Cuốn sách “Ô vuông quản lý” xuất bản năm 1964, R.Blake và S.Mouton đã đưa ra lý luận về ô vuông quản lý. Đây là một học thuyết nghiên cứu về các phương thức lãnh đạo của doanh nghiệp và tính hiệu quả của nó. Việc đề ra học thuyết này chủ yếu là nhằm phòng ngừa xu hướng cực đoan của công tác lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, tức xu hướng hoặc là quản lý một cách khoa học, hoặc là quản lý theo quan hệ nhân quần, hoặc là lấy sản xuất làm trung tâm, hoặc là lấy con người làm trung tâm, hoặc là lấy học thuyết X làm căn cứ, hoặc là lấy học thuyết Y làm căn cứ.

Trong cuốn “0 vuông quản lý mới”, Blake và Mouton cho rằng, mỗi tổ chức đều tồn tại 3 đặc tính phổ biến:

- Thứ nhất, mục đích. Mục đích của tổ chức công nghiệp là lợi nhuận. Để thực hiện mục đích đó cần phải tạo ra sản phẩm và dịch vụ, do đó nó có thê dùng sản xuất đê thể hiện.

- Thứ hai, con người. Muốn đạt tới mục đích của tổ chức cần phải có con người, hơn thế nữa lại cần rất nhiều người.

- Thứ ba, quyền lực. Trong nội bộ tổ chức, hoạt động chung của nhiều người cần phải được quản lý. Kết quả là làm cho mỗi người trong tổ chức đều phải chịu sự điều khiển của chế độ đẳng cấp quyền lực, trong đó có một số người được giao nhiệm vụ (quyền lực) điều khiển (quản lý) người khác. Tuy nhiên, mỗi người lại vận dụng quyền lực để quản lý người khác theo những phương pháp rất khác nhau.

Cuốn sách “Ô vuông quản lý” này gồm lời dẫn và 15 chương. Phương thức lãnh đạo được quy định trong các chương của cuốn sách này, điển hình nhất chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây.

1. Khái quát biểu đồ do Robert R. Blake và Jane s. Mouton cung cấp

Trong biểu đồ phương thức quản lý mới kiểu ô vuông do Robert R. Blake và Jane s. Mouton cung cấp, vị trí của các ô thể hiện một phong cách lãnh đạo theo một phương thức lãnh đạo đặc định.

Trong biểu đồ nói này, sự quan tâm đến sản xuất và quan tâm đến con người đều được thể hiện ở các điểm trong ô 9. Số 1 thể hiện mức độ quan tâm nhỏ nhất, số 5 thể hiện mức độ quan tâm bình quân hoặc trung bình, số 9 biểu hiện sự quan tâm lớn nhất, số 2 - 4 và 6 - 8 biểu hiện các mức độ quan tâm khác nhau của mỗi ô. Từ biểu đồ đó, ta có thể thấy, do sự kết hợp lẫn nhau ở những mức độ quan tâm khác nhau đối với sản xuất và con người, ta có thể biết được rất nhiều phương thức lãnh đạo.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc về 5 phương thức lãnh đạo điển hình nhất chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây.

2. Phương thức lãnh đạo "Định hướng 9.1"

Đối với định hướng 9.1. Đây là phương thức lãnh đạo, trong đó sản xuất được quan tâm đến mức độ cao nhất và con người được quan tâm ở mức thấp nhất.

Những người lãnh đạo làm việc theo phương thức lãnh đạo 9.1 này dựa vào quyền lực để điều khiển một cách hữu hiệu các thành viên cấp dưới của mình, tập trung toàn bộ tâm sức vào việc giành được sản lượng cao nhất mà không quan tâm đến nhu cầu của con người.

Đặc điểm của người lãnh đạo này là muốn làm cho mình có sức mạnh to lớn để có thể điều khiển và thống trị người khác.

Cái mà người lãnh đạo tâm niệm là: “Khi ta có đủ sức mạnh thì ta có thể loại bỏ mọi thế lực và đem ý chí của mình ấn cho người khác”.

Nguyên tắc của người lãnh đạo theo phương thức này là, chí có hiệu quả sản xuất tốt mới được coi là tốt. Với phương thức lãnh đạo này, mối quan hệ giữa cấp trên vớ’ cấp dưới chỉ là mối quan hệ uy quyền và phục tùng. Phương thức lãnh đạo này có thể đem lại năng suất cao trong một thời gian ngắn nhưng về lâu dài, tác dụng phụ của nó có thể làm cho năng suất hạ xuống.

Hay có thẻ nói, đây là phương thức quản lý sản xuất độc tài.

Ở đây, các nhà quản lý độc đoán muốn kiểm soát và thống trị nhóm của họ - có thể vì lý do cá nhân, hoặc nhu cầu tâm lý không lành mạnh. Họ không quan tâm đến con người của họ, họ chỉ muốn kết quả của những nỗ lực của họ. Tránh xa sự cực đoan, cách tiếp cận giống như Thuyết X này có thể phù hợp, trong một cuộc khủng hoảng.

Lý thuyết X nguồn gốc của hành vi này có nghĩa là các nhà quản lý ở đây thích thực thi các quy tắc, chính sách và thủ tục, đồng thời có thể xem ép buộc, khiển trách, đe dọa và trừng phạt là những cách hiệu quả để thúc đẩy nhóm của họ. Kết quả ngắn hạn có thể rất ấn tượng, nhưng đây không phải là một phong cách quản lý bền vững. Tinh thần đồng đội giảm nhanh chóng và ảnh hưởng đến hiệu suất trung và dài hạn.

3. Phương thức lãnh đạo "Định hướng 1.9"

Với định hướng 1.9. Đây là một phương thức lãnh đạo mà theo đó, sản xuất chỉ được quan tâm ở mức thấp nhất và con người được quan tâm ở mức cao nhất.

Những người lãnh đạo làm việc theo phương thức lãnh đạo theo định hướng 1.9 này đặt việc nhận được nhiều tình cảm tốt đẹp của đồng sự và cấp dưới đối với mình lên vị trí hàng đầu, còn đối với hiệu quả sản xuất thì không quan tâm. Suy nghĩ của loại người này là chỉ mong nhận được sự ủng hộ và ưu ái của mọi người để bảo vệ an toàn cho mình.

Do đó, họ bao giờ cũng nghĩ cách thỏa mãn lòng mong muốn và yêu cầu của các thành viên cấp dưới, tránh “đối đầu” với họ. Khi xảy ra xung đột, bao giờ họ cũng nghĩ cách vỗ về người có khúc mắc. Khi thực hiện chủ trương của mình, bao giờ họ cũng ưu tiên suy nghĩ đến ý kiến, thái độ và kiến giải của người khác, nên họ rất khó thực hiện một sự lãnh đạo chính diện. Với phương thức lãnh đạo này, hiệu quả sản xuất không thể cao dù là nhìn từ góc độ ngắn hạn hay dài hạn.

4. Phương thức lãnh đạo "Định hướng 1.1"

Phương thức lãnh đạo này không quan tâm đến sản xuất lẫn con người. Người lãnh đạo áp dụng phương thức lãnh đạo này đầu tư công sức vào công việc ít nhất. Họ chỉ mong giữ được chức vụ trong tổ chức mà không muốn bỏ sức cống hiến một cách hữu ích cho đồng sự và tổ chức.

Trong công việc, họ không muốn thay đổi môi trường, đồng thời cũng không nghĩ tới sự yêu quý, sự đánh giá tốt của người khác đối với mình. Họ tán thành việc khích lệ đối với nhân viên cấp dưới nhưng không được vượt quá chế độ đã quy định. Họ làm việc theo quy tắc nhưng chi là để không bị người khác dị nghị. Đối với những xung đột, họ giữ thái độ trung lập, nghĩ mọi cách đứng ra ngoài cuộc.

Với loại phương thức lãnh đạo này, hiệu quả sản xuất chỉ có thể duy trì được ở mức độ thấp nhất nhưng vẫn còn có thể chấp nhận được.

5. Phương thức lãnh đạo "Định hướng 5.5"

Đây là loại hình lãnh đạo thuộc “con đường trung gian”. Nguyên tắc làm việc của những người lãnh đạo theo phương thức này là luôn luôn bảo đảm sự nhất trí với đại đa số mà không bao giờ chạy lên phía trước.

Cái mà những người lãnh đạo ghi nhớ là: “Nếu cách nghĩ, cách nhìn và hành động của ta giống như mọi người và hơn một chút thì ta có thể giữ mãi được địa vị lãnh đạo của ta”.

Phương pháp làm việc của những người lãnh đạo là không phải dùng mệnh lệnh đề chi huy mà là dùng phương pháp khích lệ và cảm thông để cầu khẩn và thuyết phục người khác bằng lòng làm việc cho họ.

Đặc điểm của loại người quản lý này là thiếu tinh thần sáng tạo, thà dựa vào truyền thống, thực tiễn của quá khứ và quyết đoán của người khác hơn là sáng tạo. Do đó, xét về lâu dài, loại người lãnh đạo này sẽ bị tụt dần đằng sau người khác.

6. Phương thức lãnh đạo "Định hướng 9.9"

Phương thức lãnh đạo này cũng quan tâm đến con người và sản xuất ở mức độ cao. Xét trên tổng thể, đây là một phương thức lãnh đạo theo kiểu hiệp tác.

Những người lãnh đạo theo phương thức lãnh đạo này thường khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào công việc quản lý, mạnh dạn gánh vác trách nhiệm.

Mục tiêu mà họ tìm kiếm và theo đuổi là vừa thỏa mãn được yêu cầu chung của tổ chức vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhàn, do đó mà kích thích được tinh thần hiến thân của cấp dưới.

Những người lãnh đạo coi trọng những quyết sách hoàn thiện, vì thế có thể lắng nghe và coi trọng những quan niệm, ý kiến và cách nhìn khác nhau nhằm tìm ra những biện pháp giải quyết tốt nhất.

Những người lãnh đạo đề xướng sự tôn trọng lẫn nhau gịữa cấp trên và cấp dưới, tự do trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong tổ chức, công khai thể hiện cách nghĩ và cảm nhận của mình. Khi xung đột sắp xuất hiện, họ có thổ nhìn thẳng vào những bất đồng, nghĩ cách giải quyết nó, cố hết sức làm cho hai bên hiểu nhau và đi đến nhất trí trước khi xảy ra xung đột.

Ngoài 5 loại hình trên, người ta còn có thể tìm ra nhiều loại hình khác nhau nữa.

Ở đây, việc kết hợp sự quan tâm đến sản xuất và con người sẽ nói lên phương thức thực hiện quyền lực của người lãnh đạo. Nhưng có một điều cần phải chú ý là, sự quan tâm về mọt mặt nào đó, cho dù mức độ như nhau, song nếu vị trí của nó đặt ở các ô khác nhau thì tính chất quan tâm của nó cũng khác nhau.

Ví dụ, trong trường hợp con người nhận được sự quan tâm lớn nhất và sản xuất không được quan tâm lắm thì biểu hiện của sự quan tâm đó đối với con người sẽ làm cho con người cảm thấy “hạnh phúc”, nhưng khi con người và sản xuất đều nhận được sự quan tâm lớn nhất thì biểu hiện của sự quan tâm đó đối với con người sẽ làm cho con người chăm chú làm việc vì mục đích của tổ chức.

Hai tác giả Blake và Mouton cho rằng, việc một người lãnh đạo trong một mỏi trường đặc biệt nào đó, rốt cuộc sẽ dùng phương thức lãnh đạo nào chủ yếu được quyết định bới 5 nhân tố:

- Nhân tố thứ nhất, tình hình của tổ chức mà người lãnh đạo làm việc ở đó.

Ví dụ, tổ chức đó dành cho họ quyền tự chủ đến mức nào.

- Nhân tố thứ hai, tình thế mà người lãnh đạo phải đương đầu. Thí dụ, tình thế bình thường hay không bình thường.

- Nhân tố thứ ba, chuẩn mực hành vi của người lãnh đạo.

- Nhân tố thứ tư, cá tính của người lãnh đạo.

- Nhân tố thứ năm, người lãnh đạo đã có cơ hội học tập và thể hiện phương thức lãnh đạo đó chưa?

Các ông còn cho rằng, để ứng phó với sự biến đổi của hoàn cảnh, mỗi người lãnh đạo không chỉ áp dụng một phương thức lãnh đạo, mà còn phải có một hoặc một số phương thức lãnh đạo khác để dùng làm phương thức dự bị, có nghĩa là phương thức lãnh đạo không thể cố định, bất biến.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)