1. Một số quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia:

1.1 Quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực lập pháp

Khả năng và mức độ tham gia của Nguyên thủ quốc gia vào quá trình lập pháp phụ thuộc vào hình thức chính thể của Nhà nước.

Ở những nước theo chính thể Quân chủ lập hiến và chính thể Cộng hòa Nghị viện, Nhà vua hoặc Tổng thống được coi như một thành phần của Nghị viện. Nguyên thủ quốc gia có quyền khai mạc và bế mạc các kỳ họp của Nghị viện (thường kỳ và không thường kỳ). Nguyên thủ quốc gia cũng có thể giải tán Nghị viện trước thời hạn và quyền chỉ định bầu cử Nghị viện mới có quyền triệu tập các kỳ họp bất thường, có quyền trả lại các dự án luật đã được Nghị viện thông qua và yêu cầu Nghị viện phải thảo luận lại lần hai. Tuy nhiên, ở nhiều nước những quy định trên chỉ mang tính chất hình thức.

Ở những nước có chính thể Cộng hòa Tổng thống mà Hoa Kỳ là nước điển hình Tổng thống với quyền VETO (quyền phủ quyết) có thể can thiệp sâu vào lĩnh vực lập pháp. Các luật bị Tổng thống phủ quyết Quốc hội (Congress) phải thảo luận lại lần thứ hai và luật chi có thể ban hành được nếu được từ 2/3 trở lên số Nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Thực tiễn ở Hoa Kỳ cho thấy 95% các luật bị Tổng thống phủ quyết không thể ban hành được. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng thống kê sau đây:

Tổng thống

Số lần sử dụng VETO

Số lần Quốc hội thắng Tổng thống

1. Franklin

Roosevelt

635

9

2. Harry

Truman

250

12

3. Dwight

Eisenhower

181

2

4. John

Kennedy

21

0

5. Lyndon

Johnson

30

0

6. Richard

Nixon

42

6

7. Gerald

Ford

72

12

8. Jimmy

Carter

31

2

9. Ronald

Regan

78

9

10. George

Bush

24

0

 

 

 

 

Quyền phủ quyết có thể chia làm bốn loại: Quyền phủ quyết tuyệt đối, quyền phủ quyết tương đối, quyền phủ quyết lựa chọn và quyền phủ quyết bỏ túi (pocket veto).

- Quyền phủ quyết tuyệt đối được quy định ở đa số các nước quân chủ lập hiến loại trừ Nhật Bản và Nauy. Quyền phủ quyết tuyệt đối được hiểu là quyền của Hoàng đế bác bỏ dự án luật dã được Nghị viện thông qua. Sự bác bỏ này mang tính chất quyết định, Nghị viện không có cách gì có thể khắc phục được. Quyền phủ quyết tuyệt đối ngày nay chỉ mang tính chất hình thức, trên thực tế hầu như không được sử dụng;

  • Quyền phủ quyết tương đối là quyền phủ quyết hiện nay đang được áp dụng ở Hoa Kỳ và một số nước cộng hòa Tổng thống. Quyền phủ quyết này Nghị viện có thể khắc phục được bằng việc thảo luận lại lần thứ hai và với 2/3 trở lên số phiếu thuận trong biểu quyết này;
  • Quyền phủ quyết lựa chọn hiện nay đang được áp dụng ở Mehico và Argentina, Pháp. Nếu quyền phủ quyết tuyệt đối và tương đối đều là sự phủ quyết toàn văn dự luật thì sự phủ quyết lựa chọn cho phép Tổng thống có thể phủ quyết một phần một số điều khoản của dự án luật;
  • Quyền phủ quyết bỏ túi (Pocket veto) là quyền phủ quyết đang được áp dụng ở Hoa Kỳ. Có thể coi đây là một dạng đặc biệt của quyền phủ quyết tuyệt đối. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ tất cả các dự thảo luật đã được Hạ nghị viện và Thượng nghị viện thông qua trước khi được ban hành thành luật phải đệ trình lên Tổng thống. Nếu Tổng thống tán thành dự thảo luật Tổng thống sẽ ký vào dự luật đó, nếu không đồng ý Tổng thống sẽ gửi trả lại với các bác luận của Tổng thống cho viện đã khởi xướng luật. Những dự luật mà Tổng thống không gửi trả lại trong kỳ hạn 10 ngày (không kể ngày chủ nhật) sau ngày dự luật được đệ trình lên Tổng thống sẽ trở thành đạo luật, coi như là Tổng thống đã phê chuẩn dự luật đó rồi. Nhưng nếu như những dự luật do Quốc hội thông qua trong 10 ngày cuối kỳ họp lại bị Tổng thống bác bỏ thì sự phủ quyết này mang tính chất tuyệt đối vì Quốc hội đã kết thúc kỳ họp và không còn khả năng để thảo luận lại và biểu quyết lần hai. Quyền phủ quyết bỏ túi được áp dụng khá thường xuyên ở Hoa Kỳ. Tổng thống Frankin Roosevelt trong 12 măm ở cương vị Tổng thống đã áp dụng 263 lần “quyền veto bỏ túi”. Tổng thống Harry Truman 70 lần, Tổng thống Dwight Eisenhower 108 lần, Tổng thống Ronald Reagan 39 lần, Tổng thống George Bush 24 lần.

 

1.2 Quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại

Trong lĩnh vực đối ngoại vai trò của Nguyên thủ quốc gia đặc biệt quan trọng. Hiến pháp hiện hành của Cộng hòa Liên bang Đức quy định Tổng thống là người thay mặt Liên bang trong các quan hệ Pháp luật quốc tế. Hiến pháp hiện hành của Tây Ban Nha cũng xác định Hoàng đế là người thực hiện quyền đại diện Tối cao của Tây Ban Nha trong các quan hệ quốc tế. Đạo luật cơ bản của Pháp, Hiến pháp 1958 đã trao quyền thực hiện đàm phán về ký kết hiệp ước và phê chuẩn chúng cho Tổng thống. Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định Tổng thống có quyền (với sự tư vấn và đồng ý của Thượng nghị viện) ký kết các hiệp ước quốc tế, chỉ định các nhà ngoại giao, đại diện lãnh sự. Thẩm quyền rất rộng của Tổng thống Hoa Kỳ trong lĩnh vực đối ngoại không chỉ dựa trên cơ sở Hiến pháp mà còn dựa trên cơ sở các quyết định của Pháp viện tối cao, Nghị quyết của quốc hội và các luận thuyết về chủ quyền đối ngoại. Ở các Nhà nước tư sản khác thực quyền của Tổng thống không những phụ thuộc vào việc quy định của Hiến pháp mà còn phụ thuộc vào phong tục, truyền thống và thực tiễn của đời sống chính trị của quốc gia. Vì vậy, việc quy định trong Hiến pháp và thực tiễn có thể khác nhau rất xa. Ví dụ: Theo Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức thì quyền hạn của Tổng thống rộng hơn rất nhiều quyền hạn của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp của Mỹ. Nhưng trên thực tế quyền hạn của Tổng thống Mỹ lại rộng hơn rất nhiều so với quyền hạn của Tổng thống Liên bang Đức.

Ở những nước Cộng hòa Nghị viện nhiều quyền hạn của Tổng thống trên thực tế lại do Thủ tướng và Chính phủ thực hiện.

Ở những nước Cộng hòa lưỡng tính phụ thuộc vào khung cảnh chính trị khác nhau mà quyền hạn đối ngoại của Tổng thống có thể

mXem: ‘‘La Présidence amérícaìn”Marie France Toinet; Nxb. Montchrestien paris 1991, tr.76. khác nhau. Ví dụ, khi Tổng thống thuộc về đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện thì Tổng thống có thể có vai trò thống trị về hoạt động đối ngoại. Ngược lại nếu Tổng thống không phải là thành viên của Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện thì quyền hạn của Tổng thống sẽ bị hạn chế hơn. Ở các nước Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống đều có vai trò chủ đạo trong việc lãnh đạo và quản lý các công việc đối ngoại. Nhìn chung, thẩm quyền đối ngoại của Nguyên thủ quốc gia thể hiện chủ yếu trên những mặt sau:

  • Thực hiện quyền đại diện tối cao của Nhà nước trong quan hệ đối ngoại;
  • Bổ nhiệm các đại sứ, lãnh sứ, các viên chức ngoại giao khác ra nước ngoài;
  • Chỉ đạo công tác chuẩn bị, đàm phán, ký kết các hiệp ước quốc tế;
  • Tuyên bố chiến tranh và hòa bình.

 

1.3 Thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp

Theo thuyết phân chia quyền lực của Charles Montesquieu, Hiến pháp và các văn bản pháp luật quan trọng khác của Nhà nước tư sản đều tuyên bố sự độc lập của quyền tư pháp đối với quyền lập pháp và hành pháp. Tuy vậy Nguyên thủ quốc gia vẫn giữ rất nhiều quyền lực cho phép nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bộ máy tư pháp. Những thẩm quyền quan trọng của Tổng thống trong lĩnh vực tư pháp là:

  • Bổ nhiệm các chức vụ cao cấp trong ngành tòa án;
  • Chủ tịch Hội đổng thẩm phán cao cấp, cơ quan xem xét vấn đề kỷ luật và tổ chức của hệ thống tòa án;
  • Thực hiện quyền đặc xá và ân xá.

 

1.4 Thẩm quyền đặc biệt

Ở nhiều Nhà nước tư sản Như Hoa Kỳ, Pháp, Mêxicô, Colombia v.v... Nguyên thủ quốc gia có thẩm quyền đặc biệt. Đó là tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố lệnh giới nghiêm, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự. Thẩm quyền đặc biệt gắn liền với những hoàn cảnh đặc biệt, thông thường đó là hoàn cảnh chiến tranh.

 

2. Nguyên thủ Quốc gia của Vương quốc Anh:

Nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất dân tộc. Nữ hoàng theo quy định của luật là người đứng đầu chính quyền hành pháp, tư pháp và là một trong ba yếu tố cấu thành cơ quan lập pháp - Nghị viện; là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang; Thống đốc tối cao của quốc giáo của Liên hiệp Vương quốc. Nữ hoàng bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Chính phủ. Nữ hoàng khai mạc, bế mạc các Kỳ họp của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ viện. Nữ hoàng có thể ký kết các Điều ước quốc tế, tuyên bố chiến tranh và hoà bình, phong hàm cấp tướng, bổ nhiệm các thẩm phán và các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, bổ nhiệm các đại sứ và cán bộ ngoại giao cấp cao của Vương quốc Anh ra nước ngoài và các tổ chức quốc tế, tiếp đón các đại sứ và các nhà ngoại giao nước ngoài.

Mặc dù theo quy định của các luật quan trọng được coi là Hiến pháp của Anh quốc quyền lực của Vua rất rộng, tuy nhiên “Vua trị vì mà không cai trị” vì Vua chỉ thực hiện các chức năng của mình một cách hình thức theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc Nghị viện. Theo Paul Silk và Rhodri Walter trong cuốn “Nghị viện hoạt động như thế nào?” (How parliament works). Vua có quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn các dự luật đã được hai viện của Nghị viện thông qua. Tuy nhiên, trong thực tiễn, lần cuối cùng mà Vua không phê chuẩn luật do Nghị viện làm ra là vào năm 1707 dưới thời Nữ hoàng Anne. Nhà Vua hầu như phải thực hiện chức năng của mình theo ý chí của Thủ tướng và Nghị viện. Một nhà văn Anh thế kỷ XIX nổi tiếng là Walter Bagehot đã viết: “ Nữ hoàng buộc phải ký cả lệnh xử tử hình mình nếu cả hai Viện nhất trí gửi lệnh đó cho bà”. Từ thế kỷ XVIII đến nay nhà Vua hầu như không tham gia chính trị như người Anh thường nói “Nhà Vua ở trên Chính trị” (The Queen is above politics). Giải thích về sự không tham gia chính trị của Nữ hoàng Anh nhà văn Bagehot cho rằng: “Bí ẩn chính là cuộc sống. Chúng ta không cần phải để Nữ hoàng cao thượng của chúng ta tham dự vào các trận đánh của chính trường. Chính điều đó đã nâng cao vị thế của nữ hoàng và người dân sẽ kính trọng nữ hoàng hơn.” Quyền lực của nhà Vua do vậy thường thể hiện ở các nghi lễ với các hình thức long trọng mà mọi người phải tuân thủ.

Chính phủ Anh do Thủ tướng đứng đầu được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện. Điểm đặc biệt cần nói đến là Chính phủ Anh có khá nhiều thành viên. Chính phủ Anh năm 1977 có 23 thành viên Nội các, 28 các Bộ trưởng không phải thành viên Nội các, 4 Bộ trưởng thuộc Văn phòng Nữ hoàng (gọi là Law Officers of the Crown) nằm ngoài Nội các và trên 50 Quốc vụ khanh (gọi là Junior Ministers) bao gồm các Thư ký Nghị viện (Parliamentary secretaries), Thư ký tài chính (Financial Secretaries), Người phụ trách một đảng (Government whip)... Như vậy phải có trên 100 thành viên Chính phủ. Từ năm 2000 Chính phủ không thể vượt quá 82 thành viên, trong đó không thể vượt quá 63 Bộ trưởng nhà nước (Minister of State) hoặc Thư ký Nghị viện (Parliamentary Secretaries. Hầu hết các Bộ trưởng là thành viên của Hạ viện, một số Bộ trưởng là thành viên của Thượng viện. Bộ trưởng tư pháp (Lord Chancellor) luôn luôn là người của Thượng viện và là Chủ tịch của Thượng viện (Speaker).Trung tâm của Chính phủ là Nội các, thường có từ 20 đến 23 Bộ trưởng quan trọng nhất. Chính phủ của Thủ tướng Tony Blair năm 2000 có Nội các gồm Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ.

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngân khố (Prime Minister and First Lord of the Treasury) - Tony Blair.

Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:

  • Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
  • Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
  • Hiến pháp Italia 1947
  • Hiến pháp Nhật Bản 1946
  • Hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992
  • Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê qua số: 1900.6162 để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!