1. Bài thu hoạch là gì?

Bài thu hoạch được hiểu là bản tự tổng kết, tự nhìn nhận của bản thân đã cảm nhận, được tích góp, đã học được những gì sau chuyến đi thực tiễn, sau những buổi học, việc viết bài thu hoạch là một bài tập rất thường xuyên.

Theo đó thì bài thu hoạch sau một chuyến đi thực tế, trải nghiệm thăm quán chính là việc giúp chúng ta nhìn nhận lại những thông tin, kiến thức mà chúng ta tiếp nhận học hỏi được sau chuyến đi thực tế đó. Tinh thần của một bài thu hoạch chính là vũ khí khiến bài viết của học viên trở lên sâu sắc, có tác động mạnh mẽ và gây ấn tượng cho người đọc, đem lại đánh giá cao từ người hướng dẫn cho bài thu hoạch của học sinh. 

 

2. Một số mẫu bài thu hoạch cho chuyến đi thực tế, trải nghiệm, thăm quan. 

2.1 Mẫu 1: Bài thu hoạch thăm quan về nhà máy thủy điện Hòa Bình

BÀI THU HOẠCH

Đi tham quan về nhà máy thủy điện Hòa Bình

 

1. Giới thiệu về nhà máy. 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng từ năm 1979 đến năm 1994  tại tỉnh Hòa Bình trên Sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam nước ta. Đây là nhà máy do Liên Xô viện trợ và hỗ trợ xây dựng, hướng dẫn vận hành, là biểu trưng cho tình hữu nghị keo sơn giữa Việt Nam và Liên Xô.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xây dựng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên sông Đà thuộc địa phần miền Bắc của Việt Nam. Từ năm 1994 đến năm 2012, thủy điện Hòa Bình là công trình nhà máy thủy điện lớn nhất tại Đông Nam Á. Công trình thủy điện Hòa Bình chính thức khởi công vào ngày 6/11/1979. Trải qua 15 năm xây dựng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của hàng nghìn cán bộ, tư vấn thiết kế, kỹ sư và các chuyên gia hàng đầu, đến ngày 20/4/1994, nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động.

Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình được thiết kế đa chức năng, trong đó vừa sản xuất điện năng phục vụ cho sự phát triển của kinh tế, xã hội, vừa đóng vai trò trị thủy sông Đà, chống lũ lụt và phục vụ đời sống của người dân địa phương. Với ý nghĩa và vai trò quan trọng, Thủy điện Hòa Bình được ca ngợi là “công trình Thế kỷ” của Việt Nam

2. Một số công trình của nhà máy thủy điện Hòa Bình

Đập đất đá: Đặt đức đá có khối lượng 22 triệu m³, Chiều dài là 743m, chiều cao là 128m, chiều rộng là 15m, chiều rộng chân đập là 900m.

Công trình xã chàng chống lũ của nhà máy: Là đập bê tông cao 70m, chiều rộng là 160m, có hai tầng: tầng dưới có 14 cửa xả với kích thước là 6x10m và tầng trên có sáu cửa xả với kích thước 15x15m

Cửa nhận nước: Cửa nhận nước của nhà máy có chiều cao là khoảng 70m, chiều dài là khoảng 204 mét, chiều rộng là 27m gồm có tám ống dẫn nước vào tám tổ máy, đường kính của mỗi ống nước là 8m với độ dốc là 45.

3. Nhiệm vụ của nhà máy thủy điện Hòa Bình

3.1. Phòng chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ

Với sức chứa nước lớn của sông Đà, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã có thể ngăn chặn được trận lũ lớn hồi tháng 8/1997 ( cơn lũ với lưu lượng 22.650 m³/s)

3.2. Cung cấp điện 

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được thiết kế với 8 tổ máy, công suất lắp đặt đạt 1.920MW. Trải qua nhiều năm vận hành, đến ngày 24/5/2016, nhà máy đã đạt sản lượng điện lên tới 200 tỉ kWH để cung cấp cho mạng lưới điện quốc gia

 Đây là sản lượng điện rất lớn mà đến nay chưa có bất cứ nhà máy thủy điện nào tại Việt Nam đạt được. Đến tháng 4/2018, sản lượng điện của thủy điện Hòa Bình vượt mốc 220 tỉ kWh, đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành điện lực Việt Nam.

Ngày 10/1/2021, Tập đoàn điện lực Việt Nam chính thức khởi công công trình mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Mục tiêu nhằm tăng công suất phủ đỉnh cho mạng lưới điện quốc gia. Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa nguồn nước xả thừa vào mùa lũ hàng năm của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện tại để phát điện.

Công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được đầu tư lên đến 9.220 tỉ đồng. Quy mô gồm 2 tổ máy, mỗi tổ thiết kế đạt 240 MW. Theo dự kiến, quý III/2024 sẽ phát điện ở tổ máy số 1 và tổ máy số 2 tiến hành phát điện vào quý VI/2024

3.3. Cung cấp nước tưới tiêu chống hạn cho đồng bằng Bắc Bộ

Đập thủy điện Hòa Bình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nước cho vùng hạ lưu, trong đó có cả đồng bằng sông Hồng. Công trình này vừa điều tiết mực nước sông và vừa để nước mạnh ra xa, làm tăng diện tích canh tác cho người dân ven biển.

4. Cảm nhận của bản thân.

Thông qua chuyến đi tham quan về nhà máy thủy điện Hòa Bình vào ngày 20 tháng 03 năm 2023 giúp cho bản thân em có thêm hiểu biết về nhà máy thủy điện Hòa Bình, biết về lợi ích mà nhà máy thủy điện Hòa bình đem lại cho người dân xung quanh khu vực cũng như là đối với mạng lưới điện quốc gia. Với chuyến đi tham quan thực tế này thì chúng em vô cùng thích thú, và cảm thấy trải nghiệm này có ích trong quá trình học hỏi và phát triển của chúng em. 

Không chỉ được tìm hiểu về nhà máy thủy điện mà sau chuyến đi thực tế một phần nào đó khiến em được giảm bớt những căng thẳng trong quá trình học tập và rèn luyện. 

>> Xem thêm: Những đối tượng nào được hưởng tiền Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ?

 

2.2 Mẫu 2:  Thu hoạch tham quan bảo tàng Hà Nội

BÀI THU HOẠCH

Tham quan bảo tàng Hà Nội

1. Giới thiệu về bảo tàng Hà Nội. 

Dự án xây dựng bảo tàng Hà Nội nằm trong chuỗi những công trình xây dựng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội như công viên Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ, cầu Vĩnh Tuy… Bảo tàng được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2008 và khánh thành vào ngày 6/10/2010, đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội.

Từ năm 2010 đến nay, bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày rất nhiều tài liệu và hiện vật ghi đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, giáo dục của thủ đô Hà Nội qua ngàn năm tồn tại. Có thể nói, bảo tàng Hà Nội là nơi tái hiện rõ nét bề dày 1000 năm lịch sử của thủ đô Hà Nội. 

2. Kiến trúc và cảnh quan

Bảo tàng Hà Nội được xây dựng với kiến trúc hiện đại nhất với đó là tòa nhà hình vuông, tâm nhĩ tròn trung tâm liên kết một cấp vào với ba cấp triển lãm. Chúng được bố trí khi các sân thượng chiếu xa hơn trên mỗi tầng cao hơn, tạo thành một kim tự tháp ngược. Đây chính là sự khác biệt tạo nên điểm nhấn cho Bảo tàng Hà Nội. Du khách khi đến bảo tàng sẽ đến các cấp trên thông qua một đường dốc xoắn ốc. Là đặc điểm nổi bật, đoạn đường nối mang đến những góc nhìn vào sảnh vào và khu vực triển lãm.

Khuôn viên của bảo tàng vô cùng rộng lớn, có cây xanh tạo bóng mát, vườn hoa cây cỏ tạo lối đi và đài phun nước ngay sảnh chính để du khách thoải mái tản bộ, thỏa sức ghi lại những khoảng khắc ấn tượng cùng bảo tàng Hà Nội.

Trên tầng 1 của bảo tàng là gian khánh tiết, trưng bày mô hình cột chạm hình rồng thời Lý và các tư liệu và hiện vật thời Lý – Trần – Lê. Trên tầng 2 là khu trưng bày các hiện vật tự nhiên vô cùng sinh động như bộ xương rùa Hồ Gươm, tiêu bản tôm Hồ Tây, các bức hình về cảnh sắc cùng với là cuộc sống của con người Hà Nội. Đi tiếp lên tầng 3, du khách sẽ được nhìn ngắm những hiện vật cổ xưa như trống đồng, tiền đồng, các bình gốm sứ cổ, ngà voi, tượng rồng, tượng rùa đá… Tầng 4 cũng là tầng cuối cùng của bảo tàng Hà Nội được trung bày những bức tranh, bức ảnh về thủ đô Hà Nội xưa và nay. Ngoài ra còn có phòng hội nghị, phòng nghiên cứu, văn phòng và thư viện

Hiện bảo tàng sở hữu hơn 10.000 hiện vật và tư liệu liên quan đến thủ đô ngàn năm văn hiến cùng với đó là một số lượng lớn cổ vật từ cả nước đang được trưng bày trong bảo tàng như bát, bình hoa và các công cụ lao động để phục vụ du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

3. Cảm nhận của bản thân. 

Bảo tàng Hà Nội là một trong những địa điểm đáng đến thăm khi đến Hà Nội, bởi nơi đây còn lưu trữ những cổ vật lịch sử từ hàng ngàn năm, cũng như là có trang trí những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Sau khi đi tham quan bảo tàng lịch sử thì giúp chúng ta có thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc, cũng như là có một nơi thanh bình để nhìn nhận những giá trị văn hóa Việt. 

 

>> Xem thêm: Vé tham quan có được dùng để thanh toán thay hóa đơn được không?

 

3. Hướng dẫn viết bài thu hoạch sau chuyến đi thực tế, trải nghiệm, thăm quan

Khi bắt đầu viết một bài hay một nội dung thu hoạch thì bạn cần phải tìm hiểu thật nghĩ về những thông tin và vấn đề mà mình đang dự tính viết. Bạn có thể tìm hiểu vào trọng tâm, chuyên sâu hơn về chủ đề đó. Từ đó, quá trình làm bài thu hoạch của bạn sẽ đỡ khó khăn, bế tắc về các luận điểm hay luận cứ. 

Theo đó thì bài thu hoạch cần có những nội dung như sau:

  • Phần mở đầu: có thể nêu lý do chọn vấn đề, đề tài cho bài thu hoạch
  • Phần thân bài:  Thân bài sẽ là nơi trình bày của các luận điểm, luận cứ khác nhau để thể hiện một cách có hệ thống, logic và ngắn gọn về đề tài mà bạn chọn cho bài thu hoạch
  • Phần kết bài thì nêu lên ý kiến cảm nghĩ của bản thân về buổi đi thực tế đó. 

Bên cạnh đó cũng cần chú ý về hình thức của bài thu hoạch. Theo đó thì tên chủ đề phải được thể hiện ở chính giữa bài thu hoạch..... căn lề, cỡ chữ và font chữ sao cho phù hợp. Nói chung thì cần chú ý đến hình thức của một bài thu hoạch. 

>> Xem thêm: Kể về một chuyến tham quan hay nhất Văn mẫu lớp 6

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến viết thu hoạch cho buổi đi tham quan thực tế, trải nghiệm. Nếu các bạn có những thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 để được hỗ trợ.