1. Mẫu báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
>>Tải Ngay: Mẫu báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
BÁO CÁO
PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Quý .... năm 200......
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu | Số dư | Dự phòng cụ thể phải trích | Dự phòng chung phải trích |
Nợ nhóm 1: Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro | 0 | ||
Nợ nhóm 2: Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro | |||
Nợ nhóm 3: Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro | |||
Nợ nhóm 4: Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro | |||
Nợ nhóm 5: Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro | 0 | ||
Các cam kết ngoại bảng phân loại: a) Nhóm 1: b) Nhóm 2: c) Nhóm 3 : d) Nhóm 4: e) Nhóm 5: | 0 | 0 | |
Tổng cộng | |||
Tỷ lệ nợ xấu (NPLs)(**)/Tổng dư nợ(**) |
1. Dự phòng cụ thể còn thiếu (***):= Dự phòng cụ thể phải trích – Dự phòng cụ thể thực trích
2. Dự phòng chung còn thiếu: = (0,75% - tỷ lệ trích dự phòng chung thực trích trong quý ) x Tổng dư nợ, các khoản cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4
Chú ý: - Đối với khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, dự phòng cụ thể phải trích là dự phòng cụ thể được trích theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
- ** Không bao gồm các khoản cam kết ngoại bảng. - *** Chỉ áp dụng đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước.
......, ngày ..... tháng ...... năm 200.....
Người lập báo cáo | Người kiểm soát | Tổng giám đốc (Giám đốc) TCT |
(ghi rõ họ tên) | (ghi rõ họ tên) | (ghi rõ họ tên) |
2. Nợ và phân loại nợ
2.1 Nợ là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, khoản nợ là số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán, giải ngân từng lần (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có một thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo hợp đồng (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có cùng thời hạn, kỳ hạn trả nợ) đối với nợ mà khách hàng chưa hoàn trả.
2.2 Phân loại nợ
Việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng được phân thành 05 nhóm theo Điều 10 Thông tư 11/2012/TT-NHNN quy định:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nhóm nợ này có năng lực trả nợ tốt nhất, vì các khoản nợ chưa quá hạn. Hơn nữa, tình hình kinh tế của các bên nợ cho thấy việc các bên có thể hoàn trả đủ cả vốn và lãi.
- Nếu bên nợ trễ hạn dưới 10 ngày, nhưng vẫn có thể hoàn trả đủ cả lãi trễ và nợ gốc thì bên nợ cũng sẽ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Nhóm nợ này đã trễ hạn thanh toán tới 90 ngày theo hợp đồng tín dụng hoặc đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng cho phép trả nợ sau (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng đồng ý gia hạn thêm thời gian trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi tiền vay khi bên nợ không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn)
- Ngoài ra, một số khoản nợ thuộc nhóm nợ khác cao hơn, hoặc thấp hơn nhưng thỏa mãn các điều kiện như: Bên vay đã hoàn trả hết phần nợ gốc và lãi quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn sau từ ngày bắt đầu hoàn trả hết nợ gốc và lãi bị trễ hạn; hoặc có đủ chứng từ, hồ sơ xác nhận bên nợ đã thanh toán nợ; hoặc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở dữ liệu, chứng từ đánh giá khách hàng có năng lực trả đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Đây là nhóm khách hàng đã không trả nợ đúng hạn trong khoảng từ 91 đế 180 ngày, và khoản nợ của họ đã được điều chỉnh thời gian trả nợ bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, nhưng khoản nợ được gia hạn lần đầu vẫn còn trong thời hạn.
- Với nhóm này, bên nợ có thể được miễn hoặc giảm lãi nếu khách hàng không có khả năng trả đủ lãi theo thỏa thuận, trừ khi các khoản nợ thuộc lại có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau:
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
- Bên nợ không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ
- Khoản nợ mà việc cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Đây là nhóm khách hàng có uy tín rất kém khi đã trễ hạn trả nợ từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các bên nợ thuộc nhóm này đã được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, nhưng vẫn tiếp tục trễ hạn trả nợ đến 90 ngày đối với thời gian trả nợ lần đầu, nhưng vẫn tiếp tục trễ hạn trả nợ đến 90 ngày đối với thời gian trả nợ đã được cơ cấu lần đầu. Ngoài ra, nhóm nợ tiếp tục được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2 nhưng vẫn chưa trễ hạn cũng sẽ được phân loại vào nhóm 4.
- Một số khoản nợ phải thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết quả thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được cũng sẽ được phân loại vào nhóm 4.
3. Trích lập dự phòng, các loại quỹ trích lập dự phòng
Trích lập dự phòng là việc các chủ thể trích ra từ lợi nhuận sau thuế nhằm tính toán, dự trù cho những khoản chi phí phát sinh hoặc những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Mặc dù có thể không tính toán chính xác được các khả năng phát sinh hay mức độ thiệt hại từ các rủi ro trong tương lai nhưng việc trích lập dự phòng thực sự hiệu quả trong việc giải quyết phần nào hậu quả nếu những sự kiện đó thực sự xảy ra.
Tuỳ vào các cấp độ quỹ dự phòng mà có các quỹ dự phòng được trích lập sẽ có những tên gọi và "sứ mệnh" khác nhau. Cụ thể:
Ở cấp độ quốc gia - có Quỹ dự trữ quốc gia. Đây là quỹ dự phòng tài chính, được trích lập từ một phần tài sản của quốc gia nhằm mục đích dự phòng có các mục đích mang tầm chiến lược, quan trọng của cả dân tộc, đất nước như: Phòng ngừa, khách phục hậu quả do thiên tai; phục vụ an ninh, quốc phòng các nhiệm vụ khác của Nhà nước.
Ở cấp độ doanh nghiệp - có Quỹ dự phòng hoặc dự trữ (provision). Các loại quỹ dự phòng thường được doanh nghiệp trích lập gồm Quỹ dự phòng cho các khoản nợ khó đòi và Quỹ dự phòng cho các tổn thất chưa được xử lý. Mục đích khi lập ra các quỹ này là để đề phòng những tổn thất chưa xác định được trong tương lai.
Ngoài hai cấp độ nêu trên, quỹ dự phòng còn có thể trích lập ở cấp độ gia đình hoặc cấp độ cá nhân - đây chính là các khoản dự trữ trích từ thu nhập của các thành viên trong gia đình hoặc của cá nhân. Mục đích cũng để dự trù cho các tình huống phát sinh trong tương lai cần sử dụng tới tài chính.
>>Xem Thêm: Trích lập dự phòng là gì? Quy định trích lập dự phòng ngân hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: Mẫu báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.