1. Hộ gia đình là gì?

Hộ gia đình là một nhóm người chung sống với nhau và cùng huyết thống. Hộ gia đình chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, các thành viên trong gia đình có sự gắn kết với nhau về mặt pháp luật và được ghi nhận trong sổ hộ khẩu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ là những người có tài sản chung dùng để điều chỉnh các hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.

Khi tham gia quan hệ pháp luật, các thành viên của hộ gia đình sẽ được xem xét dựa theo từng địa điểm và ý chí đã được nêu ra. Hộ gia đình sử dụng đất được hiểu là những quan hệ pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét về mặt thời gian để xác định thành viên có quyền lợi và nghĩa vụ với quan hệ đang phát sinh. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho họ, thành viên của hộ là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và các chủ thể trong hộ gia đình hiện nay đều có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm cụ thể khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận và nhận chuyển quyền sử dụng đất.

>> Xem thêm: Hộ gia đình là gì? Trách nhiệm của thành viên hộ gia đình?

 

2. Mã số hộ gia đình là gì?

Mã số hộ gia đình là mã số mà cơ quan bảo hiểm cấp cho mỗi hộ gia đình cụ thể, mã số đó được gọi là mã số bảo hiểm xã hội của gia đình.

Tại các thủ tục hành chính, có những thủ tục phải thực hiện dựa trên hình thức hộ gia đình. Ví dụ, khi các chủ thể tham gia bảo hiểm y tế, thành viên phải thực hiện dựa theo chính sách mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Theo quy định của Pháp luật, tại mục 10, mẫu TK-TS cho biết chủ thể là người yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội phải sử dụng mã số, điền mã số hộ gia đình đã được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho. Vì thế, khi muốn điều chỉnh thông tin liên quan, chủ thể phải đến bảo hiểm xã hội và chỉ được điều chỉnh với đối tượng biết đến mã số hộ gia đình.

 

3. Mã số hộ gia đình không phải là số sổ hộ khẩu?

Mã số hộ gia đình và số sổ hộ khẩu là hai mã số khác nhau. Mã số hộ gia đình gắn liền với mã bảo hiểm xã hội, còn số sổ hộ khẩu gắn với thông tin kê khai nhân khẩu. 

 

4. Mã hộ gia đình dùng để làm gì?

Mã hộ gia đình được yêu cầu khi chủ thể muốn tham gia theo cá nhân hay hộ gia đình sẽ tra cứu được những thông tin liên quan cụ thể đến quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình, thời gian đóng bảo hiểm và điều chỉnh thông tin có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

>> Xem thêm: Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình và những điều cần biết về pháp lý?

 

5. Tra cứu mã số hộ gia đình.

Để thực hiện các thủ tục như đã nói ở bên trên, chủ thể tham gia cần có mã số của hộ gia đình được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp. Và mã số này có được khi chủ thể tiến hành thủ tục tra cứu mã số hộ gia đình.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình mới nhất 

 

6. Hướng dẫn tra cứu mã số hộ gia đình.

Để tra cứu mã số hộ gia đình, chủ thể là những  người lao động thực hiện tra cứu mã số bảo hiểm xã hội. Thông tin sẽ yêu cầu cả mã số hộ gia đình của đối tượng đó. Dưới đây là các bước tra cứu online trên trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

- Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Trước khi thực hiện tra cứu mã số hộ gia đình, chủ thể tham gia thực hiện truy cập vào cổng thoogn tin theo đường link: https: //baohiemxahoi.gov.vn/. 

Mã số hộ gia đình là gì? Hướng dẫn Tra cứu mã số hộ gia đình nhanh nhất?

Trên giao diện của cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, click vào ô " TRA CỨU TRỰC TUYẾN".

- Bước 2: Tại mục Tra cứu trực tuyến, nhấn chọn "Tra cứu mã số BHXH" ngay ở dòng đầu tiên trong danh sách.

Mã số hộ gia đình là gì? Hướng dẫn Tra cứu mã số hộ gia đình nhanh nhất?

