Trả lời:
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
+ Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp tiền chất ô bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưdi đất, để trong vali, hoặc cho vào thùng xăng xe...) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bấthợp pháp tiền chất từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy...; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện...; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần, nuốt vào bụng...; có thể để trong hành lý như vali, túi xách...) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:
- Bán tiền chất cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Mua tiền chất nhằm bán cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Xin tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Dùng tiền chất để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy tiền chất nhằm bán lại cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Tàng trữ tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;
- Vận chuyển tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt... tiền chất của người khác đê dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người tàng trữ, vận chuyển, mua bấn hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích để sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy. Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 253 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
Ngoài ra còn 2 điều kiện sau:
+ Đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Tiền chất có trọng lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với thể rắn, 75 mililit đến dưới 300 mililit đối với thể lỏng.
Trong thực tế, người phạm tội có thể thực hiện riêng biệt, độc lập một trong các hành vi nêu trên nhưng cũng có thể thực hiện đồng thời nhiều hành vi. Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi (hoặc tàng trữ, hoặc mua bán, vận chuyển...) thì họ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng hành vi mà họ đã thực hiện.
>> Xem thêm: Danh mục các tiền chất ma túy áp dụng theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP