Mục lục bài viết
- 1. Tại sao cần giấy khám sức khỏe khi xin việc?
- 2. Nội dung khám sức khỏe để đi làm
- 3. Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe để đi làm
- 4. Thủ tục, quy trình khám sức khỏe
- 5. Mẫu giấy khám sức khỏe
- 6. Mua giấy khám sức khỏe bị xử phạt tiền, phạt tù ?
- 6.1 Mức xử phạt tiền khimua giấy khám sức khỏe
- 6.2 Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Tại sao cần giấy khám sức khỏe khi xin việc?
Khám sức khỏe xin việc làm là hình thức tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, nhằm bảo đảm thể trạng khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng hay truyền nhiễm, phù hợp năng lức lao động với vị trí ứng tuyển. Từ kết quả kiểm tra trong hồ sơ khám sức khỏe, doanh nghiệp có thể biết được người lao động có đáp ứng đầy đủ về mặt thể chất để cống hiến, làm việc hay không. Do đó, đây là một trong nhưng thủ tục không thể thiếu của người lao động khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tuyển dụng cũng đều yêu cầu có giấy khám sức khỏe của người lao động.
Giấy khám sức khỏe là tài liệu xác minh tình trạng sức khỏe tổng quát của bản thân do bệnh viện hoặc các phòng khám cung cấp, chứng nhận. Trong giấy khám sức khỏe có nhiều mục bao gồm khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần kinh, tuần hoàn vận động, các bệnh khác, khám máu, xét nghiệm cận lâm sàng và cuối cùng là kết luận của các bác sĩ. Ngoài ra trong việc khám sức khỏe cần phải có ảnh, kèm đóng đóng dấu giáp lai của bệnh viện nơi thực hiện khám cho bệnh nhân. Chúng ta có thể thấy giấy khám sức khỏe xuất hiện nhiều trong các hồ ớ xin việc hiện nay. Đây là yêu cầu có bản của nahf tuyển dụng đối với người lao động. Giấy khám sức khỏe là bằng chứng chứng minh khả năng, sức khỏe của người lao động để làm tốt được các công việc của vị trí ứng tuyển. Việc làm này vừa tốt cho công việc cũng là một cơ hội để cho người lao động được khám tổng quát sức khỏe bản thân để phát hiện ra những căn bệnh ẩn chứa trong cơ thể.
Theo quy định của bộ y tế, ở Thông tư 14/2013/TT-BYT, trong hồ sơ xin việc của các ứng viên đều là cần có giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất. Nếu như ứng viên đảm bảo về yêu cầu chuyên môn và có sức khỏe tốt thì sẽ được gọi đi phỏng vấn trực tiếp.
2. Nội dung khám sức khỏe để đi làm
Khám sức khỏe đi làm thường bao gồm những nội dung khám quan trọng sau:
+ Kiểm tra thể lực: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp và chỉ số BMI
+ Khám lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, Kiểm tra da liễu, khám mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, cơ xương khớp, tim, phổi, tiêu hóa, khám các bệnh lý tâm thần kinh, khám phụ khoa (đối với nữ)...
+ Xét nghiệm: những xét nghiệm được thực hiện bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu...
+ Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang tim phổi và siêu âm ổ bụng tổng quát giúp tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý.
3. Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe để đi làm
+ Giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, sổ hộ khẩu)
+ Ảnh (4x6) thời gian chụp không quá 06 tháng, không đeo kính, không đội mũ, phông nền màu trắng...
+ Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)
+ Mẫu đơn khám sức khỏe ( của bệnh viện cung cấp)
4. Thủ tục, quy trình khám sức khỏe
Bước 1: Xuất trình chứng minh/ căn cước công dân thẻ bảo hiểm (nếu có) tại quầy lễ tân và nêu lý do khám sức khỏe xin việc. Giấy tờ được nhân viên y tế giữ lại cho đến khi hoàn tất thủ tục
Bước 2: Nộp phí khám, nhận phiếu thu và cung cấp ảnh 4x6 cho nhân viên y tế, và sẽ được chỉ định đến các khoa/ phòng khám khác nhau, có trường hợp một số đơn vị sẽ đưa phiếu hướng dẫn quy trình khám cho người đến khám
+ Khám chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, xácđịnh chỉ số BMI
+ Khám nội khoa tổng quát
+ Siêu âm, phụ khoa tổng quát
+ Răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng
+ Da liễu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu...
+Chụp X- quang, hoặc test chất gây nghiện ... (áp dụng đối với một số ngành đặc thù...)
+ Chờ đợi kết quả tại phòng khám nội chung ban đầu
+ Nhận kết quả kết luận tổng thể từ bác sĩ khám nội
+ Hoàn tất thủ tục tại quầy lễ tân, thanh toán các chi phí phát sinh (nếu có) và nhận lại giấy tờ.
+ Lấy giấy xác nhận: Hoàn tất thủ tục khám sức khỏe xin việc và nhận giấy khám sức khỏe hồ sơ xin việc.
5. Mẫu giấy khám sức khỏe
(Mẫu giấy khám sức khỏe ban hành kèm theo Phụ lục 1 - thông tư số 14/2013/TT-BYT)
6. Mua giấy khám sức khỏe bị xử phạt tiền, phạt tù ?
6.1 Mức xử phạt tiền khimua giấy khám sức khỏe
Mua giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể, phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.
Mẫu biên bản vi phạm hành chính
CƠ QUAN Số:.../BB-VPHC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - hạnh phúc |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về .....
Hôm nay, hồi ... giờ ..... phút, ngày .../.../...., tại .......
Căn cứ ....................
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên :.................. Chức vụ :..............
Cơ quan: ...............
2. Với sự chứng kiến của:
a) Họ và tên: ......... Nghề nghiệp:
Nơi ở hiện nay: ...................
b) Họ và tên: .................. Nghề nghiệp: ........
Nơi ở hiện nay: .........................
c) Họ và tên: ............. Chức vụ.......................
Cơ quan: ....................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông(bà)/tổ chức> có tên sau đây:
1. Họ và tên: ........ giới tính :........
Ngày, tháng, năm sinh :.../..../.......... Quốc tịch:
Nghề nghiệp :...........
Nơi ở hiện tại :.......
Số định danh cá nhân/ CMND/Hộ chiếu: ...... ngày cấp: ..../.../...... . nơi cấp: ..........
<tên tổ chức vi phạm>: .....
Địa chỉ trụ sở chính:.........
Mã số doanh nghiệp:
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:..........
Ngày cấp:.../../........ ; Nơi cấp:.....
Người đại diện theo pháp luật:......... Giới tính:......
Chức danh:............
2. Đã có hành vi vi phạm hành chính:..............
3. Quy định tại:......
4. Cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại:.....
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:.....
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):.......
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại (nếu có):.........
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.............
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm:............
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:.................
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn ........ ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) ........... là cá nhân vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi tiếp/ văn bản giải trình đến ông (bà) ......... để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản lập xong hồi ..... giờ........ phút, ngày ..../..../.... , gồm .... tờ, được lập thành..... bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây, giao cho ông bà .... là cá nhân vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Trường hợp cá nhân vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản
Lý do ông (bà) ........ cá nhân vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản .......
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (Ký tên, ghi rõ họ và tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký tên, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký tên, ghi rõ họ và tên) |
6.2 Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
+ Mặt khách quan: Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức: Có hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức. Được hiểu là hành vi tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức, đang sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật. Đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức: tức là có hành vi sử dụng con đấu giả, tài liệu giả hoặc các loại giấy tờ giả khác của cơ quan, tổ chức tuy không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
+ Chủ quan: lỗi cố ý
+ Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác.