Tuy nhiên, cũng giống như người lao động, khi làm việc thì bất cứ ai cũng sẽ được nghỉ phép theo quy định. Để được nghỉ phép thì các cán bộ, công chức sẽ cần làm Mẫu đơn xin nghỉ phép. Vậy, mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chúc là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu đơn này và hướng dẫn soạn thảo một cách chi tiết nhất.

 

1. Đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức là gì?

Trong quá trình làm việc trên thực tế, bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cán bộ, công chức không thể tránh khỏi việc xin nghỉ phép. Và nhằm mục đích để được chấp nhận nghỉ phép, các chủ thể là những cán bộ, công chức sẽ phải viết đơn và gửi đến người có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công chức là mẫu đơn được cán bộ, công chức lập ra để nhằm mục đích xin được nghỉ phép. Mà cụ thể, nội dung trong mẫu đơn sẽ nêu rõ thông tin người làm đơn, thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ và nhiều thông tin khác.

 

2. Cán bộ, công chức được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

Quyền được nghỉ ngơi của cán bộ, công chức hiện nay đang được quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Luật cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung 2019) như sau:

"Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hằng năm, nghĩ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động."

Các Trường Hợp Nghỉ Hưởng Nguyên Lương: 

Căn cứ Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, công chức sẽ được nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng năm mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:

 

+ Nghỉ lễ, Tết

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Giỗ Tổ Hùng vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

 

+ Nghỉ hằng năm 

- 12 ngày làm việc: Người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đặc biệt, cứ 05 năm làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị thì số ngày nghỉ hằng năm của cán bộ, công chức sẽ tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Riêng trường hợp làm chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hằng năm được tính theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Ngày nghỉ hằng năm = [Ngày nghỉ hằng năm + ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)] : 12 x số tháng làm việc thực tế trong năm.

 

+ Nghỉ việc riêng (hưởng nguyên lương và phải báo với người sử dụng lao động)

- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.

Như vậy, nếu cán bộ công chức làm việc ở điều kiện bình thường thì thông thường sẽ được nghỉ phép năm 12 ngày làm việc và nghỉ lễ, Tết 11 ngày làm việc.

Các Trường Hợp Xin Nghỉ Không Hưởng Lương:

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động 2019, cán bộ công chức sẽ được xin nghỉ không hưởng lương trong các trường hợp sau:

- Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: Nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ công chức có thể thỏa thuận với cơ quan, đơn vị để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương của cán bộ, công chức. Nếu thỏa thuận được với cơ quan thì cán bộ công chức có thể được nghỉ không hưởng lương như theo thỏa thuận.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép, nghỉ việc, nghỉ học mới nhất 

 

3. Mẫu đơn xin nghỉ phép cho cán bộ công chức mới nhất 

Quý khách hàng có thể  tải ngay: Mẫu đơn xin nghỉ phép cho cán bộ công chức mới nhất hoặc có thể soạn thảo trực tuyến, in ra để sử dụng theo mẫu sau:

Tải về
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày......., tháng.........., năm 20......

 

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

 

Kính gửi: .................................................................. (1)

Tôi tên là: ................................... Nam/ Nữ:.............

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: ......................... Tại: ........... 

Chức vụ: ...................................................................

Đơn vị công tác: .................................................... (2)

Điện thoại liên lạc: .................................................. (3)

Nay tôi làm đơn này xin phép ....................... (4) cho tôi được nghỉ phép từ ngày ...../....../...... đến ngày ....../...../......

Lý do xin nghỉ: ....................................................... (5)

Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho ......... (6)

Tại phòng ................................................................ (7)

Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.

Kính mong.............(8) giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký, họ tên)

 

In / Sửa biểu mẫu

Ghi chú về việc viết đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức:

(1) (4) (8): Thường là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc người cần xin phép. Chẳng hạn: Kính gửi Chủ tịch UBND xã A; Kính gửi Trưởng phòng Thống kê huyên B;

(2): Viết đầy đủ. Chẳng hạn: Đơn vị công tác: Phòng thống kê thuộc UBND huyện X;

(3): Số điện thoại thường dùng hoặc số điện thoại để liên lạc trong thời gian nghỉ phép;

(5): Lý do xin nghỉ cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải đầy đủ và thuyết phục. Không lan man dài dòng. Ví dụ: Tôi xin nghỉ kết hôn, tôi xin phép để nghỉ ốm....

(6): Người trực tiếp nhận bàn giao công việc;

(7): Phòng người trực tiếp nhận bàn giao công việc đang công tác. Thường là người cùng bộ phận, làm các công việc liên quan.

Nếu có thể, hãy trình bày các nội dung công việc bàn giao. Hoặc nếu công việc phải bàn giao cho nhiều người thì thống kê công việc bàn giao cho từng người thật rõ ràng.

>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài song ngữ Anh Việt

 

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ phép cho cán bộ công chức

Trong trường hợp cán bộ, công chức tự viết đơn, dưới đây là hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin phép của cán bộ công chức:

- Ghi đầy đủ thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

- Kính gửi: thông thường sẽ là người lãnh đạo quản lý trực tiếp hoặc là người cần phải xin phép.

- Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, chức vụ, bộ phận công tác.

- Thông tin về thời gian xin nghỉ: Từ ngày nào đến ngày nào

- Thông tin về lý do xin phép.

- Thông tin của người tiếp nhận bàn giao, phụ trách công việc trong thời gian nghỉ phép ( nên lựa chọn người trong cùng bộ phận công tác).

- Xác nhận của trưởng phòng, người cấp trên trực tiếp.

- Chữ ký của chủ thể là cán bộ công chức làm đơn xin nghỉ phép.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh mới nhất 

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Mẫu đơn xin nghỉ phép cho cán bộ công chức cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 để được nhận tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!