Mục lục bài viết
1. Mẫu hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Hợp tác xã
1. Hồ sơ Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Hợp tác xã:
1.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
1.2. Nghị quyết bằng văn bản của Đại hội xã viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. hoặc Biên bản họp của Đại hội xã viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
1.3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định) hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh số vốn pháp định của Hợp tác xã.
1.4. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ hành nghề của một trong những người trong Ban quản trị của Hợp tác xã (đối với trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề).
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162
2. Hồ sơ Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã:
2.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
2.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị Hợp tác xã về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã.
3. Hồ sơ đăng ký đổi tên Hợp tác xã:
3.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
3.2. Quyết định bằng văn bản và Biên bản họp của Ban quản trị Hợp tác xã về việc thay đổi tên của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi tên của Hợp tác xã.
4. Hồ sơ đăng ký thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã:
4.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
4.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã.
4.3. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã, thành viên Ban quản trị hợp tác xã được thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề đối với Hợp tác xã kinh doanh ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đã thay thế.
5. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ Hợp tác xã:
5.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
5.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi vốn điều lệ của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi vốn điều lệ Hợp tác xã.
5.3. Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn điều lệ đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó; hợp tác xã phải đồng thời gửi thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước về vốn pháp định.
6. Đăng ký Điều lệ Hợp tác xã sửa đổi:
6.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
6.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc sửa đổi nội dung điều lệ của Hợp tác xã hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên về việc sửa đổi nội dung điều lệ của Hợp tác xã.
7. Đăng ký thay đổi nơi đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã:
7.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
7.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi nơi đăng ký kinh doanh hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi nơi đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã.
Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký thay đổi tên công ty, doanh nghiệp;
2. Phân tích tư cách pháp lý hợp tác xã ?
Mong Luật sư giúp đỡ:
- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là pháp nhân?
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD?
- Công ty Hợp danh phải có đủ 2 loại thành viên?
- Bảo lãnh là việc bên thứ 3 thực hiện nghĩa vụ cho bên được bão lãnh?
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh?
- Hợp tác xã có phải là pháp nhân?
- Hợp đồng kinh tế là hợp đồng mua bán hàng hoá?
Cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Trả lời:
- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là pháp nhân?
Khoản 10 - Điều 4 - Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định như sau: "10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh". Đối chiếu các loại hình doanh nghiệp theo Luật Dn 2020 nhận thấy Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân bởi không có sự tách bạch giữa tài sản dân sự và tài sản thương sự của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp. Vì vậy mà DNTN không có tài sản riêng, không độc lập tham gia vào các giao dịch. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân là tổ chức có tên riêng, tài sản riêng, trụ sở, độc lập, tự nhân danh mình tham gia vào các giao dịch và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Cho nên DNTN không được coi là có tư cách pháp nhân.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ĐKKD?
Trước hết cần phải điều chỉnh thuật ngữ pháp lý cho phù hợp với luật thực định hiện nay, đó là sử dụng cụm từ đăng ký doanh nghiệp thay cụm từ đăng ký kinh doanh. Đăng ký doanh nghiệp = đăng ký kinh doanh + đăng ký mã số thuế.
Khoản 2-Điều 73 quy định về tư cách pháp lý của Công ty TNHH một thành viên như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 2-Điều 47 quy định về tư cách pháp lý của Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, công ty TNNN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKDN.
- Công ty Hợp danh phải có đủ 2 loại thành viên?
Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Như vậy, công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh còn thành viên góp vốn có thể có hoặc không.
- Bảo lãnh là việc bên thứ 3 thực hiện nghĩa vụ cho bên được bão lãnh?
Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Đây là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó bên thứ 3 cam kết đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ khi mà đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện.
- Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh?
Điểm c-Khoản 1-Điều 177-Luật DN 2020 quy định: "c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty."
- Hợp tác xã có phải là pháp nhân?
Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
- Hợp đồng kinh tế là hợp đồng mua bán hàng hoá?
Hợp đồng kinh tế được sử dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, hoạt động thương mại hàng hóa bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau có mục đích sinh lời. Chính vì vậy hợp đồng kinh tế chỉ là một khái niệm chung. Khoản 1-Điều 3-Luật thương mại 2005 có giải thích hoạt động thương mại như sau: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo đó sẽ có các loại hợp đồng phổ biến như: hợp đồng mua bán, hợp đồng cung ứng dịch vụ.... Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng kinh tế nhưng hợp đồng kinh tế không chỉ là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trân trọng./.
3. Tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp tác xã ?
Luật sư phân tích:
1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bao gồm 4 loại hình doanh nghiệp, có quy định về các ưu nhược điểm khác nhau về từng loại hình.Như vậy, hợp tác xã không thể là doanh nghiệp.
- Thành viên hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012 và Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành:
Điều 13. Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên.
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
Như vậy, thành viên hợp tác xã là 4 thành viên trong gia đình đều được, chỉ cần thỏa mãn các điều kiện trên.
- Tài sản góp vốn vào hợp tác xã:
Điều 42. Xác định giá trị vốn góp
2. Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
1. Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
Điều 17. Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp ( Luật hợp tác xã năm 2012)
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
4. Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
d) Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
5. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.
Như vậy, đối với tài sản góp vốn thành lập hợp tác xã, thành viên góp vốn tuân thủ các điều kiện nêu trên. Thành viên góp bằng tài sản thì thông qua hợp đồng góp vốn, thành viên góp vốn sẽ chuyển giao tài sản vào hợp tác xã theo quy định về chuyển nhượng tài sản.
-Thuế môn bài đối với xã viên hợp tác xã:
Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Văn bản hợp nhất 33 quy định về nộp thuế môn bài với cá nhân kinh doanh như sau:
2. Các đối tượng khác, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế Môn bài theo 6 mức bao gồm:
- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
- Người lao động trong các Doanh nghiệp (Doanh nghiệp NQD, Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN...) nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Nhóm người lao động thuộc các Doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì nộp chung thuế Môn bài theo quy định tại điểm 1.d nêu trên. Trường hợp
nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ thì từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng.
- Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật ĐTNN, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH... nhưng từng thành viên của đơn vị vẫn kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế Môn bài thu theo từng thành viên.
Riêng xã viên, nhóm xã viên HTX (gọi chung là xã viên HTX) nhận nhiệm vụ HTX giao nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại tiết c điểm 1 phần II của Thông tư số ngày 26 tháng 4 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã, thì không phải nộp thuế Môn bài riêng; nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định thì phải nộp thuế Môn bài riêng.
Trân trọng./.
4. Mẫu hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh hợp tác xã
1. Hồ sơ Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Hợp tác xã:
1.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
1.2. Nghị quyết bằng văn bản của Đại hội xã viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. hoặc Biên bản họp của Đại hội xã viên về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
1.3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định) hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh số vốn pháp định của Hợp tác xã.
1.4. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ hành nghề của một trong những người trong Ban quản trị của Hợp tác xã (đối với trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề).
2. Hồ sơ Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã:
2.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
2.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị Hợp tác xã về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hợp tác xã.
3. Hồ sơ đăng ký đổi tên Hợp tác xã:
3.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
3.2. Quyết định bằng văn bản và Biên bản họp của Ban quản trị Hợp tác xã về việc thay đổi tên của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi tên của Hợp tác xã.
4. Hồ sơ đăng ký thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã:
4.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
4.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi số lượng xã viên, người đại diện theo pháp luật, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã.
4.3. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã, thành viên Ban quản trị hợp tác xã được thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề đối với Hợp tác xã kinh doanh ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đã thay thế.
5. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ Hợp tác xã:
5.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
5.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi vốn điều lệ của Hợp tác xã hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi vốn điều lệ Hợp tác xã.
5.3. Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn điều lệ đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó; hợp tác xã phải đồng thời gửi thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước về vốn pháp định.
6. Đăng ký Điều lệ Hợp tác xã sửa đổi:
6.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
6.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc sửa đổi nội dung điều lệ của Hợp tác xã hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên về việc sửa đổi nội dung điều lệ của Hợp tác xã.
7. Đăng ký thay đổi nơi đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã:
7.1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh – theo mẫu
7.2. Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị về việc thay đổi nơi đăng ký kinh doanh hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi nơi đăng ký kinh doanh của Hợp tác xã.