1. Mức phạt thầu khi thi công chậm tiến độ?

Xin chào Luật Minh Khuê, Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có người bạn trúng thầu thi công một công trình, do thi công chậm tiến độ bị phạt 12% giá trị hợp đồng. Theo nghị định 48 thì mức phạt không quá 12% giá trị khối lượng vi phạm. Mức phạt 12% giá trị hợp đồng, chủ đầu tư có đưa vào trong hồ sơ mời thầu (mẩu hợp đồng) và khi ký hợp đồng vẩn có đưa mức phạt là 12% giá trị hợp đồng. Xin hỏi Chủ đầu tư đưa ra mức phạt như thế có vi phạm gì không?
Xin chân thành cám ơn!
Người gửi: LK Tiểng

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục hỏi đáp pháp luật đất đai của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất về Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 Về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng , bạn cần chú ý cả về phạm vi điều chỉnh quy đinh tại Điều 1 của Nghị Định này.

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là hợp đồng xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định tại Nghị định này.

3. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó."

"Điều 41. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi cụ thể trong hợp đồng; mức thưởng, phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng."

Ngoài ra Khoản 1 Khoản 2 Điều 110 Luật xây dựng năm 2005, và Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

"Điều 110. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động xây dựng

1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng.

2. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng."

"Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này."

Như vậy có 3 trường hợp như sau:

1. Đối với dự án sử dụng 30% nguồn vốn nhà nước trở lên thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải đc ghi rõ trong hợp đồng và không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

2. Đối với dự án sử dụng từ trên 0% đến dưới 30% nguồn vốn nhà nước thì việc phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi rõ trong hợp đồng và khoogn quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm

3. Đối với dự án không sử dụng nguồn vốn Nhà Nước thì việc phạt vi phạm hợp đồn phải được ghi rõ trong hợp đồng và không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

 

2. Giải thích các thuật ngữ pháp lý trong luật đầu thầu mới

Điều 4, luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về những thuật ngữ pháp lý cụ thể đối trong lĩnh vực đấu thầu được giải thích chi tiết như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.

>> Luật sư tư vấn luật đấu thầu trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

4. Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

5. Chứng thư số là chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện đấu thầu qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.

7. Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển; danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

8. Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

9. Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

11. Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

13. Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

14. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.

15. Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

16. Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

17. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

18. Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.

19. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

20. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

21. Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng, thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.

22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

23. Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

24. Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ quy định.

25. Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

26. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích thống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng.

27. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

28. Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

29. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

30. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

32. Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

33. Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.

34. Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

35. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

36. Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

37. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

38. Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

39. Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công.

40. Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này.

41. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

43. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

45. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

 

3. Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình

Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình là một dạng hợp đồng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, Công ty luật Minh Khuê giới thiệu mẫu hợp đồng này để Qúy khách hàng tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

HỢP ĐỒNG KINH TẾ GIAO NHẬN THẦU

XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

Số:........... /HĐXL

Căn cứ Luật Đấu thầu năm 2013;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;

Căn cứ Luật .................................;

Căn cứ Nghị định số .......ngày ......của Chính phủ quy định chi tiết thi hành ............;

Căn cứ Nghị định số ......... ngày ........... của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ vào biên bản xác nhận kết quả đấu thầu ngày........... tháng.... năm ...... (nếu có);

Căn cứ................................................................................

Hôm nay ngày....... tháng .... năm ....... tại địa điểm............................................. chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp:..............................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................

Điện thoại:..................... Telex:...............................Fax:....................................

Tài khoản số:.............................. Mở tại ngân hàng:.........................................

Đại diện bởi:............................... Chức vụ:.........................................................

(Giấy ủy quyền số:..................... (nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày... tháng.... năm......... Do.................................. chức vụ.............. ký.)

(Trong hợp đồng này gọi tắt là bên A)

BÊN TỔ CHỨC NHẬN THẦU XÂY DỰNG

Tên doanh nghiệp:..............................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................

Điện thoại:..................... Telex:................................ Fax:...................................

Tài khoản số:.............................. Mở tại ngân hàng:.........................................

Đại diện bởi:............................... Chức vụ:.........................................................

(Giấy ủy quyền số:..................... (nếu thay giám đốc ký)

Viết ngày... tháng.... năm......... Do.................................... chức vụ............. ký.)

(Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B)

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thi công xây lắp với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Khối lượng và tiến độ công trình

1. Tên công trình:..........................................................

2. