Mục lục bài viết
1. Mực ống là gì?
Mực là một trong những loại hải sản thơm ngon, dễ chế biến nên được nhiều người yêu thích. Không chỉ là nguồn nguyên liệu chế biến phong phú, mực còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa bệnh viêm khớp, tốt cho tim mạch và giúp hệ thần kinh thư giãn, giảm triệu chứng đau nửa đầu. Trên thị trường hiện nay có 2 loại mực phổ biến là mực ống và mực lá, chúng đều rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Mực ống là loại mực có thân tròn và dài tựa như chiếc ống. Phần đuôi mỏng, có vây ngắn hơn so với mực lá. Mực ống có 8 râu nhỏ và 2 xúc tu dài, phần da xuất hiện nhiều đốm hồng và mắt to trong suốt. Điểm đặc trưng của loại mực này là phần vây đuôi của nó kéo dài từ giữa thân đến phía cuối thân, tạo thành hình thoi. Thịt mực ống có độ giòn, ăn vào tan trong miệng nhưng không có vị ngọt và phần thịt mỏng hơn so với mực lá. Còn mực lá thì phần thịt thường dày và giòn hơn, có vị ngọt đậm đà. Với độ giòn tan của mình, mực ống thường được chế biến làm các món chiên, lẩu mực, mực nhồi thịt,.. Bên cạnh đó, loại mực này còn được các đầu bếp ưu tiên sử dụng trong việc trang trí các món ăn, khi nấu chín và cắt thành khoanh tròn bày lên dĩa trông rất đẹp mắt.
Cách chọn mực ngon
- Mực tươi ngon thì đầu sẽ có màu nâu đậm chứ không nhợt nhạt, phần thân sẽ có màu trắng đục như sữa và thường có da sáng bóng.
- Mực tươi sẽ cầm chắc tay và có độ đàn hồi rất tốt.
- Mực tươi thì mắt thường rất trong và có thể nhìn thấy con ngươi bên trong, mắt mực chuyển sang màu đục tức là không còn tươi nữa.
- Phần xúc tu mực phải còn nguyên vẹn và chắc chắn. Râu mực phải dính chặt vào phần đầu, nếu mềm và dễ rời ra thì mực đã bị ươn.
2. Những món ăn về mực ống ngon
Có rất nhiều sự lựa chọn khi chế biến mực ống thành món ăn, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một vài các món ăn hấp dẫn, phổ biến, dễ dàng chế biến tại nhà để quý khách hàng tham khảo, cụ thể như sau:
2.1 Mực ống chiên bơ
Nguyên liệu:
- 400g mực ống tươi
- Bột chiên giòn
- 2 quả trứng gà
- 10g bơ Tường An
- Tỏi băm nhỏ
- Gia vị: muối, đường, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu và để ráo nước;
Bước 2: Cắt mực thành những lát vừa ăn;
Bước 3: Pha bột chiên
Cho mực vừa cắt vào nước sôi có bỏ chút muối và vài lát gừng, trần sơ cho mực săn lại thì vớt ra.
Pha hỗn hợp bột chiên gồm bột chiên giòn, đường, muối. Đập 2 quả trứng gà, đánh đều lên.
Cho lần lượt từng miếng mực vào hỗn hợp bột vừa trộn rồi nhúng vào bát trứng gà, lặp lại 2 lần để miếng mực đính đều bột.
Bước 4: Làm nóng chảo, cho dầu vào đợi dầu sôi, bỏ mực vừa tẩm vào chiên, chú ý chiên với lửa vừa phải, lật thường xuyên để mực chín vàng đều.
2.2 Mực xào bông hẹ
Mực xào bông hẹ là một trong những món ăn hấp dẫn được chế biến từ mực mà bạn nên bổ sung vào thực đơn cho gia đình. Mực ống xào với bông hẹ mang một hương vị đậm đà, cắn vào miếng mực ta vẫn cảm nhận được độ dai giòn sần sật và vị ngọt mềm mà bông hẹ mang lại.
Chấm với một chén nước tương mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay là cực kỳ đưa cơm. Món này có thể làm một món mặn trong bữa cơm hằng ngày vô cùng ngon và đầy đủ chất nhé bạn, cách làm như sau:
Nguyên liệu:
- Mực 200 gr
- Bông hẹ 500 gr
- Rau cần tây 5 cây
- Gừng 1 củ
- Tỏi 1/3 củ
- Ớt 5 trái
- Đường 1 muỗng cà phê
- Hạt nêm 1 muỗng cà phê
- Dầu hào 1 muỗng cà phê
Cách làm:
Bước 1. Sơ chế mực
Mực sau khi mua về, bạn cần sơ chế thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và mùi tanh đặc trưng của mực giúp món ăn được thơm ngon hơn.
Mực mua về bạn bỏ hết nội tạng và túi mực, rửa thật sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Trụng sơ mực
Bạn bắt một nồi nước sôi lên bếp, nước sôi thì cho gằng cắt miếng vào nếu cho đến khi sôi lại thì cho tiếp phần mực đã sơ chế vào chần sơ qua.
Bạn chần cho đến khi mực hơi săn lại thì vớt mực ra. Bạn ướp mực cùng với một ít hạt nêm, một ít đường, tỏi băm và tiêu, sau đó trộn đều và ướp trong 15 phút.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Bạn cắt lát hình tím và tỏi rồi băm nhỏ. Bạn lấy 1 - 2 miếng gừng băm nhỏ tương tự.
Rau cần tây bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ. Bông hẹ bạn cắt khúc dài 5 cm. Cần lưu ý bỏ đi phần già cuối cọng bông hẹ.
Bạn đem bông hẹ ngâm với nước muối trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Bước 4: Xào mực với bông hẹ
Bạn bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, đợi đên khi dầu nóng thì cho tỏi và hành tím vào phi thơm. Tiếp đó bạn cho mực đã ướp gia vị vào xào chung.
Sau khi đã đảo đều mực bạn cho tiếp lá hẹ vào xào cùng với mực. Bạn nêm gia vị với phần hạt nêm và đường còn lại và dầu hào đã chuẩn bị.
Khi xào bạn để lửa lớn và đảo đều bông hẹ cùng mực. Khi lá hẹ và mực đã chín thì bạn cho tiếp phần lá cần tây đã cắt vào và tắt bếp.
Bạn rắc lên trên ớt trái cắt dài để trang trí thêm cho món ăn bắt mắt là đã hoàn thành rồi đấy.
Mực ống xào bông hẹ thơm ngon bổ dưỡng thật hoàn thành với phần mực giòn ngon và lá hẹ ngọt, mang đến hương vị hấp dẫn.
2.3 Mực ống rim me chua ngọt
Nguyên liệu:
- 1 kg mực ống tươi
- Nước sốt
- 4 quả cà chua
- 1 muỗng canh me tươi
- 1 chén con nước lọc
- 1 củ hành tây
- 2 củ cà rốt
- 4 muỗng canh dầu ô liu
- 3 muỗng canh nước mắm
- 1-2 muỗng canh đường thốt nốt
- 1 khóm tỏi
- 2 củ hành tím
- 2 khóm hành lá tươi
- 2 khóm ngò tươi
Cách làm:
2.4 Mực nhúng giấm
- G mực 500 ống
- Nước dừa 500 ml
- Giấm 80 ml
- Rượu trắng 80 ml
- Hành tím 30 g
- Sả 30 g
- Hành tây 30 g
- Ớt sừng 20 g
- Gừng 65 g
Cách bước làm:
Bước 1. Sơ chế mực
Mực ống mua về thì bạn tiến hành lột bỏ phần da rồi cắt mực làm đôi.
Tiến hành rửa mực với rượu trắng và vài lát gừng đã đập dập, bóp nhẹ nhàng để mực sạch hơn, sau đó rửa lại với nước sạch.
