Mục lục bài viết
Môi trường học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thậm chí là kết quả học tập, rèn luyện của mỗi người. Bài viết dưới đây Luật Minh Khuê xin chia sẻ một số phân tích về môi trường học tập và ảnh hưởng của nó đến với mỗi người.
1. Môi trường học tập là gì ?
- Môi trường học tập là những yếu tố tác động ảnh hưởng, tác động đến việc học tập cả từ bên trong và bên ngoài. Mỗi trường học tập hiểu đơn giản hơn là tất cả các yếu bên bên trong và bên ngoài tác động đến người học như âm thanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, phương thức giảng dạy, ... Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng và góp thêm phần quyết định hành động đến sự tập trung chuyên sâu của người học, mà sự tập trung là một trong các yếu tố quyết định đến hiệu quả, năng suất của việc học.
- Về cơ bản môi trường học tập cũng tương tự như môi trường làm việc hay các môi trường khác có các điểm tương tự như môi trường học tập. Việc phân chia môi trường chủ yếu dựa vào mục đích của môi trường đó ví dụ như môi trường học tập mục đích chính sẽ là học tập, việc giải trí vui chơi trong môi trường học tập không được coi là đang học tập thế nên sẽ không là môi trường học tập.
- Như đã nêu ở trên môi trường học tập sẽ bao gồm các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến người học như:
+Yếu tố bên ngoài (yếu tố vật chất) gồm các yếu tố như cơ sở vật chất trong không gian diễn ra quá trình việc học tập gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở hay cả như âm thanh, ánh sáng, không khí cũng sẽ tác động không nhỏ đối với người học.
+ Yếu tố bên trong (yếu tố tinh thần) có thể là mặt tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập của cá nhân như các yếu tố tâm lý như động cơ, mục đích, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực của người học và phong cách, phương pháp giảng dạy của người dạy (nếu có) trong môi trường học tập cũng sẽ tác động đến người học.
Ngoài ra, việc gắn bó liên kết với các thành viên trong môi trường học tập ví dụ như sự gắn kết giữa các học sinh, sinh viên với nhau hay như mối quan hệ gia đình tạo ra sự gắn kết cho việc học tập của các thành viên.
- Do vậy để có một môi trường học tập tốt thứ nhất nó phải là môi trường thật sự phù hợp với người học khiến cho người học cảm thấy thoải mái khi học nhưng vẫn tạo được sự tập trung cần thiết cho người học. Trong đó việc cải thiện các yếu tố bên ngoài và kết hợp với việc tạo cảm hứng, động lực từ bên trong của mỗi cá nhân từ đó tạo ra được kết quả, thành tích học tập tốt nhất.
2. Các loại môi trường học tập.
- Môi trường học tập còn có thể phân chia vào mục đích hướng tới của việc học tập như sau:
+ Môi trường học tập có thể lấy người học làm trung tâm;
+ Môi trường học tập lấy tri thức là trung tâm;
+ Môi trường học tập lấy đánh giá làm trung tâm;
+ Môi trường học tập lấy cộng đồng làm trung tâm.
- Rất khó để nhận định môi trường học tập nào là tốt nhất đối với người học mà chỉ có thể dựa vào chính người học đối với sự phù hợp với môi trường đấy, phù hợp với môi trường nào thì việc lựa chọn và thực hiện môi trường ấy sẽ tạo ra hiệu quả cao nhất.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở giảng dạy áp dụng việc tạo môi trường học tập lấy người học là trung tâm kết hợp với nhiều yếu tố cải thiện khác như tạo cơ sở vật chất hiện đại, sửa đổi chương trình học theo hướng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, đời sống; tạo các mối quan hệ thân thiện gần gũi với người học để người học có thể thoải mái tự tin trao đổi những điều mình chưa hiểu, chưa biết để cải thiện trình độ học vấn của mình.