- Bước 3: Thực hiện việc nhập thông tin cần thiết cho mỗi mục:

Tại giao diện này, chủ thể điền thông tin của mình như đã đăng ký khi tham gia bảo hiểm xã hội. Thực hiện click vào ký hiệu tam giác ngược để có nhiều dữ liệu về Tỉnh/TP, Quận/ Huyện, Phường/ Xã, Thôn/ Xóm. Chủ thể nhập CCCD, CMND, Hộ chiếu; thông tin cá nhân: Họ tên và ngày tháng năm sinh. Mọi thông tin chủ thể nhập yêu cầu phải chính xác và trùng khớp với những thông tin đã được đăng ký trước đó.

Mã số hộ gia đình là gì? Hướng dẫn Tra cứu mã số hộ gia đình nhanh nhất?

Lưu ý: Các mục có dấu sao màu đỏ * , chủ thể bắt buộc phải nhập dữ liệu để truy xuất thông tin. Các dữ liệu nhập càng đầy đủ và chi tiết, việc truy xuất thông tin mã số hộ gia đình càng dễ dàng và nhanh chóng.

- Bước 4: Điền mã số BHXH

Điền mã số BHXH nếu các chủ thể đã có, sau đó click chọn vào ô "Tôi không phải người máy" để xác minh thông tin. Xong thao tác này, chủ thế kích chọn vào mục "Tra cứu" là bắt đầu quá trình tra cứu.

Mã số hộ gia đình là gì? Hướng dẫn Tra cứu mã số hộ gia đình nhanh nhất?

- Bước 5: Click chọn "Tra cứu" để tra cứu kết quả:

Khi thông tin của chủ thể đã hợp lệ, hệ thống sẽ tự trả  bảng kết quả cho quý vị. Trường hợp khi các thông tin điền chưa đúng hoặc chưa đủ,  chủ thể tham gia sẽ nhận được những lời nhắc và hoàn thành thông tin còn thiếu để nhận lại kết quả.

- Bước 6: Nhận kết quả hoặc tra cứu lại nếu không nhận được kết quả.

Thông tin nhập chính xác, chủ thể sẽ nhận được kết quả hiển thị ngay bên dưới là mã số BHXH và mã số hộ gia đình khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp không truy xuất được kết quả do nhập sai dữ liệu hoặc thoogn tin tham gia bảo hiểm xã hội đang trong quá trình cập nhập, chủ thể kích chuột chọn " Nhập lại" và hoàn thành đúng lại những dữ liệu đã đăng ký. Nếu chủ thể không rành công nghệ có thể nhờ sự trợ giúp của cơ quan bảo hiểm xã hội, đơn vị công tác, Ủy ban nhân dân xã, đại lý thu bảo hiểm,...để xác minh mã hộ gia đình.

 

7. Vai trò và ý nghĩa khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là biện pháp bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của các chủ thể là người lao động khi các đối tượng này giảm hoặc mất thu nhập vì lý do sức khỏe: ốm đau, bệnh tật; các rủi ro về tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở họ đóng  vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Vai trò của bảo hiểm xã hội:

  • Ổn định cuộc sống của các chủ thể là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, trợ giúp các chủ thể lao động khi gặp rủi ro trong cuộc sống, giúp họ sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu và có một chút vốn để dưỡng già hoặc ổn định cuộc sống.
  • Thực hiện hiệu quả chính sách Bảo hiểm xã hội đặc biệt là chế dộ hưu trí nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống của các chủ thể hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.
  • Góp phần ổn định và nâng cao chất lượng hoạt động lao động, bảo đảm sựu bình đẳng về vị thế xã hội của các chủ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội, tránh phân biệt giàu nghèo. Bên cạnh đó giúp thúc đẩy phát triển sản xuất.
  • Là công cụ của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng và hợp lí giữa các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. Thể hiện sự bình đẳng giữa mọi chủ thể là con người, không ai bị bỏ lại phía sau. Không những thế giúp giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Quyền lợi của các chủ thể được bảo hiệm xã hội bảo đảm dựa vào mức độ đóng góp của các chủ thể khi tham gia bảo hiểm theo quy định của Pháp luật. Trên phương thức đó, các chủ thể khi tham gia đóng bảo hiểm mới được hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại.

Trên đây là những thông tin về Mã số hộ gia đình là gì? Hướng dẫn tra cứu mã số hộ gia đình mà Luật Minh Khuê đã cùng bạn tìm hiểu. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp khi liên hệ: 1900.6162 . Luật Minh Khuê rất mong sẽ giải quyết mọi vướng mắc của bạn. Trân trong cảm ơn bạn đã đón nhận bài viết của chúng tôi.