1.Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao 

Điều 5

1- Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của Nhà nước họ tại trụ sở của cơ quan, tại nhà ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan đó.

2- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Nhà chức trách Việt Nam chỉ được phép vào cơ quan đại diện ngoại giao khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan hoặc người được uỷ quyền.

3- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và tài sản trong trụ sở, kể cả phương tiện giao thông của cơ quan không thể bị khám xét, trưng dụng, tịch thu hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.

4- Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.

Điều 6

1- Cơ quan đại diện ngoại giao được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.

2- Những khoản tiền mà cơ quan đại diện ngoại giao thu được từ các hoạt động chính thức tại Việt Nam được miễn thuế và lệ phí.

Điều 7

Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.

Điều 8

1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao và điện mật mã để liên lạc với chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.

Việc đặt và sử dụng đài thu phát vô tuyến điện của cơ quan đại diện ngoại giao chỉ có thể tiến hành khi có sự đồng ý của Việt Nam.

2- Thư tín chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm.

3- Túi ngoại giao không bị mở hoặc giữ lại. Túi ngoại giao có thể bao gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi ngoại giao phải được niêm phong, mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi ngoại giao và chỉ được chứa đựng những tài liệu ngoại giao và những đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức.

4- Giao thông viên ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ. Giao thông viên ngoại giao phải mang giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện của túi ngoại giao.

5- Người được cử làm giao thông viên ngoại giao tạm thời, khi làm nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 4 Điều này cho đến khi họ chuyển giao xong túi ngoại giao.

6- Túi ngoại giao có thể được uỷ nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng chuyển. Người chỉ huy này phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi ngoại giao, nhưng không được coi là giao thông viên ngoại giao. Cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi ngoại giao trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay này.

Điều 9

Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.

Điều 10

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử một cách trọng thị. Họ không thể bị bắt hoặc bị tạm giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nhà nước Việt Nam thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.

2.Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao

Nhà nước có quyền và trên thực tê vẫn tham gia vào các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khác với cá nhân và pháp nhân, khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Nhà nước là chủ thể đặc biệt, được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối.

Cơ sở của quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đôì của Nhà nưốc trong quan hệ tư pháp quốc tế là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền các quốc gia.

Nội dung quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đốỉ của Nhà nước trong tư pháp quốc tế bao gồm:

Nhà nước nước ngoài được miễn trừ xét xử, không có cá nhân hay pháp nhân nào được phép kiện Nhà nước nước ngoài tại bất kỳ toà án nào khi có tranh chấp xảy ra, nếu Nhà nưốc nưốc ngoài đó không cho phép.

Khi Nhà nước nước ngoài cho phép cá nhân hay pháp nhân khởi kiện mình tại toà án, toà án không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế bảo đảm đơn kiện cũng như bảo đảm thi hành phán quyết của toà án, trừ khi Nhà nước nước ngoài đó cho phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Nhà nước nước ngoài có quyền kiện cá nhân hay pháp nhân tại toà án, nhưng tự cá nhân, pháp nhân không được đệ đơn phán kiện khi Nhà nước nước ngoài đó chưa cho phép, mặc dù đơn kiện chính và đơn phản kiện liên quan chặt chẽ vồi nhau vê nội dung.

Hưởng miễn trừ tuyệt đốì về tư pháp là quyền, không phải nghĩa vụ của Nhà nước nước ngoài. Vì vậy, Nhà nưốc nưốc ngoài có thể từ bỏ quyền của mình trong những trường hợp nhất định, nhằm tạo ra sự yên tâm cho các cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự với Nhà nước đó. Tuy nhiên, việc từ bỏ đó phải được thể hiện rõ ràng, công khai.

Nhiều luật gia cũng như pháp luật của các nước phương Tây không chịu thừa nhận tính tuyệt đối của quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nưốc ngoài. Họ cho rằng, khi Nhà nước nưốc ngoài đi buôn hay tham gia vào quan hệ dân sự với cá nhân hoặc pháp nhân thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Quan điểm này đặt Nhà nước - thực thể độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với cá nhân và pháp nhân, trái với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

Pháp luật Việt Nam (Điều 84,Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989), cũng như thực tiễn tư pháp Việt Nam, luôn luôn bảo đảm tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối của Nhà nước nước ngoài, giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến Nhà nước nước ngoài bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp Nhà nước đó tự nguyện đồng ý tham gia tố tụng tại Toà án Việt Nam.

