Mục lục bài viết
- 1. Xử phạt hành chính là gì?
- 2. Các trường hợp được miễn giảm tiền xử phạt hành chính, thuế
- 2.1. Các trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính
- 2.2 Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt thuế TNCN
- 3. Mẫu đơn xin miễn giảm
- 3.1 Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt giao thông
- 3.2 Mẫu đơn đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế
- 3.3 Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt thuế
- 4. Thủ tục miễn, giảm tiền xử phạt
- 4.1 Thủ tục xin miễn, giảm tiền xử phạt VPHC
- 4.2 Trình tự, thủ tục xin miễn, giảm tiền xử phạt thuế
1. Xử phạt hành chính là gì?
- Vi phạm hành chính
Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 theo đó: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính".
Ví dụ minh họa về vi phạm hành chính: Chị B bán trái cây trên vỉa hè, tại nơi có quy định cấm bán hàng rong. Việc chị B bán trái cây là hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hành vi của chị B sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật.
- Vi phạm pháp luật thuế
Căn cứ dựa trên luật quản lý thuế 2019 quy định thì:
+ Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.
+ Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
2. Các trường hợp được miễn giảm tiền xử phạt hành chính, thuế
2.1. Các trường hợp miễn giảm tiền xử phạt hành chính
Căn cứ theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 cùng Nghị định 118/2021/NĐ-CP cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính sẽ được xem xét giảm mức xử phạt khi thuộc một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất: Có tình tiết giảm nhẹ Theo Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 118/2021, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền. Trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, người vi phạm sẽ được áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trong đó, các tình tiết giảm nhẹ được liệt kê cụ thể tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm: Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm;…
Thứ hai: Gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế Theo khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020 cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền sẽ được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt nếu có đủ các điều kiện sau:
– Với cá nhân: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi bị phạt tiền từ 02 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn. Tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do các nguyên nhân trên và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
– Với tổ chức: Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền khi bị phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên mà đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh. Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do các nguyên nhân trên và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cấp trên trực tiếp.
2.2 Trường hợp miễn giảm tiền xử phạt thuế TNCN
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. Lưu ý: Bất động sản do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, nếu chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì phải khai, nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai) giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
8. Thu nhập từ kiều hối bao gồm: Khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm: Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
15. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Các thu nhập giảm thuế TNCN
17. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
3. Mẫu đơn xin miễn giảm
3.1 Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt giao thông
Quý khách có thể tải Tải mẫu đơn miễn, giảm tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông dưới dây, hoặc soạn thảo trực tuyến, in ra để sử dụng trong những trường hợp cần thiết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN GIẢM TIỀN PHẠT GIAO THÔNG
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008,
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,
Căn cứ Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Kính gửi: Công an xã/huyện/tỉnh ........
Họ và tên: ........................... Sinh ngày: ..............................................
Chứng minh nhân dân số: ....... Ngày cấp: ......... Nơi cấp: .................
Hộ khẩu thường trú: ...........................................................................
Chỗ ở hiện tại: ....................................................................................
Tôi xin được tường trình sự việc như sau: .........................................
.............................................................................................................
Do đó, tôi nhận thấy hành vi .................... của mình có đủ điều kiện để được giảm nhẹ mức phạt tiền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xe xét giảm mức phạt xuống ...................
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3.2 Mẫu đơn đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế
Mẫu số: 01/MTCN
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ... |
....., ngày ... tháng... năm ... |
Kính gửi: ....(Tên cơ quan thuế)...
Tên người nộp thuế: ........................................................................................
Mã số thuế: ......................................................................................................
Địa chỉ nhận thông báo: ..................................................................................
Điện thoại: ……………………………………. E-mail: ..............................
Ngành nghề kinh doanh chính: ………………………………………………
...(Tên người nộp thuế)... đề nghị ....(Tên cơ quan thuế) .... miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 còn nợ theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 do phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020 với số tiền là: ... đồng (Viết bằng chữ:... đồng).
...(Tên người nộp thuế)... xin gửi kèm các tài liệu (nếu có):
(1) ..................
(2) ..................
(Ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao)
...(Tên người nộp thuế)... xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả sản xuất kinh doanh nêu trên./.
Nơi nhận: |
..., ngày... tháng ... năm... |
3.3 Mẫu đơn xin miễn giảm tiền xử phạt thuế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
..., ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ
Kính gửi: [1].....................
Tên người nộp thuế:............
Mã số thuế: ...............
Địa chỉ: .........................
Điện thoại................. Fax: ...................................... Email: ...................................
1. Căn cứ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: bị thiệt hại về vật chất trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế, cụ thể:
- [2] ............... bị thiệt hại vật chất do [3].............................;
- Địa điểm xảy ra: ..........................
- Thời gian xảy ra: ...............................
- Giá trị thiệt hại vật chất:............................:
- Giá trị thiệt hại được bồi thường ( nếu có): .............................
2. Tổng số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt ( nếu có) còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng: ........ đồng( bằng chữ)........., trong đó:
- Tiền phạt: ...................... đồng ( bằng chữ..........);
- Tiền chậm nộp tiền phạt;............... đồng ( bằng chữ.......).
3. Số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đề nghị được miễn; .................đồng( bằng chữ........), trong đó:
- Tiền phạt:............. đồng ( bằng chữ..........)
- tiề chậm nộp tiền phạt:............. đồng( bằng chữ)
4. Hồ sơ gửi kèm: [4]
a)...............
b).................
[2] .............. cam đoan số liệu, tài liệu và thông tin nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, số liệu đã khai./
..., ngày... tháng... năm...
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
( Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu( nếu có))
--------------------------
[ 1] Ghi tên người ban hành quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt
[2] Ghi tên người nộp thuế;
[ 3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 điều 3 của Luật Quản lý thuế;
[ 4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao
4. Thủ tục miễn, giảm tiền xử phạt
4.1 Thủ tục xin miễn, giảm tiền xử phạt VPHC
Bước 1: Để được miễn, giảm tiền phạt, người vi phạm chuẩn bị hồ sơ đề nghị gồm:
- Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, trong đó nêu rõ: Lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt; giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, chi phí chữa bệnh, bệnh hiểm nghèo và số tiền phạt đề nghị miễn, giảm (phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt);
- Trường hợp thiệt hại về tài sản, chữa bệnh được cơ quan bảo hiểm bồi thường (nếu có) thì phải kèm theo bản sao có xác nhận công chứng về bồi thường thiệt hại, về thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có);
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi làm việc. Trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ.
Bước 2: Gửi hồ sơ tới người đã ra quyết định xử phạt.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã quyết định xử phạt chuyển đơn kèm hồ sơ đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm biết. Nếu từ chối việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do. Khi đó người vi phạm có thể chuyển hướng sang xin hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định (theo Điều 76 Luật này).
4.2 Trình tự, thủ tục xin miễn, giảm tiền xử phạt thuế
– Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 37 về miễn giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế phải có đơn đề nghị miễn, giảm phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt và hồ sơ kèm theo gửi người ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế phải chuyển đơn kèm theo hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt để xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt
– Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt phải xem xét, quyết định miễn, giảm tiền phạt và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt biết; Trường hợp, người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt không đồng ý với việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
– Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đã hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi người vi phạm pháp luật về thuế gánh chịu những hình phạt hành chính nếu xuất hiện một trong số những tình tiết giảm nhẹ nêu trên thì tiến hành viết đơn đề nghị giảm mức phạt thuế. Đơn xin giảm mức phạt thuế là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Mọi vướng mắc, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến.