Mục lục bài viết
Các quy phạm của luật tập quán quốc tế cũng giữ vị trí nhất định trong các quyền ưu đãi và miễn trừ này.
Theo hiến chương (điều lệ) của mình (ví dụ: Điều 104,105 Hiến chương Liên hợp quốc), tại các nước thành viển, tổ chức quốc tế có các quyền ưu đãi và miễn trừ cần thiết cho việc thực hiện chức năng để đạt được các mục đích của tổ chức.
Theo Công ước năm 1946 về Quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc, Liên hợp quốc có quyền miễn trừ đối với mọi hình thức can thiệp tư pháp, trừ những trường hợp cụ thể do Liên hợp quốc từ chối quyền miễn trừ này.
Trụ sở, hồ sơ lưu trữ, tài liệu của Liên hợp quốc là bất khả xâm phạm.
Tài sản, dụng cụ, đồ đạc của Liên hợp quốc không bị khám xét, trưng dụng, trưng thu hoặc áp dụng các biện pháp hành chính, tư pháp, lập pháp ...
Tài sản và các thu nhập của Liên hợp quốc được miễn thuế trực thu. Đồ đạc phục vụ cho việc sử dụng chính thức của Liên hợp quốc được miễn thuế và lệ phí hải quan.
Liên hợp quốc có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc hợp pháp như đối với cơ quan đại diện ngoại giao.
Tổng thư ký Liên hợp quốc và các cấp phó, các trợ lý của Tổng thư ký cùng thành viên của gia đình họ được hưởng ẩầy đủ các quyền ưu đãi và miễn trừ như đối với viên chức ngoại giao.
Các thành viên khác của Liên hợp quốc được hưởrig quyền ưu đãi và miễn trừ theo chức năng: miễn trừ xét xử về hình sự và dân sự khi thi hành công vụ; miễn nộp thuế thu nhập từ các khoản của Liên hợp quốc; miễn một số loại thuế và lê phí hải quan cũng như thuế và lệ phí khác.
Chuyên gia Liên hợp quốc được cử đi công tác để thực hiện nhiệm vụ của Liên hợp quốc được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ gần như đối với viên chức ngoại giao.
Các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, chính phủ khác cũng có quyền ưu đãi, miễn trừ tương tự như Liên hợp quốc.
1. Phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế
1.1 Chức năng của phái đoàn đại diện thường trực
Là cơ quan đại diện của quốc gia tại tổ chức quốc tế, phái đoàn đại diện thường trực có các chức năng cơ bản sau đây:
- Đại diện cho nhà nước mình tại tổ chức quốc tế;
- Duy trì và phát triển mọi mối quan hệ giữa nhà nước mình với tổ chức quốc tế;
- Tiến hành đàm phán trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế;
- Tìm hiểu và báo cáo với chính phủ nước mình về hoạt động của tổ chức quốc tế;
- Đảm bảo sự tham gia cùa nhà nước mình trong các hoạt động của tổ chức quốc tế;
- Bảo vệ quyền lợi của nhà nước mình trong quan hệ với tổ chức quốc tế;
- Thúc đẩy sự phát triển hợp tác giữa các nước thành viên của tổ chức nhằm thực hiện mục đích và tôn chỉ của tổ chức.
1.2 Cơ sở pháp lý cho hoạt động của phái đoàn dại diện thường trực
Sự tăng cường số lượng và vai trò của tổ chức quốc tế liên chính phủ dẫn đến nhu cầu pháp điển hoá các quy phạm hên quan đến các đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế, cũng như của đoàn đại biểu nhà nước và quan sát viên tại các tổ chức này. Trong hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã xây dựng Công ước Viên năm 1975 về quyền đại diện của quốc gia trong quan hệ với các tổ chức quốc tế phổ cập (Việt Nam tham gia từ năm 1980).
Dù rằng cho đến nay Công ước này vẫn chưa có hiệu lực nhưng với tính ưu việt của mình, Công ước luôn được coi là nguồn của luật ngoại giao, bởi lẽ đa số các quốc gia vẫn áp dụng Công ước này với tư cách là nguồn của luật tập quán quốc tế.
Các điều ước quốc tế song phương giữa tổ chức quốc tế với các quốc gia, nơi có trụ sở của tổ chức được coi là nguồn chính thức của luật ngoại giao của tổ chức quốc tế (ví dụ, Hiệp định giữa Liên hợp quốc và Mỹ về trụ sở Liên hợp quốc năm 1946; Hiệp định giữa Liên hợp quốc và Thụy Sĩ năm 1947...
1.3 Quyền ưu đãi và miễn trừ
Quyền ưu đãi và miễn trừ của phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia tại tổ chức quốc tế liên chính phủ nhìn chung giống như quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao.
Thành viên phái đoàn đại diện thường trực của quốc gia được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tương tự như các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các quyền ưu đãi và miễn trừ này được ghi nhận trong điều lệ (hiến chương) của từng tổ chức, trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương giữa tổ chức quốc tế với nước chủ nhà. Các quyền ưu đãi, miễn trừ này do tổ chức quốc tế dành cho phái đoàn đại diện của quốc gia và thành viên của nó, thông qua thoả thuận với nước chủ nhà, không phụ thuộc vào quan hệ giữa nước chủ nhà với các nước thành viên tổ chức quốc tế. Việc bổ nhiêm trưởng phái đoàn đại diện của quốc gia không đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tổ chức quốc tế và nước chủ nhà, nơi có trụ sở của phái đoàn. Nước chù nhà không có quyền đơn phương tuyên bố Persona non grata đổi với thành viên của phái đoàn đại diện.
Không áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa nước cố phái đoàn đại diện thường trực và nước chủ nhà.
2. Quy chế pháp lý của phái đoàn quốc gia tại các cơ quan hoặc hội nghị của tổ chức quốc tế
Trên cơ sở quy định của từng tổ chức quốc tế, các quốc gia thành viên có thể cử các đoàn đại biểu của mình vào các cơ quan hoặc tham dự vào hôi nghị của tổ chức.
Nước chủ nhà phải đảm bảo cho các thành viên của đoàn quyền tự do đi lại ở mức độ cần thiết để thực hiện nhiêm vụ của đoàn.
Phái đoàn có thể sử dụng mọi phương tiện hợp pháp, bao gồm cả giao thông viên ngoại giao và các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu. Nếu được sự đồng ý của nước chủ nhà, có thể đặt và sử dụng máy phát tín bằng vô tuyến điện. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia cử phái đoàn của mình tham gia hội nghị của tổ chức quốc tế không phụ thuộc vào quan hệ giữa nước mình với nước chủ nhà.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)