Dùng giấy ăn để thấm khô lượng nước còn lại trên mực rồi cắt mực thành từng miếng nhỏ.
Khứa những đường hình ca rô lên thân mực (không quá sâu) để mực nhanh chính và đẹp mắt hơn.
Tiếp tục cho phần mực đã cắt ra tô rồi cho vào 1 muỗng cà phê đường, sau đó bóp cho đến khi mực ra bọt. Sau đó rửa sạch mực lại với nước rồi để cho ráo nước.
Bước 2. Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hình múi cau nhỏ.
Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt thành từng khúc khoảng 3 - 4 cm.
Gừng cạo sạch vỏ, rửa sơ với nước rồi cắt thành từng sợi nhỏ.
Hành tím bạn bỏ vỏ rồi cắt thành từng lát nhỏ, nên cắt nhanh tay để không bị cay mắt. Ớt cũng rửa sơ với nước rồi cắt thành từng lát mỏng.
Bước 3. Nấu nước giấm
Bắc nồi lên bếp rồi cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành tím cắt lát vào và phi cho vàng thơm.
Cho vào nồi 500ml nước dừa tươi, thêm 80ml nước giấm, 3 muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy đều cho tan.
Đun sôi lăn tăn thì cho thêm gừng, sả, hành tây và ớt đã sơ chế vào nồi và tiếp tục đun sôi già.
Sau đó bạn có thể nêm nếm gia vị lại cho hợp với khẩu vị của mình nhé.
Nếu bạn ăn ít thì có thể múc nước giấm ra một cái nồi nhỏ khác rồi đun từ từ để thưởng thức.
Khi ăn chỉ cần nhúng mực vào nước giấm đang sôi cho đến khi mực chín rồi chấm với nước mắm ớt hay muối ớt xanh và thưởng thức thôi.
Bạn cũng có thể nhúng mực rồi cuốn bánh tráng cùng với bún và rau sống sau đó chấm với nước mắm chua ngọt thì rất tuyệt vời.
Mực nhúng giấm thơm ngon hấp dẫn. Mực chín vừa giòn dai sựt sựt và giữ được độ ngọt tự nhiên. Nước dùng thì chua chua ngọt ngọt ăn kèm với rau hay nước mắm cay nồng thì quả là một bữa ăn thật tuyệt vời.
3. Những đối tượng nào không nên ăn mực
Mực vốn là một món ăn có hàm lượng protein cao, cholesterol cao và theo Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng đối với nhiều người, nhưng cũng có những người không nên ăn chúng:
- Người bị dị ứng động vật có vỏ: Như với bất kỳ động vật có vỏ nào, mực có nguy cơ gây ra những phản ứng dị ứng. Một chất được gọi là tropomyosin có trong mực được coi là thủ phạm dẫn đến tình trạng này. Nếu không kiêng kỵ, có thể gây ra kích ứng da, ngứa hoặc dị ứng gây đau và các triệu chứng khác.
- Người bị bệnh gan mật hoặc bệnh tim mạch: Mực là một loại hải sản có hàm lượng cholesterol rất cao, sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực nhiều, để không làm tăng nồng độ cholesterol và khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người bị bệnh về dạ dày và lá lách: Mực quanh năm sống trong nước, bản chất là một thực phẩm thuộc tính lạnh, sau khi ăn món này vào cơ thể sẽ trở nên lạnh hơn. Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh, nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người mắc bệnh ngoài da: Mặc dù mực là một loại hải sản quý giá, nhưng chúng vẫn là động vật di chuyển tự do dưới nước, sau khi ăn, nó có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh ngoài da. Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì cố gắng không ăn mực, để không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.
Qúy khách có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách làm sa tế ớt thơm ngon, để được lâu, an toàn tại nhà cực đơn giản;
Tổng hợp 20 món ngon từ quả bơ hấp dẫn dễ làm, ăn là ghiền tại nhà;