1.Quy định cụ thể hơn về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm như sau:

Hợp đồng bảo đảm được đưa ra công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.

Nếu hợp đồng bảo đảm không thuộc trường hợp được công chứng, chứng thực nêu trên thì có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết;

Trong các trường hợp tài sản bảo đảm được rút bốt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bốt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;

Về biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng vói người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP cũng quy định, hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực vào ngày 15/5/2021 thì áp dụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP; hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện có nội dung khác với quy định của Nghị định
số 21/2021/NĐ-CP thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định này.

2. Quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm như sau:

Quy định về quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp thứ hai dưới đây;

Về quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:

- Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;

- Tài sản thế chấp được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh;

- Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác trên cơ sở thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật về sự biến động về tài sản bảo đảm do quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm; do dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân; do xử lý việc bảo hiểm tài sản; do việc thu hoạch cây hằng năm; do phá dỡ công trình tạm; do cài đặt, tích hợp phần mềm, hệ thống phần mềm; do bị thu hồi, tịch thu; do bị tiêu huỷ, tổn thất, phá dỡ và do các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan làm cho tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế;

- Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Các trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 về “Thứ tự ưu tiên thanh toán”, Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.

3. Trình tự, thủ tục đăng kí thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng kí

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nộp trực tiếp một bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trung tâm Đăng kí giao dịch, tài sản.

– Khách hàng nộp đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký, nội dung đã thông báo về tài sản kê biên thi hành án tại một trong các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp

Bước 2: Kể từ khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm hợp lệ, ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp nhận hồ sơ sau 15h00’ (tức 3h00’ chiều cùng ngày) (trong trường hợp phải kéo dài thì không quá 03 ngày làm việc), người có thẩm quyền thực hiện đăng kí phải:

+ Kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng kí giao dịch;

+ Ghi thời điểm đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và các nội dung đăng kí thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm vào Sổ Đăng kí giao dịch;

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp;

+ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký cho người yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm hoặc có thể gửi Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký qua đường bưu điện cho người yêu cầu đăng ký sau khi có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký quy định tại thì Trung tâm Đăng kí giao dịch từ chối bằng văn bản (nêu rõ lý do từ chối), trả hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Trung tâm Đăng ký kiểm tra các thông tin kê khai trên đơn. Nếu không thuộc các trường hợp từ chối đăng ký thì Trung tâm Đăng ký tiếp nhận và nhập thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo việc kê biên tài sản thi hành án vào Cơ sở dữ liệu. Trong trường hợp đơn được nộp trực tiếp, Trung tâm Đăng ký cấp cho người yêu cầu đăng ký/Chấp hành viên Phiếu hẹn trả kết quả. Nếu có một trong các căn cứ từ chối thì Trung tâm Đăng ký từ chối đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định. Việc từ chối đăng ký phải được lập thành văn bản gửi cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do từ chối;

Bước 3: Trả Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án có xác nhận của Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm và Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có dấu giáp lai của Trung tâm Đăng ký hoặc Chi tiết đơn đăng ký giao dịch bảo đảm có dấu giáp lai của Trung tâm Đăng ký (trong trường hợp đăng ký trực tuyến) bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho người yêu cầu đăng ký, Chấp hành viên.

4. Một số vấn đề pháp lý về biện pháp đảm bảo 

Những quy định trên đã rõ ràng và hợp lý hơn so với quy định của hai Bộ luật Dân sự năm 1995 và 2005. Đồng thời, qua các quy định trên, có thể rút ra một số vấn đề pháp lý như sau:

Chúng ta cần phân biệt hai loại hiệu lực khác nhau của hợp đồng, là hiệu lực giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ ba (có hiệu lực đối với người thứ ba). Điều này có nghĩa là, nếu không có người thứ ba tranh chấp về việc nhận tài sản bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm vẫn được quyền xử lý tài sản, mà không phụ thuộc vào việc có hay không hiệu lực đối kháng với người thứ ba;

Đối với nguyên tắc, khi hợp đồng thế chấp đã được ký thì đã có hiệu lực với các bên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Còn hiệu lực đối kháng với người thứ ba xuất hiện từ khi hợp đồng được đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên các trường hợp dưới đây, thì hai loại hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba lại trùng nhau;

Đối với việc thế chấp tàu bay “có hiệu lực từ thời đỉểm được cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam” theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

Đới với việc thế chấp quyền sử dụng đất “có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính” theo quy định của Luật đất đai;

Đối với việc thế chấp nhà ở thì thời điểm “có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng” theo quy định tại Luật Nhà ở;

Về “việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam” theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Một loạt quy định trên vẫn tiếp tục gây ra tình trạng bất cập nhiều năm nay. Đó là, dù chỉ có một người duy nhất nhận thế chấp nhà đất nhưng nếu không đăng ký thế chấp, thì cũng vẫn không được công nhận giá trị của giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này, người đã tự nguyện cam kết đưa tài sản vào thế chấp, thậm chí đã công chứng hợp đồng thế chấp lại vẫn được giải phóng khỏi nghĩa vụ bảo đảm, vẫn có thể mang tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng cho, định đoạt, vì theo các quy định trên thì hợp đồng thế chấp lại chỉ có hiệu lực kể từ thời đỉểm đăng ký thế chấp.

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm nói chung và hợp đồng thê chấp nói riêng đối với người thứ ba bắt đầu kể từ khi đăng ký thế chấp. Còn thời điểm cụ thể có hiệu lực của việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký

5. Thời điểm có hiệu lực 

Tài sản thế chấp

Thời đỉểm có hiệu lực 

Ghi chú

của hợp đồng thế chấp

Đối kháng với người thứ ba

Quyền sử dụng đất

Đáng ký vào Sổ địa chính

Đăng ký vào Sổ địa chính

Cùng một thời điểm

Nhà ở

Công chứng hoặc chứng thực

Đăng ký vào Sổ địa chính

Khác thời điểm

Công trình xây dựng khác, vườn cây lâu năm, rừng

Ký kết

Đáng ký vào Sổ địa chính

Khác thời điểm

Tàu bay

Ghi vào Sổ đáng bạ tàu bay

Ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay

Cùng một thời điểm

Tàu biển

Ghi vào Sổ đãng ký tàu biển

Ghi vào Sổ đáng ký tàu biển

Cùng một thời điểm

Tài sản khác

Ký kết, trừ có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác

Nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

Khác thời điểm