Luật sư tư vấn:

1. Nguyên thủ Quốc gia Vương quốc Anh:

Nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất dân tộc. Nữ hoàng theo quy định của luật là người đứng đầu chính quyền hành pháp, tư pháp và là một trong ba yếu tố cấu thành cơ quan lập pháp - Nghị viện; là Tổng tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang; Thống đốc tối cao của quốc giáo của Liên hiệp Vương quốc. Nữ hoàng bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng và theo đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Chính phủ. Nữ hoàng khai mạc, bế mạc các Kỳ họp của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ viện. Nữ hoàng có thể ký kết các Điều ước quốc tế, tuyên bố chiến tranh và hoà bình, phong hàm cấp tướng, bổ nhiệm các thẩm phán và các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước, bổ nhiệm các đại sứ và cán bộ ngoại giao cấp cao của Vương quốc Anh ra nước ngoài và các tổ chức quốc tế, tiếp đón các đại sứ và các nhà ngoại giao nước ngoài.

Mặc dù theo quy định của các luật quan trọng được coi là Hiến pháp của Anh quốc quyền lực của Vua rất rộng, tuy nhiên “Vua trị vì mà không cai trị” vì Vua chỉ thực hiện các chức năng của mình một cách hình thức theo yêu cầu của Thủ tướng hoặc Nghị viện. Theo Paul Silk và Rhodri Walter trong cuốn “Nghị viện hoạt động như thế nào?” (How parliament works). Vua có quyền phê chuẩn hay không phê chuẩn các dự luật đã được hai viện của Nghị viện thông qua. Tuy nhiên, trong thực tiễn, lần cuối cùng mà Vua không phê chuẩn luật do Nghị viện làm ra là vào năm 1707 dưới thời Nữ hoàng Anne. Nhà Vua hầu như phải thực hiện chức năng của mình theo ý chí của Thủ tướng và Nghị viện. Một nhà văn Anh thế kỷ XIX nổi tiếng là Walter Bagehot đã viết: “ Nữ hoàng buộc phải ký cả lệnh xử tử hình mình nếu cả hai Viện nhất trí gửi lệnh đó cho bà”. Từ thế kỷ XVIII đến nay nhà Vua hầu như không tham gia chính trị như người Anh thường nói “Nhà Vua ở trên Chính trị” (The Queen is above politics). Giải thích về sự không tham gia chính trị của Nữ hoàng Anh nhà văn Bagehot cho rằng: “Bí ẩn chính là cuộc sống. Chúng ta không cần phải để Nữ hoàng cao thượng của chúng ta tham dự vào các trận đánh của chính trường. Chính điều đó đã nâng cao vị thế của nữ hoàng và người dân sẽ kính trọng nữ hoàng hơn.” Quyền lực của nhà Vua do vậy thường thể hiện ở các nghi lễ với các hình thức long trọng mà mọi người phải tuân thủ.

 

2. Chính phủ Vương quốc Anh:

2.1 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

Chính phủ Anh do Thủ tướng đứng đầu được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện. Điểm đặc biệt cần nói đến là Chính phủ Anh có khá nhiều thành viên. Chính phủ Anh năm 1977 có 23 thành viên Nội các, 28 các Bộ trưởng không phải thành viên Nội các, 4 Bộ trưởng thuộc Văn phòng Nữ hoàng (gọi là Law Officers of the Crown) nằm ngoài Nội các và trên 50 Quốc vụ khanh (gọi là Junior Ministers) bao gồm các Thư ký Nghị viện (Parliamentary secretaries), Thư ký tài chính (Financial Secretaries), Người phụ trách một đảng (Government whip)... Như vậy phải có trên 100 thành viên Chính phủ. Từ năm 2000 Chính phủ không thể vượt quá 82 thành viên, trong đó không thể vượt quá 63 Bộ trưởng nhà nước (Minister of State) hoặc Thư ký Nghị viện (Parliamentary Secretaries). Hầu hết các Bộ trưởng là thành viên của Hạ viện, một số Bộ trưởng là thành viên của Thượng viện. Bộ trưởng tư pháp (Lord Chancellor) luôn luôn là người của Thượng viện và là Chủ tịch của Thượng viện (Speaker).

