Mục lục bài viết
- 1. Khái quát chung
- 2. Góp vốn bằng tài sản
- 2.1 Thứ nhất, góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra mua quyền lợi công ty.
- 2.2 Thứ hai, góp vốn bằng vật chất liệu hay hiện vật hoặc đồ vật
- 2.3 Thứ ba, góp vốn bằng quyền
- 3. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
- 4. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại
- 5. Góp vốn bằng tri thức
- 6. Góp vốn bằng hoạt động hay công việc
- 7. Định giá tài sản góp vốn
- 8. Chuyển quyền sờ hữu tài sản góp vốn cho công ty
1. Khái quát chung
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thêTà tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyêh sử dụng đâ't, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vấn của công ty. Nhận xét sơ bộ, các qui định này chỉ đề cập tói việc góp vốn bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản được góp vốn. Tuy nhiên, để tránh sự liệt kê không đầy đủ, các qui định này còn mở ra một khoảng rộng cho các bên trong họp đồng thành lập công ty tự do thoả thuận xác định những loại tài sản khác được góp vốn.
Diễn giải về hình thức góp vốn, Bộ Luật Dân sự Quebec (Canada) quy định: "Một hợp đổng hợp danh là một hợp đồng mà các bên, trên tinh thần họp tác, thoả thuận tiến hành một hoạt động, bao gổm việc khai thác một doanh nghiệp, góp vốn vào đó bằng sự kê't hợp tài sản, tri thức hoặc hoạt động và chia nhau bất kỳ khoản lãi về tiền bạc nào là kết quả từ đó " (Điều 2186).
Có thế hiểu góp vôn có thể bằng tài sản, tri thức hoặc hoạt động hay công việc. Đó chính là các hình thức góp vốn mà cần phải nghiên cứu dưới giác độ pháp lý.
2. Góp vốn bằng tài sản
Tài sản được quan niệm ở Việt Nam hiện này là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Nhưng các nước trên thế giới đều có khuynh hướng quan niệm tài sản bao gồm: bất động sản hữu hình; bất động sản vô hình; và động sản hữu hình; động sản vô hình. Ví dụ: Bộ luật Dân sự Quebec (Canada) xác định: "Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản"; Theo Bộ luật Dân sự của Tiểu Bang Louisiana (Hoa Kỳ), "Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; và động sản và bất động sản".
Tài sản là một khái niệm động. Hiện nay có nhiều tranh luận về các dạng mới của động sản như giọng hát của ca sĩ, tinh dịch đông lạnh, bào thai người, tế bào được tách ra từ các bộ phận cơ thể, thông tin di truyền, tính cách cá nhân, các sản phẩm của trí tuệ... Nhìn từ góc độ khác, có thể thâỳ tài sản là công cụ của đời sông xã hội. Vậy khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần tuý có tính cách học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích rất cao. Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của xã hội. Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá trị xã hội. Khái niệm tài sản được thay đổi theo các giai đoạn lịch sử. Chẳng hạn nô lệ được xem là tài sản trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng ngày nay các sản phẩm của tư tưởng, của trí tuệ cũng được xem là tài sản. Đặc biệt, sở hữu trí tuệ đang là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức. Tóm lại, từ những rắc rối của khái niệm tài sản nêu trên, xét từ giá trị kinh tế của tài sản, có thể nói tâ't cả các vật chất liệu và các quyền mà có thể khai thác mang lại giá trị kinh tế hay có thể trị giá được bằng tiền đều có thể được coi là tài sản dùng để góp vốn.
Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sản thì công ty không thể hoạt động được, về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn của công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào từng sự thoả thuận cụ thể trong các hợp đổng thành lập công ty. Tài sản góp vốn có thể thuộc bất kê’ dạng nào: vật chất liệu hay các quyền vô hình, với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản có thể được chuyên giao trong giao lưu dân sự một cách họp pháp, bởi bản thân góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những qui tắc chung có liên quan tới việc chuyển giao tài sản. Căn cứ vào việc chuyển giao, người ta chia các hình thức góp vốn bằng tài sản thành một sô' loại để nghiên cứu và qui định như -gqp von bằng tiền, góp vốn bằng vật chất liệu và góp vốn bằng quyền.
2.1 Thứ nhất, góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra mua quyền lợi công ty.
Tuy nhiên những người góp vốn ban đầu chính là những người tạo ra những quyền lợi âỳ. Khi đã cam kết góp vốn bằng tiền mà không góp hay góp không đúng hạn, thì người cam kết bị coi là đã nợ công ty khoản tiền cam kết. Việc góp vốn hay trả nợ vôn này có thể thực hiện bằng các phương tiện thanh toán.
2.2 Thứ hai, góp vốn bằng vật chất liệu hay hiện vật hoặc đồ vật
thực chất là góp vốn bằng quyền sở hữu đồ vật hay vật phẩm mà có thể là bất động sản hữu hình, hoặc động sản hữu hình. Việc góp vốn này gần giông với việc bán hay đổi đổ vật để lây quyền lợi công ty, có nghĩa là người góp vốn thu được quyền lợi công ty; còn công ty có được quyền sở hữu vật chất liệu. Việc công ty trở thành chủ sở hữu của vật góp vốn buộc công ty phải có tư cách pháp nhân, có nghĩa là công ty phải có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Điều này cho thâỳ việc góp vốn bằng vật chất liệu không thể thực hiện được vói các công ty không có tư cách pháp nhân .
2.3 Thứ ba, góp vốn bằng quyền
có phần phức tạp hơn so với góp vốn bằng tiền hay góp vôn bằng vật chất liệu không chỉ vì sự tính toán trị giá của nó, mà còn vì sự phân loại nó. Trước hết, việc phân loại tài sản thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn đến việc phân chia việc góp vốn bằng tài sản thành: góp vốn bằng vật và góp vốn bằng quyền, hay nói cách khác, góp vốn bằng tài sản hữu hình và góp vốn bằng tài sản vô hình, ngoài việc góp vốn bằng tiền. Có thể nói, phân loại là phần cốt yếu của khoa học pháp lý. Nhưng phân loại không có tính cách tuyệt đổi. Không phải là bất kể sự phân loại nào cũng có thể bao trùm được toàn bộ.
Góp vốn bằng quyền, tới lượt mình có lẽ cũng phải được phân chia thành góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vôn bằng quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn bằng sản nghiệp thương mại.
Góp vốn bằng quyền hưởng dụng
Nếu phân biệt quyêh sở hữu đối với vật thành ba quyền gồm: quyền sử dụng (usus), quyền thu lợi (fructus) và quyền định đoạt (abusus), thì quyền hưởng dụng ở đây chỉ bao gổm hai thành tố là: quyêh sử dụng và quyền thu lợi để được gọi là usufruct. Vì vậy người ta thường tách góp vôn bằng quyền hưởng dụng đối với vật ra khỏi việc góp vốn bằng vật, bởi người góp vốn vào công ty chỉ cho công ty được sử dụng vật và thu lợi từ đó. Công ty không có quyền định đoạt vật. Để đổi lại việc cho công ty hưởng dụng vật, người góp vôn nhận được các quyền lợi tương ứng trong công ty. Từ đó có thể thấy việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng có những đặc điểm giống với việc cho thuê tài sản. Vì vậy Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 quy định người góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải thực hiện những nghĩa vụ của người cho thuê tài sản (Điều thứ 1207, đoạn 2). Với tinh thần này, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936) tại Điều thứ 1439, đoạn hai cũng có quy định tương tự. Các quy định trên cho thâỳ người góp vốn bằng quyền hưởng dụng phải bảo đảm cho công ty được hưởng dụng yên ổn. Trừ khi có thoả thuận khác, người góp vốn phải bảo dưỡng, sửa chữa tài sản để tài sản luôn luôn ở trong tình trạng có thể sử dụng được như mục đích để ra khi cam kết góp vốn. Khác với việc góp vốn bằng vật chất liệu, việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng có hệ quả là khi công ty giải thể, thì người góp vốn được nhận lại vật đó trước khi phân chia tài sản của công ty, bởi người này không chuyển giao quyêh định đoạt đối với vật cho công ty.
3. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản vô hình tuyệt đôì bao gổm quyền sở hữu công nghiệp, quyêh sở hữu văn chương, nghệ thuật, khoa học, phần góp vốn trong các công ty có tư cách pháp nhân và một số yếu tố của sản nghiệp thương mại không thể nhận biết được bằng giác quan mà phải thông qua những ý niệm về những môì quan hệ pháp luật giữa người có quyền khai thác lợi ích của tài sản và người thứ ba . Thông qua việc khai thác những tài sản này, người ta có thể thu về được những lợi ích vật chất Việc góp vôn bằng các tài sản này buộc người góp vôn phải bảo đảm cho công ty khai thác tài sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó. Ngược lại người góp vốn có được quyền lợi công ty tương ứng về nguyên tắc. Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc rất nhiều vào sự thoả thuận của các thành viên và bị điều tiết bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại
Người ta sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ sản nghiệp thương mại như "cửa hàng thương mại" hay "cơ sở kinh doanh". Trước hết sản nghiệp thương mại không phải là bản thân doanh nghiệp mà chỉ là một trong các yếu tô' của doanh nghiệp và được xem như động sản vô hình thuộc quyền sở hữu của thương nhân và có thể là đối tượng của các hành vi pháp lý như: chụyêh nhượng, cầm cố, thuê mướn . Tuy được xem là động sản vô hình, nhưng trong sản nghiệp thương mại bao gồm cả yếu tô' hữu hình (như hàng hoá, máy móc, xe cộ, các vật dụng khác). Và tâ't nhiên trong đó có nhiều yếu tố vô hình (như mạng lưới khách hàng, mạng lưới cung ứng dịch vụ, quyền thuê mướn tài sản, tên thương mại, thương danh, biển hiệu, bằng sáng chê) kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã...). Bộ luật Thương mại 1972 đã nói có giải nghĩa như sau:
"Cửa hàng thương mại gổm toàn thể các tài vật, động sản họp thành một khối đem sung dụng vào một hoạt động thương mại.
Cửa hàng thương mại gồm có khách hàng là yêù tô' chính và, trừ phi có điều khoản trái lại, tâ't cả những tài vật khác cần thiết cho sự khai thác cửa hàng, như bảng hiệu, thương hiệu, quyền thuê mướn, dụng cụ, khí cụ, hàng hoá, giây phép, bằng sáng chế, nhãn hiệu chế tạo, hình vẽ và kiểu mẫu, quyển sở hữu văn nghệ và mỹ thuật" (Điều thứ 42).
Chính vì vậy, người ta thường tách việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại thành một mục riêng khác với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại giống với việc bán sản nghiệp thương mại và phải được các bên thoả thuận bằng văn bản liệt kê rõ từng mục. Bộ luật Thương mại 1972 nói trên quy định việc mua bán hay hứa mua bán một cửa hàng thương mại, cũng như việc hùn cửa hàng thương mại vào công ty đều phải lập thành văn bản (Điều thứ 46) mà trong đó phải chi định rõ các yếu tô' đem bán, nhưng nêù các yếu tố đem bán mà thiêù yếu tô' khách hàng, thì không được xem là bán cửa hàng thương mại (Điều thứ 47). Điều đó có nghĩa là việc bán sản nghiệp, thương mại là việc chuyển nhượng tổng thể các yếu tô' của sản nghiệp thương mại cho người khác mà trong đó nhất thiết phải có yếu tố khách hàng, bởi khách hàng là thành tô' chính của một sản nghiệp thương mại. Tuy nhiên, bởi có nhiều yêù tô' khác nhau cả vô hình lẫn hữu hình mà có thể tách ra một cách độc lập, nên việc không liệt kê yêu tô' nào vào văn bản hợp đồng, thì yêù tô' â'y coi như không bị bán. Việc góp vốn bằng sản nghiệp thương mại lệ thuộc vào các quy tắc bán sản nghiệp thương mại được quy định trong luật thương mại.
5. Góp vốn bằng tri thức
Trong nền kinh tê'tri thức, người ta thường nhắc tói các yêù tô' lớn nhất đang làm biến đổi các nước trên thểgiới. Đó là chủ nghĩa tư bản tài chính (finance capitalism), chủ nghĩa tư bản tri thức (knowlege capitalism) và chủ nghĩa tư bản xã hội (social capitalism) mà tại đó chủ nghĩa tư bản được hiểu là một cuộc vận động làm phát sinh ra các ý tưởng mói và đưa chúng vào các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực thương mại . Vậy góp vốn bằng tri thức trở thành một vân đề trọng yếu của nền kinh tế công nghiệp, và kinh tế hậu công nghiệp hay kinh tế tri thức.
Ngày nay người ta thường nhân mạnh tói sở hữu trí tuệ. Chúng được xem là một bộ phận quan trọng của tri thức. Điều đó có nghĩa là khái niệm tài sản và khái niệm tri thức có sự giao thoa, nhưng không trùng khít với nhau. Nêù định nghĩa tri thức trên phương diện hành vi có thể quan sát được, thì tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm thực hiện, hoặc chỉ dân, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hoá có thể dự báo được của các vật liệu. Tri thức có thể được điển chế hoá và có thể sao chép hoặc có thể ở dưới dạng ẩn không thể sao chép khi ở trong đầu của các cá nhân hoặc các chu trình hoạt động của các doanh nghiệp . Những tri thức ẩn không thể điển chế hoá được, nên khó có thể mua và bán. Tri thức ẩn được biểu hiện ở vốn nhân lực và tổ chức, nên mang đến cách thức góp vốn khác vói cách thức góp vốn bằng tài sản. Khi nghiên cứu về kinh tế tri thức, người ta nhận định rằng: Khả năng tri thức "ngầm" quan trọng nhất có lẽ là khả năng học hỏi liên tục và đạt tới những kỹ năng mới . Do đó góp vốn bằng tri thức, cụ thể hơn, tri thức ẩn, là góp vốn bằng chính khả năng như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuâ't, kinh doanh, các phản ring nhạy bén với thị trường...
Vậy người góp vốn bằng tri thức phải bảo đảm rằng mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích của công ty, có nghĩa là người đó phải thực hiện một nghĩa vụ mẫn cán và trung thực (hay còn được gọi là nghĩa vụ cần mẫn tổng quát) cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra.
Tuy nhiên việc góp vốn bằng tri thức- một khả năng trừu tượng, sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty; chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Những khó khăn này có lẽ lệ thuộc hoàn toàn vào sự đánh giá và thoả thuận của các thành viên công ty. Tại đây cẩn phải nhân mạnh rằng, tri thức khi được góp vôn hoàn toàn không biêh khỏi các thành viên góp nó, có nghĩa là nó chỉ tổn tại nơi các thành viên và càng được sử dụng thì càng được củng cô' và phát triển. Vậy việc bảo đảm cho sự độc quyền sử dụng các tri thức đó của công ty là một vâh đề lớn cần tới sự trung thực của người góp vốn. Sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau có lẽ là một yêu cẩu có tính thiết yếu trong nền kinh tế hậu công nghiệp và kinh tế tri thức hiện nay.
6. Góp vốn bằng hoạt động hay công việc
Ớ trên đã nghiên cứu, hợp đồng thành lập công ty là một căn cứ làm phát sinh ra nghĩa vụ của các thành viên công ty. Và hiểu rằng, đôì tượng của nghĩa vụ bao gồm: chuyển giao quyền sở hữu, làm hoặc không làm một công việc nào đó. Vì vậy cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền theo quan niệm của luật nghĩa vụ cũng được xem là góp vốn. Có quan niệm cho rằng, góp vốn bằng công lao hay việc làm phải là góp vốn bằng một công việc điều khiêh, chỉ huy mà không phải là công việc của người thừa hành, vì công ty có nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên . Tuy nhiên, ngày nay nhiều học giả của Hoa Kỳ quan niệm rằng, tính hiệu quả phải được đề cao trong luật công ty thay vì đã đề cao tính bình đẳng, công bằng giữa các thành viên của công ty trong nhiều thế kỷ .
Có thể dễ dàng nhận thâỳ rằng, công sức lao động không có gì đặc biệt sẽ khó có thể được đóng góp vào công ty để trở thành một trong những ông chủ của nó, vì công ty dễ dàng mua được công sức lao động như vậy với giá hợp lý mà không phải trả lãi và chia sẻ quyền lực quản lý của các thành viên khác trong công ty. Nhưng tại đây cỏ hai trường hợp cần lưu ý: (1) Công sức được bỏ ra có thành tố tri thức hoặc kinh nghiệm; (2) Người góp vốn bằng công sức được tin tướng hon những người khác trong một công ty đổi nhân. Trường hợp thứ nhất có thể dễ gây nhầm lẫn với góp vốn bằng tri thức. Tuy nhiên, nêù thành tố tri thức ít hon so với lao công, thì có thể nói, việc góp vốn đó là góp vốn bằng công việc. Trường hợp thứ hai phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của các thành viên.
Đối với việc góp vốn bằng công sức, nhiều nền tài phán xem là phẩn góp vốn nhỏ nhất. Chẳng hạn Bộ luật Dân sự 1972 đã nói dự liệu:
"Nếu khế ước không phân định kỷ phần lỗ lãi cho mỗi hội viên, kỷ phần ây sẽ tính theo tỷ lệ phần hùn của mỗi người đã góp vào hội.
Đôì với người đã góp phần hùn bằng công lao, phần này sẽ coi như phần hùn nhỏ nhất bằng tài sản" (Điều thứ 1277).
Các qui định này cho thâỳ giá trị của công sức góp vào công ty rất khó trị giá chính xác bằng tiền. Vì vậy các thành viên tự thoả thuận về giá trị của nó để bù đắp lại bằng quyển lợi công ty.
7. Định giá tài sản góp vốn
xác định nguyên tắc, tài sản góp vốn phải được định giá, trừ các tài sản góp vôn là tiền (kể cả tiêh Việt Nam và tiền nước ngoài tự do chuyển đổi) và vàng. Phưong thức định giá do các thành viên hay các cổ đông sáng lập lựa chọn hoặc tự mình hoặc thông qua một tổ chức chuyên nghiệp định giá, nhưng trước hết tài sản đó phải được chấp nhận là tài sản góp vôn. Nhiều tài sản góp vốn không thỏa mãn yêu cầu của công ty hoặc công ty không có nhu cầu sở hữu hay sử dụng tài sản đó. Việc định giá phải theo nguyên tắc nhất trí. Qui định này sẽ gây khó khăn cho việc định giá nếu không có qui định người góp vốn bằng tài sản nào phải định giá thì không 'được tham gia định giá tài sản đó. Tuy nhiên những tài sản không đạt được sự nhất trí định giá khó có thể trở thành tài sản góp vốn, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so vói giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đôì với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
Trường họp định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty mà do tổ chức định giá chuyên nghiệp tiêh hành, thì giá trị tài sản góp vôn phải được người góp vốn và công ty châp thuận. Nếu tài sản góp vôn được định giá cao hơn giá trị thực tê' tại thời điểm góp vốn thì cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đôì với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá
Việc định giá tài sản góp vốn là quan trọng bởi mục đích của nó là để bảo đảm cho người góp vốn có được quyền lợi công ty tương ứng nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty và bảo đảm quyền lợi của người thứ ba. Nhiểu nền tài phán không cho phép thành viên hay cổ đông góp vôn bằng tài sản phải định giá được tham dự vào việc biểu quyết việc định giá tài sản góp vốn đó. Họ chi có thể phát biểu ý kiêh và giải thích các vâh đề liên quan tới tài sản định giá. Riêng đối với công ty cổ phần, các thành viên tham gia định giá không phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba, trù' trường hợp có sự gian trá hoặc giá trị sai biệt quá mức.
8. Chuyển quyền sờ hữu tài sản góp vốn cho công ty
Góp vốn như trên đã nghiên cứu có thể bằng các tài sản khác nhau, do đó việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty cũng phải chịu áp lực của các qui chế pháp lý khác nhau điều tiết việc chuyển dịch của từng loại tài sản. Chẳng hạn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đâ't có các yêu cầu riêng của pháp luật; cũng như vậy đối với nhà cửa, công trình, sản nghiệp thương mại, quyền sở hữu trí tuệ... Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty để đổi lây quyền lợi công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty càng khiên cho nó trở lên phức tạp, chưa kể đến công ty là một thực thể nhân tạo chưa được vận hành ổn định khi đang trong quá trình thành lập. Vì vậy pháp luật phải qui định riêng biệt về mặt thủ tục và hình thức chứng cứ của việc đó.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê