Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp Hội đồng quản trị
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các nội dung cần có trong Biên bản họp Hội đồng quản trị như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số doanh nghiệp;
- Mục đích, chương trình và nội dung họp;
- Thời gian, địa điểm họp;
- Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;
- Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;
- Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
- Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
- Các vấn đề đã được thông qua;
- Họ, tên, chữ ký chủ toạ và người ghi biên bản.
…… Số /BB-HĐQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN …..
(V/v: Thay đổi thông tin đăng ký thuế của chi nhánh)
I. Thông tin Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT …………………
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ….. do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày …….
Địa chỉ trụ sở chính: .............................................................
Hôm nay vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày .... tháng .... năm 2017 tại trụ sở Công ty, Hội đồng Quản trị Công ty đã tổ chức phiên họp.
II. Thành phần tham dự
- Ông ……………..- Chủ tịch HĐQT
- Ông ………………- Thành viên HĐQT
- Bà ………………..- Thành viên HĐQT
Chủ trì: Ông ……………………………
Thư ký: Bà ………………………………
Số thành viên HĐQT có mặt: 03/03 thành viên, chiếm tỷ lệ 100% tổng số thành viên có quyền biểu quyết trong HĐQT.
Số thành viên HĐQT vắng mặt: Không
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, cuộc họp Hội đồng quản trị (HĐQT) đủ điều kiện tiến hành
III. Nội dung cuộc họp
- Thông qua việc thay đổi hình thức hạch toán của chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY ……….
IV. Thông qua việc thay đổi thông tin đăng ký thuế của chi nhánh
IV.1 Thông tin của chi nhánh
- Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY …………..
Mã số chi nhánh: …………………….
- Địa chỉ chi nhánh: ...................................................
IV.2 Nội dung thay đổi:
STT | Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế | |||||||||||
1 | Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính): Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………………………… Xã/Phường/Thị trấn: ………………………………………………. Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………... Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………… Điện thoại: …………………………………Fax: ………………….. Email: ………………………………………………………………… | |||||||||||
2 | Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh được dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì không cần kê khai nội dung này): …../…../……. | |||||||||||
3 |
| |||||||||||
4 | Năm tài chính: Áp dụng từ ngày …..…/..……. đến ngày …..…./.……. (ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán) | |||||||||||
5 | Tổng số lao động: ........................................ | |||||||||||
6 | Hoạt động theo dự án BOT/BTO/BT (có/không):........................... | |||||||||||
7 | Đăng ký xuất khẩu (có/không): …………………………………… | |||||||||||
8 | Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai): Tài khoản ngân hàng: ………………………………………………. Tài khoản kho bạc: …………………………………………………. | |||||||||||
9 | Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):
| |||||||||||
10 | Ngành, nghề kinh doanh/Nội dung hoạt động chính: …………….. |
Kết quả biểu quyết:
- Tán thành :................ thành viên HĐQT
- Không tán thành : Không
- Ý kiến khác : Không
V. Thời điểm thực hiện việc thay đổi: Kể từ ngày Sở kế hoạch đầu tư cấp Giấy xác nhận cho nội dung thay đổi
Kết quả biểu quyết:
- Tán thành : ............... thành viên HĐQT
- Không tán thành : Không
- Ý kiến khác : Không
THƯ KÝ ĐẠI HỘI .... | T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỌA .... |
Các vấn đề khác cần lưu ý trong cuộc họp Hội đồng quản trị:
1. Địa điểm họp: Trụ sở chính hoặc nơi khác
2. Điều kiện tiến hành cuộc họp hợp lệ:
Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Thành viên chỉ được ủy quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
- Triệu tập lần 1: Từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp;
- Triệu tập lần 2: Hơn 1/2 số thành viên Hội đồng quản trị dự họp. Triệu tập lần 2 được tiến hành trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn.
3. Biểu quyết thông qua
Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành. Nếu số phiếu biểu quyết ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch Hội đồng quản trị.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị của công ty cổ phần mới nhất
2. Hội đồng quản trị là gì?
Hội đồng quan trị công ty cổ phần là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có thể có từ 3 đến 11 thành viên, số lượng cụ thể tùy thuộc quy định của Điều lệ công ty.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị
Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị bao gồm:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.
4. Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị là gì?
Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị như sau:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!