 

2.2 Trung tâm của Chính phủ:

Trung tâm của Chính phủ là Nội các, thường có từ 20 đến 23 Bộ trưởng quan trọng nhất. Chính phủ của Thủ tướng Tony Blair năm 2000 có Nội các gồm Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ sau đây:

  1. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngân khố (Prime Minister and First Lord of the Treasury) - Tony Blair;
  2. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Môi trường, Giao thông và Vùng lãnh thổ (Deputy Prime Minister, Secretary for Environment,Transport and Regions) - John Prescott;
  3. Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chancellor of Exchequer) - Gordon Brown;
  4. Bộ trưởng phụ trách ngoại giao và các công việc của Khối thịnh vượng chung (Secretary of State for Foreign and Commonwealth Affaires) - Robin Cook;
  5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Chủ tịch Thượng viện (Lord Chancellor)- Lord Ivrine of Lairg;
  6. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Secretary of State for Home Department) - Jack Straw;
  7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và việc làm (Secretary of State for Education and Employment) - David Blunkett;
  8. Bộ trưởng Bộ Công Thương (Secretary of State for Trade and Industry) - Stephen Byers;
  9. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Thực phẩm (Secretary of State for Agriculture, Fisheries and Foot) - Nick Brown;
  10. Bộ trưởng phụ trách Scotland (Secretary of State for Scotland) - Dr. John Reid;
  11. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Secretary of State for Defence) - Geoff Hoon;
  12. Bộ trưởng Bộ Y tế (Secretary of State for Health) - Alan Milbum;
  13. Bộ trưởng, Chủ tịch Hạ viện (Leader of the House of Commons) - Margaret Beckett;
  14. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Truyền thông và Thể thao (Secretary of State for Culture, Media and Sport) - Chris Smith;
  15. Bộ trưởng Bộ An ninh xã hội (Secretary of State for Social Security) - Alistair Darling;
  16. Bộ trưởng phụ trách Bắc Alien (Secretary of State for Northern Ireland) - Peter Mandelson;
  17. Bộ trưởng phụ trách xứ Uên (Secretary of State for Wales) - Paul Muphy;
  18. Bộ trưởng Bộ phát triển quốc tế (Secretary of State for International Development) - Clare Shot;
  19. Bộ trưởng phụ trách con dấu, Lãnh đạo Thượng viện và Công tác phụ nữ (Lord Privy Seal, Leader of the Lords and Minister for Woman) - Baroness Jay of Paddington;
  20. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Nội các và Phụ trách Công quốc Lancaster (Minister for the Cabinet office and Chancellor of the Duchy of Lancaster) - Dr Mo Mowlem;
  21. Bộ trưởng Thư ký Nghị viện về ngân khố và Phụ trách Đảng (Parliamentary Secretary to the Treasury and Chief Whip) - Ann Taylor;
  22. Bộ trưởng phụ trách Ngân khố (Chief Secretary to the Treasury) - Andrew Smith.

Thông thường Nội các họp 1 tuần 2 lần.

Để giúp việc cho Nội các, các Uỷ ban thường trực và Uỷ ban Ad hoc được thành lập.

 

2.3 Ủy ban thường trực của Chính phủ:

Dưới thời Thủ tướng Thatcher, Chính phủ của Đảng bảo thủ có các Uỷ ban thường trực sau đây được thành lập:

  • Uỷ ban quốc phòng và chính sách đối ngoại;
  • Uỷ ban chiến lược kinh tế;
  • Uỷ ban con người và các vấn đề xã hội;
  • Uỷ ban lập pháp;

Chính phủ của Công Đảng năm 1997 có các Uỷ ban thường trực sau đây:

  • Uỷ ban kinh tế;
  • Uỷ ban môi trường;
  • Uỷ ban công vụ và chi tiêu công;
  • Uỷ ban chính quyền địa phương;
  • Uỷ ban công chức tri thức;
  • Uỷ ban Bắc Alien;
  • Ưỷ ban tư vấn với Đảng dân chủ tự do;
  • Uỷ ban quốc phòng và đối ngoại;
  • Uỷ ban chính sách chuyển giao;
  • Uỷ ban pháp luật;
  • Uỷ ban cải cách hiến pháp;
  • Uỷ ban pháp luật tương lai;
  • Uỷ ban nội vụ và công việc xã hội.

 

2.4 Bộ trưởng thuộc các Nội các của Chính phủ

Nội các của Chính phủ Gordon Brown bao gồm 23 Bộ trưởng của các Bộ quan trọng nhất, so với Chính phủ Tony Blair cũng có một số thay đổi nhất định;

