Mục lục bài viết
- 1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
- 2. Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
- 3. Ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
- 4. Quy định về biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
- 5. Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú xử lý thế nào?
- 6. Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án mới nhất
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì?
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thể hiện sự cưỡng chế mạnh mẽ của Nhà nước đối với kẻ phạm tội. Để đảm bảo cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định các biện pháp cưỡng chế khác nhau gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm. So với các biện pháp cưỡng chế khác trong Tố tụng hình sự thì các biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người, quyền công dân được hiến pháp ghi nhận nên khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng thận trọng cân nhắc để áp dụng.
Theo quy định của pháp luật thì cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn cản trong tố tụng hình sự có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với mọi loại tội phạm, người được áp dụng biện pháp này phải có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, phải làm giấy cam đoan, phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng y của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của người đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó.
Tự nhận thức trên, ta có thể đưa ra một nhận đình khoa học đầy đủ về khái niệm biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú như sau: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự do những người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, Đồn biên phòng áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, giới hạn bị can, bị cáo trong phạm vi địa giới nhất định nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo Giấy triệu tập.
Viề khía cạnh pháp lý, cụ thể là Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại Khoản 1 Điều 123 cũng đã giải thích khái niệm này:
"Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án."
Đây là biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn biện pháp tạm giam. Người bị áp dụng biện pháp này không bị cách ky khỏi xã hội mà họ chỉ bị hạn chế quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi ở trong khoảng thời gian nhất định.
Do đó, đối tượng bị áp dụng biện pháp này thường là bị can, bị cáo:
- Phạm tội ít nghiêm trọng;
- Phạm tội lần đầu;
- Có nơ cư trú rõ ràng;
- Thái độ khai báo thành khẩn;
- Và có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn;
- Không gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
2. Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
Mục đích chung của các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự là nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, cũng như ngăn chặn việc bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nói riêng, tác giả nêu ra một số điểm đặc trung cơ bản của biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú như sau:
Thứ nhất, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn thường được áp dụng trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ khai báo thành khẩn và có đủ cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội. Bị can, bị cáo có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan chấp hành các nghĩa vụ theo quy định. Nếu vi phạm nghĩa vụ cam đoan sẽ bi thay thế biện pháp ngăn chặn thành tạm giam.
Thứ hai, tính chất của biển pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú ít nghiêm khắc hơn so với biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam. Theo đó, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ không bị tách biệt hoàn toàn ra khỏi cộng đồng, không bị hạn chế đa số các quyền công dân khác như người bị tạm giữ, tạm giam.
Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú là những người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, đồn biên phòng. Khi xét thấy đủ điều kiện và căc cứ để áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì ờ từng giai đoạn, những chủ thể có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để áp dụng đối với bị can, bị cáo.
Thứ tư, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Tức thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn điều tra do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra, thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn truy tố so Viện kiểm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố.
Thứ năm, mối liên hệ giữa chủ thể quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú với chính quyền địa phương nơi bị can, bị cáo cư trú và đơn vị quân đội quản lý bị can, bị cáo là thống nhất, chặt chẽ và tác động qua lại. Sau khi ra Quyết định, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú thì chủ thể có thẩm quyền phải thông báo về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú và đơn vi quân đội quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý theo dõi họ. Trường hợp bị can, bị cáo vì ký do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quán phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
3. Ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
Các biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống lại các loại tội phạm cũng như đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Có thể thấy biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú thể hiện sự kiên quyết của nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Với việc áp dụng kịp thời các biện pháp ngăn chặn, đúng quy định sẽ đảm bảo cho trật tự xã hội được ổn định, pháp luật được giữ vững, chế độ xã hội chủ nghĩa được bảo vệ, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dân vai trò chính và quyết định vẫn là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm đảm bảo sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Đảm bảo không một công dân nào bị hạn chế quyền tự do, đi lại, tự do về cư trú trái pháp luật. Đây là một biện pháp hữu hiệu đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú còn đảm bảo cho việc thi hành đúng pháp luật và hiệu lực của bán án đã được tuyên bố.
4. Quy định về biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
- Về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú:
Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, căn cứ chung để áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; Có căn cứ chứng tó người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; Có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội tiếp tục phạm tội; Đẻ đảm bảo thi hành án.
Như vậy, căn cứ chung để áp dụng các biện pháp ngăn chặn trước hết là trên cơ sở xem xét những tài liệu, chứng cứ mang tính dự bảo về khả nặng người bị buộc tội thực hiện các hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc cản trở thi hành án. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào một trong những căn cứ vừa nêu trên chứ không phải bất kỳ trường hợp nào người bị buộc tội cũng đều bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc có hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn nào còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng,...Đối với từng biện pháp ngăn chặn, BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp này có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
- Về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cơ sở pháp lý căn cứ Khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 những người sau đây có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
Riêng đối với trường hợp các chủ thể này ra lệnh thì lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
+ Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
+ Đồn trưởng Đồn biên phòng.
Những chủ thể có thẩm quyền này có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cũng như có trách nhiệm thông báo ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đến cho bị can, bị cáo.
- Về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú:
Khoản 4 Điều 123 BLTTHS 2015 quy định:
"thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù".
