vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng. Ví dụ: một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015.

b) Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự 1999 (nay là các Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015) hoặc Điều 253 hoặc Điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015, mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và chỉ phải chịu một hình phạt. Ví dụ: Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là mua bán, vận chuyển tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015 và chỉ phải chịu một hình phạt.

c) Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các hành vi đó độc lập với nhau, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội độc lập mà người ấy đã thực hiện. Khi xét xử, Tòa án áp dụng Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 để quyết định hình phạt chung.

Ví dụ: Một người mua bán một loại tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và bị bắt, khi khám nhà phát hiện người đó còn tàng trữ một loại tiền chất khác nhưng không nhằm mục đích để mua bán. Trong trường hợp này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người đó bị xử phạt mức hình phạt tương ứng đối với từng tội và sau đó quyết định hình phạt chung cho cả hai tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015.