  1. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngân khố và Bộ trưởng công vụ (Prime Minister, First Lord of the Treasury and Minister for Civil service) - Gordon Brown;
  2. Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Hạ viện, Bộ trưởng giữ ấn triện, Bộ trưởng bộ vì phụ nữ và sự bình đẳng (Leader of House of Commons and Lord Privy Seal, Minister for Women and Equality and deputising for the Prime Minister at PMQs) - Harriet Harman;
  3. Bộ trưởng Bộ kinh doanh, phát minh sáng chế và kỹ năng kiêm Chủ tịch Hội đồng cơ mật (First Secretary of State, Secrtary of State for Business, Innovation and Skills and Lord President of the Council) - Lord Mandelson;
  4. Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chancellor qf the Exchequer) - Alistair Darling;
  5. Bộ trưởng Bộ ngoại giao kiêm phụ trách Khối thịnh vượng chung (Secretary of State for Foreign and Commonwealth affaứs) - David Miliband;
  6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiêm Chủ tịch Thượng viện (Secretary of State for Justice and Lord Chancellor) - Jack Straw;
  7. Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Secretary of State for the Home Departement) - Alan Johnson;
  8. Bộ trưởng Bộ Môi trường, thực phẩm và các vâh đề nông thôn (Secretary of State for Environment, Food and Rural affairs) - Hilary Benn;
  9. Bộ trưởng Bộ phát triển quốc tế (Secretary of State for international development) - Douglas Alexander;
  10. Bộ trưởng Bộ các cộng đổng và chính quyền địa phương (Secretary of State for Communities and Local government) - John Denham;
  11. Bộ trưởng Bộ trẻ em, trường học và gia đình (Secretary of State for Children, Schools and Families) - Ed Balls;
  12. Bộ trưởng Bộ Năng lượng và thay đổi khí hậu (Secretary of State for Energy and Climate Change) - Ed Miliband;
  13. Bộ trưởng Bộ Y tế (Secretary of State for Health) - Andy Bumham;
  14. Bộ trưởng Bộ phụ trách Bắc Alien (Secretary of State for Northern Ireland) - Shaun Woodward;
  15. Bộ trưởng lãnh đạo Thượng viện và Phụ trách Công quốc Lancaster (Leader of the House of Lords and Chancellor of the Duchy of Lancaster) - Baroness Royal! of Blaisdon;
  16. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Nội các kiêm phụ trách Olympics và bảo lãnh chung (Minister for the Cabinet Office, for the Olympics, Paymaster General and Minister for London) - Tessa Jowel;
  17. Bộ trưởng phụ trách Scotland (Secretary of State for Scotland) -Jim Murphy;
  18. Bộ trưởng phụ trách việc làm và tiền hưu trí (Secretary of State for Work and Pensions) - Yvett Cooper;
  19. Bộ trưởng phụ trách Ngân khố quốc gia (Chief Secretary to the Treasury) - Liam Byrne;
  20. Bộ trưởng phụ trách xứ Uên (Secretary of State for Wales) - Peter Hain;
  21. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Secretary of State for Defence) - Bob Ainsworth;
  22. Bộ trưởng Bộ Giao thông (Secretary of State for Transport) - Lord Adony;
  23. Bộ trưởng Bộ Văn hoá, truyền thông và thể thao (Secretary of State for Culture, Media and Sport) - Ben Bradshaw.

Cũng là Công đảng cầm quyền nhưng so với Nội các của Chính phủ Tony Blair, Nội các của Chính phủ Gordon Brown có những điểm khác biệt nhất định. Thủ tướng Tony Blair chỉ kiêm nhiệm Bộ trưởng Ngân khố còn Thủ tướng Gordon Brown không những kiêm Bộ trưởng Ngân khố mà còn kiêm cả Bộ trưởng Công vụ như Thủ tướng John Major (Đảng Bảo thủ) năm 1995. Trong Nội các của Tony Blair Chủ tịch Hạ viện chỉ giữ chức vụ Bộ trưởng trong nội các, còn trong Nội các của Gordon Brown Chủ tịch Hạ viện là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng giữ ấn triện và Bộ trưởng về phụ nữ và sự bình đẳng. Hơn thế nữa Nội các của Gordon Brown còn có thêm một bộ là Bộ Năng lượng và thay đổi khí hậu. Trong tình hình giá dầu mỏ ngày càng lên cao và sự biến đổi khí hậu do trái đất nóng dần lên việc hình thành một bộ mới trong Nội các như Chính phủ Vương quốc Anh hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Ngoài những khác biệt trên vấn đề tiền hưu trí cũng được quan tâm hơn khi có một Bộ trưởng trong Nội các phụ trách vârí đề này. Thế vận hội Olympic mà Vương quốc Anh được vinh dự đăng cai trong năm 2012 cũng tăng thêm gánh nặng cho Chính phủ vì vậy trong Nội các cũng có một vị Bộ trưởng được phân công đảm nhiệm công tác tổ chức Thế vân hội, đó chính là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, người có điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

Cơ sở pháp lý sử dụng để phân tích trong bài viết: 

  • Bản tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776
  • Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787
  • Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
  • Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
  • Hiến pháp Italia 1947
  • Hiến pháp Nhật Bản 1946
  • hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992
  • Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!