Ta có thể hiểu quy định này là thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn điều tra do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra; thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn truy tố do Viện kiệm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố; thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại giai đoạn xét xử do Tòa án quyết định nhưng không được quá thời hạn xét xử, nếu người bị kết án bị phạt tù thì thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với họ không được quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
- Về đối tượng áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú
+ Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn cản cấm đi khỏi nơi cư trú là bị can hoặc bị cáo
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn cấm được áp dụng với mục đích nhằm hạn chế quyền tự do đi lại. Khi áp dụng biện pháp ngăn cản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân nên không được áp dụng một cách tràn lan, mà theo quy định của pháp luật chỉ được áp dụng đối với bị can (người đã bị khởi tố về hình sự) hoặc bị cáo (người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử). Người chưa phải là bị can hoặc bị cáo thì không được áp dụng biện pháp này.
+ Bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn cản cấm đi khỏi nơi cư trú phải có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
Bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng được hiểu là việc bị can, bị cáo có nơi ở, nơi sinh sống ổn định và có đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa điểm đó. Hoặc trong trường hợp bị can, bị cáo là quân nhân, sỹ quan quân đội, công nhân viên chức quốc phòng thì nơi cư trú của những đối tượng này là đơn vị đóng quân. Bị can, bị cáo có lý lịch rõ ràng được hiểu là bị can, bị cáo có các thông tin cá nhân, quan hệ và hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội và các thông tin khác như Nghề nghiệp, quê quán, quốc tịch, tôn giáo, trình độ học vấn,...Lý lịch của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra lập ở giai đoạn điều tra vụ án và lưu trong hồ sơ.
+ Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
+ Có căn cứ xác định bị can, bị cáo sẽ tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, không tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
+ Việc để bị can, bị cáo có mặt sinh sống ở nơi cư trú không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
- Trách nhiệm của người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. Ngoài ra người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú còn phải thực hiện lệnh này theo đúng quy định và trình tự của pháp luật.
- Trường hợp được đi khỏi nơi cư trú: bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú chỉ khi được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ. Việc vắng mặt tại nơi cư trú khi đang thực hiện lệnh cấm phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
5. Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú xử lý thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
- Không bỏ troogn hoặc tiếp tục phạm tội;
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu huyer, giải mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụa án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định trên thì bị tạm giam.
Như vậy, trong thời gian bị cấm đi khỏi nơi cư trú mà bị can, bị cáo đi khỏi nơi cư trú khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị tạm giam.
>> Xem thêm: Thời hạn lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là bao lâu?
6. Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án mới nhất
Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Viện kiểm sát nhân dân ban hành với các nội dung bao gồm các văn bản pháp luật làm căn cứ ra lệnh cấm, thông tin của lệnh cấm, thông tin của người bị áp dụng lệnh cấm (họ và tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú) thời gian bị cấm đi khỏi nơi cư trú, thẩm quyền thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Mục đích của mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: khi các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ cho rằng cần phải ngăn chặn những người liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan này sẽ ban hành mẫu quyết định này nhằm mục đích cấm những người này đi khỏi nơi cư trú.
TÒA ÁN NHÂN DÂN ..................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- |
Số: ....... | ............, ngày ...... tháng ...... năm .......... |
LỆNH CẤM ĐI KHỎI NƠI CƯ TRÚ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ........
Tôi: .....................................................................
Chức vụ: ............................................................
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ......... ngày ........... tháng .............. năm ............ đối với .......... đã có ....... hành vi ........ phạm vào khoản ...... Điều ...... Bộ luật Hình sự;
Xét thấy: ...........................................................
Căn cứ các điều 36, 109 và 123 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
RA LỆNH:
Điều 1: Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can:
Họ và tên: ........................................................
Tên gọi khác: ..................................................
Sinh ngày: ......... tháng ................. năm ......... tại:..........
Quốc tịch: ......................... ; Dân tộc: ................. ;Tôn giáo :................
Nghề nghiệp:...........................................................
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ................ cấp ngày ............. tháng .................năm ...... Nơi cấp: ..........
Nơi cư trú:..........................................................
Bị khởi tố về tội ................... quy định tại khoản ............. Điều ............ Bộ luật Hình sự.
Điều 2: Bị can không được phép đi khỏi nơi cư trú tại: ............ kể từ ngày ............ tháng ................. năm ................... đến ngày .................... tháng ............... năm.................
Giao bị can cho (Chính quyền xã/phường/thị trấn/đơn vị quân đội): ............... . để quản lý, theo dõi bị can.
Điều 3: Khi chưa được sự đồng ý của Chính quyền xã/phường/thị trấn/đơn vị quân đội .................. và giấy phép của Viện kiểm sát ............ thì bị can không được đi khỏi ............... nơi cư trú quy định tại Điều 2 Lệnh này. Nếu bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan khi bị áp dụng Lệnh này thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Nơi nhận: - Cơ quan điều tra có thẩm quyền; - Bị can hoặc người thân thích của bị can; - Lưu: HSVA; | CHÁNH ÁN (Đã ký) |
Luật Minh Khuê xin gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết xoay quanh chủ đề "Mẫu lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Tòa án mới nhất" Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng Quý khách hàng đã trả lời một phần nào những thắc mắc trước đó.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như lao động, hôn nhân và gia đình, doanh nghiệp,... cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi tới số tổng đài 1900.6162 để biết các câu trả lời từ các chuyên gia pháp lý và đội ngũ luật sự nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng. Trân trọng!