Đối với những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, quyền miễn trừ tư pháp cũng được thừa nhận cả về mặt lý luận và thực tiễn. Điều 31 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao quy định rằng, viên chức ngoại giao được miễn trừ xét xử về dân sự, trừ các trường hợp sau đây:

+ Tham gia các vụ kiện liên quan đến bất động sản tư nhân trên lãnh thổ nước sở tại, nếu viên chức ngoại giao thủ đắc bất động sau đó nhân danh cá nhân mình.

+ Tham gia các vụ kiện về thừa kế không nhân danh nước cử đại diện ngoại giao.

+ Tham gia các vụ kiện liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp, thương mại mà viên chức ngoại giao đó thực hiện ỏ nước sỏ tại ngoài phạm vi chức năng chính thức của mình.

Ngoài ba trường hợp nêu trên, các tranh chấp dân sự liên quan đến những người hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được giải quyết bằng con đường ngoại giao, trừ trường hợp viên chức đó đồng ý tham gia tố tụng tại Toà án Việt Nam (Điều 84 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.)

Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng trước toà án nưốc sỏ tại, trừ trường hợp ngưồi đó tự nguyện. Họ có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nhà ỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quyền miễn trừ xét xử dân sự của viên chức ngoại giao chỉ áp dụng trong quan hệ đối với pháp luật nưốc tiếp nhận đại diện, không miễn trừ cho người đó trong quan hệ đốỉ với pháp luật nước cử đại diện.

3.Những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự

Trong sách báo về tư pháp quốc ,tế không phải trong mọi trường hợp quy chế pháp lý của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự trong lĩnh vực tô' tụng dân sự được xem xét cụ thể, riêng biệt. Thông thường, vấn đề này được đề cập lướt qua khi phân tích quy chế pháp lý của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao trong lĩnh vực tố tụng dân sự

Nguyên nhân của tình trạng trên là ở chỗ, cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự của Nhà nước nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại đều là cơ quan Nhà nước của nước ngoài, nên đều được hưởng quyền bất khả xâm phạm; viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự của Nhà nước nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại đều là viên chức của Nhà nước nước ngoài, nội dung quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao và quyền ưu đãi, miễn trừ của viên chức lãnh sự tuy có rộng hẹp khác nhau nhưng về cơ bản rất gần gũi nhau, thậm chí có thể nói giống nhau về cơ bản.

Do mức độ ưu đãi, miễn trừ của viên chức ngoại giao và ưu đãi, miễn trừ của viên chức lãnh sự rộng hẹp khác nhau, cần phải xem xét cụ thể để lànrrõ sự khác nhau này trong lĩnh vực tố tụng dân sự.

Theo quy định của Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự mà Việt Nam là thành viên, viên chức lãnh sự nước ngoài được hưởng ỏ nưổc sở tại các ưu đãi và miễn trừ xét xử dân sự khi thi hành công vụ như viên chức ngoại giao (Điều 43), nhưng khác với viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự có thể được mời đến làm nhân chứng trong quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính (việc lấy chứng cứ có thể được thực hiện tại nhà riêng của viên chức lãnh sự hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản viết tay của viên chức lãnh sự), không được từ chôì cung cấp chứng cứ, trừ trường hợp chứng cứ liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc chứng cứ là thư từ chính thức và các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng lãnh sự của mình. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của nưốc cử lãnh sự (Điều 44).

4. Sự khác nhau giữa quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự 

Sự khác nhau giữa quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự còn thể hiện ở chỗ khi viên chức lãnh sự tiến hành khởi kiện về một vấn đề mà họ có thề được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo quy định tại Điều 43 của Công ước nói trên, thì viên chức đó không được hưởng quyền miễn trừ xét xử khi có đơn phản kiện liên quan trực tiếp đến vụ kiện mà viên chức lãnh sự là nguyên đơn.

Trong thực tiễn quan hệ đốì ngoại, tại các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài ố nưốc sở tại thường có một bộ phận viên chức ngoại giao được phân công làm công tác lãnh sự; đồng thời các viên chức của cơ quan lãnh sự nước ngoài ở nước sỏ tạỉ lại được nước cử cấp hộ chiếu ngoại giao. Nhìn chung, trường hợp viên chức ngoại giao hay ngưồi có hộ-chiếu ngoại giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ của viên chức lãnh sự thì vẫn được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao nói chung và quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối trong tố tụng dân sự quốc tế nói riêng.

5. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự 

Điều 21

1- Cơ quan Lãnh sự có quyền treo quốc kỳ và quốc huy của nước cử lãnh sự tại trụ sở cơ quan lãnh sự, tại nơi ở và trên phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự khi phương tiện này được người đó sử dụng vào công việc chính thức.

2- Trụ sở của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.

3- Nhà nước Việt Nam thi hành những biện pháp thích hợp để bảo vệ trụ sở cơ quan lãnh sự.

4- Nhà chức trách của Việt Nam chỉ được vào trụ sở của cơ quan lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đó, hoặc của người được uỷ quyền, hoặc của người đứng đầu cơ quan đại điện ngoại giao của nước cử lãnh sự, trừ trường hợp có hoả hoạn, thiên tai hoặc tai hoạ khác cần có biện pháp bảo vệ khẩn cấp.

5- Trụ sở, đồ đạc, tài sản và phương tiện giao thông của cơ quan lãnh sự không bị trưng dụng dưới bất cứ hình thức nào vì lý do công ích và an ninh, quốc phòng. Trong trường hợp phải trưng mua vì những lý do đó thì Nhà nước Việt Nam áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh cản trở việc thực hiện chức năng lãnh sự và có trách nhiệm bồi thường thoả đáng cho nước cử lãnh sự.

Điều 22

Cơ quan lãnh sự được miễn thuế và lệ phí đối với trụ sở của cơ quan và nhà ở của người đứng đầu cơ quan, trừ các khoản phải trả về dịch vụ cụ thể.

Điều 23

Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.

Điều 24

Thành viên của cơ quan lãnh sự được tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực cấm.

Điều 25

1- Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do thông tin liên lạc phục vụ những mục đích chính thức của cơ quan lãnh sự bằng các phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự và điện mật mã để liên lạc với chính phủ, cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của nước cử.

Việc đặt và sử dụng đài thu phát vô tuyết điện của cơ quan lãnh sự chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của Việt Nam.

2- Thư tín chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm.

3- Túi lãnh sự có thể gồm một hoặc nhiều kiện. Những kiện tạo thành túi lãnh sự phải được niêm phong mang dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy, chỉ rõ đặc điểm của túi lãnh sự và chỉ được chứa đựng thư tín và tài liệu chính thức hoặc các đồ vật để sử dụng vào công việc chính thức.

4- Túi lãnh sự không bị mở hoặc giữ lại. Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam có thể gửi trả túi lãnh sự về nơi xuất phát hoặc yêu cầu đại diện được uỷ quyền của cơ quan lãnh sự mở túi lãnh sự, nếu có cơ sở xác đáng để khẳng định túi lãnh sự chứa đựng những thứ khác ngoài thư tín, tài liệu và đồ vật sử dụng vào công việc chính thức của cơ quan lãnh sự.

5- Giao thông viên lãnh sự phải mang giấy tờ chính thức xác nhận cương vị của họ và số kiện tạo thành túi lãnh sự; khi làm nhiệm vụ được Nhà nước Việt Nam bảo vệ, được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không được cử làm giao thông viên lãnh sự, trừ trường hợp được Việt Nam đồng ý.

6- Người được cử làm giao thông viên lãnh sự tạm thời, khi làm nhiệm vụ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ quy định tại khoản 5 Điều này cho đến khi họ chuyển giao xong túi lãnh sự.

7- Túi lãnh sự có thể được uỷ nhiệm cho người chỉ huy tàu bay dân dụng hoặc tàu thuỷ chuyển. Người chỉ huy này không được coi là giao thông viên lãnh sự, nhưng vẫn phải mang theo giấy tờ chính thức ghi rõ số kiện tạo thành túi lãnh sự. Cơ quan lãnh sự sau khi thoả thuận với nhà chức trách địa phương có thẩm quyền, có thể cử thành viên của cơ quan đến nhận túi lãnh sự trực tiếp và không bị cản trở từ tay người chỉ huy tàu bay hoặc tàu thuỷ đó.

Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)