1. Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 ta có thể hiểu:

- Việc dân sự xảy ra khi các bên không có tranh chấp với nhau nhưng lại có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết, công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó, do đó khi nhận được đơn yêu cầu Tòa án sẽ thụ thụ và giải quyết yêu cầu đó.

Ví dụ việc dân sự: anh A yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ anh đã chết do mất tích 5 năm nhưng tìm bằng mọi cách vẫn không thấy tin tức gì của vợ. Như vậy, anh A và vợ không hề xảy ra tranh chấp bên cạnh đó anh A có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ anh đã chết do vậy đây được xác định là việc dân sự hay đương sự yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.....

- Vụ án dân sự thì ngược lại, các bên phải xảy ra tranh chấp và một trong hai bên có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đó và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý.

Ví dụ vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về vấn đề đòi tiền, tranh chấp chia di sản thừa kế.

Chúng quy lại khái niệm vụ việc dân sự được hiểu như sau: Vụ việc dân sự là các tranh chấp hay các yêu cầu của đương sự về những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, tranh chấp về hợp đồng.....được Tòa án thụ lý, giải quyết, chấp thuận theo một trình tự thủ tục nhất định quy dựa theo pháp luật Tố tụng Dân sự khi các cá nhân, tổ chức có đơn khởi kiện hoặc có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hoặc việc nào đó.

 

2. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Như đã phân tích ở trên, vụ việc dân sự bao gồm việc dân sự và vụ án dân sự. Mỗi loại trên có những đơn giải quyết vấn đề khác nhau. Đối với việc thì làm đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, còn đối với vụ án dân sự thì người yêu cầu sẽ làm đơn khởi kiện vụ án dân sự. Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự.

 

2.1. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Căn cứ tại Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP  quy định về mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------- 

 

 ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

V/v ..................... (1)

 

Kính gửi: Tòa án nhân dân (3) ......... huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ........... 

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (3) ........ Nguyễn Văn A ..........                                                                                                                                                  

 Địa chỉ: (4) ..........................................................

Số điện thoại (nếu có): ............................. ; Fax (nếu có): .....................

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): .................................................................... 

Tôi (chúng tôi) xin chân thành tình bày với Tòa án nhân dân (5) ........ việc như sau:

- Những vấn đề yêu cầu Tóa án giải quyết (trình bày rõ ràng bằng các dòng dưới đây)(6)

...........................................................

...........................................................

............................................................ 

- Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên(7):

............................................................ 

- Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết(8): 

.......................................................... 

- Các thông tin khác (nếu có)(9): ...... 

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu(10):

1. .......................................................................... 

2. ........................................................................... 

3. ............................................................................ 

4. ............................................................................ 

Tôi (chúng tôi) xin cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

........... ngày ... tháng .... năm... (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

Hướng dẫn cách ghi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:

(1). Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án Giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Ví dụ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.........

(2) và (5) Ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự, trong trường hợp:

- Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện , quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương nào

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định)

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

Nếu là người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi"-là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu" và ghi rõ họ tên của người có yêu cầu;

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi"-là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn ản ủy quyền được xác lập ngày........" và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.

Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu ( ví dụ: xóm 7, xã Giao Hương, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)

Nếu là cơ quan tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm yêu cầu

Ví dụ Trụ sở tại 119 Trần Duy Hưng, quận Trung Hòa, thành phố Hà Nội.

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình .

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,...(ví dụ: Bản sao Giấy khai sinh của con cái trong giải quyết việc dân sự liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình hay của người bị tuyên bố mất tích....).

(11) Ghi điịa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Nam Định, ngày 6 tháng 9 năm 2022)

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc địa chỉ của người đó, nếu là cơ quan, tổ chức thfi người đại diện hợp pháp của cơ qaun, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

 

2.2. Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự.

Đối với vụ án dân sự, các đương sự sẽ làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Căn cứ tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định về mẫu đơn khởi kiện, cụ thể mẫu đơn được trình bày như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------- 

......, ngày .... tháng .... năm .......

 

 ĐƠN KHỞI KIỆN

 

Kính gửi: Tòa án nhân dân (2) ......................................... 

Người khởi kiện: (3) ..................................................... 

Địa chỉ: (4)......................................................................... 

Số điện thoại: .......................... (nếu có); số fax: ...........  (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ......................................................... (nếu có)

Người bị kiện: (5) ...........................................................

Địa chỉ(6) ........................................................................... 

Số điện thoại: ........................... (nếu có); số fax: .............  (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: .................................................. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(9) ...... 

Địa chỉ: (10) ......................................................................... 

Số điện thoại: ............................... (nếu có); số fax: ........... (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:............................................................ (nếu có).

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11)

..............................................................................

Người làm chứng (nếu có)(12) ....................................... 

Địa chỉ: (13)...................................................................... 

Số điện thoại: .................................. (nếu có); số fax: ......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:(14)

1. ................................................................. 

2. .................................................................. 

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ...................

 

Người khởi kiện(16)

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện(ví dụ: Nam Định, ngày ... tháng ... năm ...)

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gì? ( ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X thuộc tỉnh Y), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó( ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định) và ghi thêm địa chỉ Tòa án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp cá nhân đó;

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pjaps của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú ( ví dụ: Lê Hồng A, cu trú tại xóm X, thôn Y, xã Z, huyện W, tỉnh Đ);

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó ( ví dụ : Công ty TNHH Bông Hồng có trụ sở tại số 119, Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giáy, thành phố Hà Nội).

(5), (7), (9) và (12) ghi giống với (3).

(6), (8), (10) và (13) ghi giống với (4).

 (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự ( ví dụ đối vơi tranh chấp đất đai các tài liệu kèm theo như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, ghi âm, ghi hình.....)

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án( ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp đã rời khỏi nơi cư trú, hoặc người kí hợp đồng đã chết...)

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên, điểm chỉ, trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký, xác nhận vào đơn khởi kiện .

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xã nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

 

3. Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án.

Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến:  Hôn nhân và gia đinh; Kinh doanh thương mại; Lao động; Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn.......Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng(căn cứ tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015) mà trong trường hợp này Tòa án sẽ dựa trên cơ sở của Hiến pháp, Tập quan, tương tự pháp luật.... để giải quyết.

Còn việc lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải dựa vào tỉnh chất phức tạp của từng vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án

Theo đó căn cứ tại các Điều 35, 36 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự:

- Tranh chấp dân sự về hôn nhân và gia đình tại các điều 26, 28 của luật này nhưng trừ khoản 7 Điều 26;

- Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này;

- Tranh chấp về Lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này;

- Ngoài ra Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ  của vợ chồng, cha mẹ và con,.... 

Còn thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Đối với những vụ án phức tạp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh ngoài ra thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 37, 38 Luật này.

Ngoài ra Thẩm quyền Tòa án sẽ theo sự lựa chọn của các bên đương sự và Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Cụ thể, Các bên có quyền tự do thỏa thuận, định đoạt Tòa án giải quyết tranh chấp bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn...(căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự) tuy nhiên trường hợp có tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết (Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015).

Trên đây là phần bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Nếu có vấn đề thắc mắc, quý khách hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài trực tuyến. Luật Minh Khuê xin cảm ơn!