- Từ các phương diện lí luận dạy học, thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập thì có các kiểu môi trường học tập như sau:
+ Môi trường học tập truyền thống
+ Môi trường học tập dã ngoại (bên ngoài lớp học)
+ Môi trường trò chơi
+ Môi trường thực tiễn
- Theo địa bàn học tập, môi trường học tập được chia thành:
+ Môi trường học tập ở trường: Trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc ngoài công lập từ mức độ thấp nhất đến mức độ trình độ học vấn cao nhất.
+ Môi trường học tập ở gia đình: Việc học tập thường xuyên tại nhà, trong chính gia đình mình là một lợi thế của là một truyền thống của nền giáo dục Việt Nam.
+ Môi trường xã hội: Các môi quan hệ xã hội cũng giúp chúng ta trong việc học tập, học tập không chỉ giới hạn ở một địa điểm nhất định như tại trường lớp hay tại nhà mà bây giờ việc học trở nên phổ biến học tập bất cứ nơi đâu, địa điểm nào. Tục ngữ có câu "Học thầy không tày học bạn" là một minh chứng cho môi trường này. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và hiệu quả của các môi trường khác.
- Theo cách tiếp cận với việc học có thể phân loại như sau:
+ Môi trường học tập trên không gian thực tế (môi trường không có ứng dụng công nghệ thông tin) hay là môi trường học tập trực tiếp. Trực tiếp là trực tiếp với người dạy và người học hoặc trực tiếp với nguồn kiến thức với người học.
+ Môi trường học tập trên không gian trực tuyến là môi trường học tập qua các ứng dụng công nghệ thông tin. Như trong hoàn cảnh dịch bệnh như vừa qua việc lên ngôi của hình thức học tập trực tuyến này thể hiện rõ các ưu điểm vượt trội của môi trường học tập này. Đồng thời việc hiệu quả, chất lượng của môi trường này cần được cải thiện và đánh giá sau.
+ Môi trường học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp: Để khắc phục những hạn chế và phát huy các ưu điểm của hai môi trường học trên. Việc kết hợp cả hai môi trường này sẽ mang đến những hiệu quả vượt trội đồng thời cũng tiết giảm đi những chi phí bị lãng phí một cách vô nghĩa.
- Môi trường học tập có tác động rất lớn đến quá trình học tập của mỗi cá nhân. Do đó, mỗi môi trường học tập sẽ có một đặc trưng riêng để phù hợp với nhu cầu, mục đích của người học.
3. Môi trường học tập có thực sự quan trọng không ?
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta nên đi vào vai trò của môi trường học tập tác động đến người học như thế nào.
- Trong hoạt động giáo dục thì vai trò của môi trường học có quyết định không nhỏ đối với cách học và tiếp thu kiến thức của mỗi cá nhân. Môi trường học tập của mỗi cá nhân là khác nhau và nó sẽ được hình thành riêng theo một thói quen của mỗi người học. Do đó nếu một môi trường học tập phù hợp sẽ giúp người học điều chỉnh được thói quen và phương thức học tập cho hợp lý.
- Việc có môi trường học tập phù hợp cũng tạo ra được sự thoải mái, sự tập trung tạo thuận tiễn chõ việc hiểu và ghi nhớ kiến thức để áp dụng vào công việc thực tiễn sau này. Nếu một môi trường học tập tốt cũng sẽ tạo ra được những sáng tạo mới mẻ hoặc tạo sự thú vị cho không gian riêng của mình.
Tóm lại môi trường học tập là rất quan trọng cho quá trình học tập của mỗi cá nhân. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả của học tập. Cải thiện môi trường học tập cũng chính là cải thiện các yếu tố để giúp cho việc học tập của bản thân. Vì vậy muốn đạt kết quả cao trong học tập thì không thể bỏ qua việc lựa chọn môi trường học tập phù hợp và tốt nhất cho mỗi cá nhân.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 1900.6162 để được giải đáp kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!