1. Quy đinh về bằng sáng chế

Bằng sáng chế hay bản quyền (patent) là chứng chỉ công nhận đặc quyền tạm thời đối với sản phẩm, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới mà chính phủ cấp cho nhà sáng chế hoặc phát minh.

Biện pháp bảo hộ bản quyền được coi là một công cụ quan trọng để thúc đẩy tiến bộ công nghệ thông qua việc tạo cơ hội cho các nhà sáng chế, cải tiến thu lại chi phí nghiên cứu và triển khai, cũng như đảm bảo cho họ kiếm được lợi nhuận dưới dạng phần thưởng cho sự chấp nhận rủi ro.

Để tối thiểu hóa nguy cơ khai thác mang tính độc quyền, bằng sáng chế hoặc bản quyền chỉ được cấp cho một khoảng thời gian nhất định, thường là 17 năm.

 2. Điều kiện được cấp bằng sáng chế

Sáng chế được cấp bằng phải có tính chất công nghiệp, không trái với trật tự công cộng không có hại cho sức khỏe của nhân dân không trái với phong tục tập quán tốt đẹp và phải có tính chất mới.
ở Pháp do không có chế độ kiểm tra sơ bộ như ở một số nước cho nên có thể có trường hợp sáng chế không đủ những điều kiện nói trên mà được cấp bằng. Trong trường hợp này ,người thứ ba có quyền đề nghị hủy bằng sáng chế đó bằng một quyết định của tòa án.
1. Tính chất công nghiệp.
Sáng chế phải có khả năng áp dụng vào công nghiệp cho nên không cấp bằng sáng chế cho một ý kiến trừu tượng một phương pháp hoặc một cơ chế. Nếu người sáng chế đưa ra một nguyện tắc thì cần phải mô tả vật đã được áp dụng nguyên tắc đó và vật đó được sử dụng trpng công nghiệp như thế nào ;
Không cấp bằng sáng chế về sản phẩm công nghiệp và về lĩnh vực không thuộc kỹ thuật công nghiệp.
Nếu là vật bài trí ,trang trí,thời trang,thị hiếu thì việc bảo hộ do pháp luật về hình vẽ và kiểu dáng quy định
Cũng không cấp bằng sáng chế cho  phát minh khoa học
Sáng chế có thể được áp dụng trong công nghiệp, tức là vật được sáng chế được sản xuất và áp dụng trong mọi ngành công nghiệp kể cả trong nông nghiệp.
2. Tính chất hợp pháp và hợp đạo lý. , .
Đối tượng của sáng chế không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức.
Từ khi có dụ ngày 4-2-1959, có thể cấp bằng sáng chế cho những dược phẩm trước đó chưa được cấp bằng nếu có đủ một số điều kiện cần thiết
3. Sáng chế phải có tính chất mới.
Pháp luật coi sáng chế có tính chất mới nếu nó không phải là kỹ thuật hiện hành.
Những sáng chế mới bao gồm: Sáng chế sản phẩm công nghiệp mới,sáng chế phương pháp mới, hoặc cách áp dựng mới "những phương pháp cũ, hoặc kết hợp phương pháp cũ với phương pháp mới
Nếu chỉ có thay đổi về hình dáng ,kích thước,độ to nhỏ hoặc chất liệu thì về nguyên tắc, chưa đủ dể được coi là sáng chế
Trong thực tế, để xét xem một sáng chế có tính chất tốt hay không, người ta phải tìm xem sáng chế đó đã được mô tả trong một bằng sáng chế hoặc trong một tài liệu đã được công bố trước không hoặc đã được thực hiện 
 4. Hoạt động sang chế
Sáng chế phải là mộtt hoạt động, sáng chể, tức là đối với nhà chuyên môn nó không thể rút ra một cách tất yếu từ hiện trạng của kỹ thuật 

3. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký bằng sáng chế

Thẩm định hình thức: là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn còn nếu không sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ: đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.

Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm (ngày chấp nhận đơn hợp lệ) tùy theo ngày nào muộn hơn. 

Nội dung công bố đơn đăng ký là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có). Đơn được được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Yêu cầu thẩm định nội dung: trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên) người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn. Cục Sở hữu trí tuệ chỉ thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung.

Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời hạn đó.

Thẩm định nội dung: là đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền sáng chế cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký cấp Bằng độc quyền sáng chế là không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn

Quyết định cấp văn bằng bảo hộ: căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Bằng độc quyền sáng chế, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ.

Nếu người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Bằng độc quyền sáng chế cho người nộp đơn, đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ. Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

4. Quyền của người được cấp bằng. 

Kể từ ngày được cấp bằng, nhà sáng chế được gọi là mình đã được cấp bằng sáng chế và ghi danh nghĩa đồ trong các chứng thư, tài liệu giao dịch và ở những sản phẩm do người đó sản xuất theo sáng chế được cấp bằng. 
Không ai có thể tự coi là người được cấp bằng nếu không được cấp bằng sáng chế hoặc được có một quyền đối với bằng đó như người được chuyển nhượng li xăng.

5. Độc quyền khai thác.

Trong suốt thời gian bằng sáng chế có hiệu lực, người được cấp bằng được độc quyền khai thác sáng chế và từ đó họ có quyền kiện những người làm giả. Những người này có thể bị xử lý bằng những chế tài về hình sự (phạt tiền và có thể phạt tù) hoặc về dân sự (cấm tiếp tục làm hàng giả ;bồi thường cho người được cấp bằng về những thiệt hại ,tịch thu hàng giả, công bố quyết định của tòa án).
Luật số 84 - 500 ngày 27-6 -1984 đã sửa đổi và bổ sung một số quy định của luật số 68 - 1 ngày 2-1-1968 về bằng sáng chế.Pháp lệnh ngày 16 -10-1984 đã sửa đổi điều 108 của pháp lệnh ngày 19-9-1979. Theo những vốn bản nói trên thì hướng chung là tăng cường bảo hộ sáng chế bằng những biện pháp có hiệu qủa hơn và tạo điều kiện dễ dàng cho việc xin bảo hộ sáng chế.
a) Bảo hộ có hiệu qủa hơn
Hiệu quả của. việc bảo hộ phụ thuộc rất nhiều vào chế tài đối với những vi phạm .Vì vậy luật ngày 27-6-1984 nhằm bảo đảm việc xử phạt được nhanh chóng đối với kẻ làm giả.Điều 54 mới của luật ngày 2-1-1968 bảo đảm về thủ tục như sau: "Đối với việc giả mạo có liên quạn đến bằng sáng chế bị khai thác với mức độ quan trọng trên nước Pháp, Chánh án có quyền tiến hành thủ tục khẩn cấp tạm thời cấm tiếp tục việc được coi là làm giả,quyết định chế tài nếu không chịu chấp hành khi việc làm giả có thể gây ra những hậu qủa không thể khắc phục được và nội dung vụ kiện có tính chất quan trọng.Chánh án chỉ quyết định cấm tiếp tục việc được coi là làm giả nếu người được cấp bằng có đơn yêu cầu trong một thời gian ngắn sau khi biết được việc đó. Chánh án cũng có quyền yêu cầu nguyên đơn phải nộp bảo đảm để đề phòng trường hợp họ phải bơi thường vì việc kiện về giả mạo không có căn cứ". Án lệ có nhiệm vụ chỉ rõ những  điều kiện để được áp dụng những biện pháp bảo hộ.Điều văn của điều 54 dường như buộc thẩm phán phải kết hợp quyết định cấm tiếp tục làm  gịả với quyết định một chế tài để buộc phải chấp hành quyết định cấm tiếp tục làm giả.
b) Bảo hộ người thứ ba ngay tình.
Cơ chế bảo hộ sáng chế cụng bảo đảm an toàn cho cả những người thứ ba ngay tình. Điều 58 được đưa vào luật ngày 27-1-1984 bảo hộ những doanh nghiệp ngay tình bị ngừng phát triển kỹ thuật do sợ bị kiện ỵề lạm giả .Điều 58  viết như sau:"Người chứng minh đựợc là mình đang kinh doanh trên lãnh thổ Pháp hoặc đã chuẩn bị thực sự và nghiêm chỉnh cho việc kinh doanh có thể yêu cầu người chủ bằng sáng chế hãy tỏ thái độ phản kháng hay không đối với việc khai thác một công nghiệp mà nhà kinh doanh mô tả rõ và thông báo cho chủ bằng sáng chế. Nếu nhà kinh doanh không tán thành việc trả lời của chủ bằng sáng chế, hoặc người được cấp bằng sáng chế im lặng trong vòng ba tháng, thì nhà kinh doanh có quyền đệ đơn ra tòa yêu cầu tòa án xét xử là bằng sáng chế không ngăn trở công việc khai thác của mình và điều đó vẫn không ngoại trừ yêu cầu hủy bằng sáng chế và cũng không ngoại trừ việc sau này có thể kiện về làm hàng giả do người khai thác không làm đúng sự mô tả đã được thông báo. Nguyên đơn phải chịu án phí về việc kiện nói về điều này. Quyết định của tòa án về việc này có hiệu lực pháp luật tương đối và không có ảnh hưởng gì đến việc kiện về làm giả và kiện yêu cầu hủy bằng sáng chế.
c) Yêu cầu bảo hộ dễ dàng hơn. .
Giúp đỡ những người thu nhập thấp. Quy định về công nhận sáng chế chỉ được sửa đổi rất ít. Trước đây, điều 70 của luật ngày 2-1-1968 quy định người nộp đơn xin bảo họ sáng chế thường trú ở Pháp có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế thu nhập của thể nhân thì được giảm lệ phí xin bảo hộ (nay giảm 60 %) Luật mới bổ sung hai khoản vào điều này là theo yêu cầu của họ những người này còn được sự giúp đỡ của hội đồng về sáng chế trong những thủ tục trước Viện quốc giá về sở hữu công nghiệp .Viện này chịu chi phí về sự giúp đỡ đó.

6. Chuyển nhượng bằng sáng chế. 

Bằng sáng chế là tài sản vô hình, có thể là di sản của người chết hoặc chuyển nhượng giữa những người còn sống
Chủ bằng sáng chế có thể chuyến nhượng toàn bộ bẳng đó hoặc chuyển nhượng một phần (chuyển nhượng cho khai thác, một thời gian hoặc ở một khu vực nhất định). 
Mặt khác, có thể chuyển nhượng riêng bằng sáng chế hoặc chuyển nhượng bằng sáng chế như một thành phần của cơ sở thương mại hoặc công nghiệp. Phải có văn bản chuyển nhượng và muốn cho văn bản này có giá trị với người thứ ba thì phải đăng ký vặn bản đó, vào sổ bằng sáng chế ở Viện quốc gia về sở hữu công nghiệp..
Việc chuyển nhượng cũng có thể được thực hiện dưới hình thức đưa bằng đó góp vào một công ty.

7. Mua bán quyền sử dụng sáng chế

Người được cấp bằng có thể giữ quyền sở hữu sáng chế nhưng nhường cho mộtt thể nhân hoặc pháp nhân quyền sử dụng sáng chế. Họ phải ký với người thứ ba một hợp đồng li- xăng ,và hợp đồng phải được đăng ký vào sổ bằng sáng chế như trường hợp chuyển nhượng bằng sáng chế.
Người khai thác phải trả cho chủ bằng sáng chế tiền được định trước hoặc trả cho người này hằng năm một số tiền nhất định hoặc tính theo một tỷ lệ tương ứng với doanh số. 
Người mua li xăng có quyền khai thác sáng chế và đó còn là nghĩa vụ của họ nữa.
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng.
Trong một số trường hợp pháp luật bắt buộc người được cấp bằng phải chuyển quyền sử dụng đặc biệt là trong trường hợp họ đã không khai thác sáng chế trong ba năm sau khi được cấp bằng hoặc bốn năm sau khi có đơn xin cấp bằng.
Đó còn là trường hợp các bên đã có hợp đồng trong đó một thể nhân hay pháp nhân cho phép dùng tên và nhãn hiệu của mình kèm theo trợ giúp kỹ thuật để ứng dụng một phương pháp sản xuất đã được cấp bằng sáng chế hoặc chưa được cấp bằng đó.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!