1. Khái niệm về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ ngoại giao của các cơ quan đó.

về bản chất, các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao không nhằm dành riêng và tạo ra lợi thế riêng cho cá nhân trong hoạt động ngoại giao mà chính là những quyền mà các quốc gia dành cho nhau, để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện cho một nhà nước ở nước ngoài. Nói cách khác, được hưởng quy chế pháp lý đặc biệt để có sự độc lập với thẩm quyền tài phán của nước sở tại mới bảo đảm cho thực hiện đầy đủ chức năng của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

 

2. Phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi ngoại giao

Cần chú ý phân biệt giữa miễn trừ và ưu đãi. Ưu đãi là những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn, những ưu tiên pháp lí đặc biệt hơn so với những đối tượng khác. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay khó phân biệt về mặt pháp lí các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.

Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước sở tại (nước cơ sở tiếp nhận) dành cho cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài cũng như thành viên của gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện đó thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ chính thức của mình, Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao chủ yếu bạo gồm quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và quyển ưu đãi và miễn trừ dành cho thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các phái đoàn thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế cũng có thể được hưởng một số quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước sở tại phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và thực tiễn ngoại giao.

Theo quy định của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, các quyền miễn trừ ngoại giao dành cho cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm: quyền bất khả xâm phạm trụ sở cơ quan đại diện (nhà và phần đất bao bọc quanh nhà); được miễn thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan; quyền bất khả xâm phạm các tài liệu và hồ sơ lưu trữ, quyền miễn thuế và các khoản thu tài chính. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện ngoại giao cũng có các ưu đãi sau: tự do liên hệ với Chính phủ nước cử đại diện và các cơ quan đại diện nước mình và cơ quan đại diện nước khác ở nước sở tại; các ưu đãi về hải quan; các ưu đãi về lễ tân.

Quyền miễn trừ ngoại giao dành cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm nơi ở; quyền được miễn trách nhiệm hình sự của nước sở tại; quyền được miễn trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính khi thực thi công vụ; quyền được miễn thi hành các biện pháp cưỡng chế; quyền được miễn thuế và các khoản thu quốc gia. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao cũng có các ưu đãi sau: ưu đãi về hải quan; tự do đi lại trên lãnh thổ nước sở tại trừ khu vực cấm. Thành viên gia đình của các viên chức ngoại giao cùng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.

Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, các phái đoàn thường trực của quốc gia, Chính phủ tại các tổ chức quốc tế cũng có những ưu đãi và miễn trừ nhất định trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan.

Ngày 23.8.1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông | qua Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sư và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Pháp lệnh gồm 49 điều, chia thành 6 chương, nội luật hoá các quy định của pháp luật quốc tế về quyền ưu đãi miễn trừ phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. Các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể ở Chương II của Pháp lệnh, từ Điều 5 đến Điều 20. Khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh quy định: Bộ Ngoại giao là cơ quan được Chính phủ uỷ quyền có trách nhiệm và thẩm quên thực hiện việc quản lí nhà nước trong lĩnh vực này. Điều 45 Pháp lệnh quy định: những vi phạm quy định của Pháp lệnh này sẽ bị xử lí theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

 

3. Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở

Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Viên chức của nước sở tại không được quyền vào đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diệh ngoại giao. Nước nhận đại diện có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp thích hợp để nhà cửa của cơ quan đại diện không bị xâm phạm.

Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan này không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch biên hoặc áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, quyền bất khả xâm phạm về trụ sở không cho phép cơ quan đại diện ngoại giao sử dụng trụ sở của mình để che chở cho những tội phạm đang bị chính quyền nước tiếp nhận truy nã.

- Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu

HỒ sơ lưu trữ và tài liệu cùa cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, bất kể địa điểm và thời gian. Quy định này được áp dụng ngay cả khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.

- Quyền miễn thuế và lệ phí

Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn các loại thuế và lệ phí đối với trụ sở của mình, trừ các khoản phải trả cho dịch vụ cụ thể; được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với đồ đạc phục vụ cho việc sử dụng chính thức của cơ quan.

Các khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức của mình được miễn thuế và lệ phí.

- Quyền tự do thông tin liên lạc

Khi quan hê với chính phủ nước mình và với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự khác tại bất cứ noi nào, cơ quan đại diện ngoại giao có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc hợp pháp, kể cả giao thông viên ngoại giao và các điên tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu.

- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm và thư tín ngoại giao

Khi thực hiện chức năng của mình, túi ngoại giao và thư tín ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao không bị mở, không bị giữ. Tuy nhiên, trong túi ngoại giao và thư tín ngoại giao chỉ được chứa đựng tài liệu ngoại giao và đồ đạc dành cho việc sử dụng chính thức. Với yêu cầu này thì tất cả bưu phẩm và thư tín ngoại giao cần phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy.

- Quyền treo quốc kỳ, quốc huy

Cơ quan đại diện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan có quyền treo quốc kỳ, quốc huy tại trụ sở của mình, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)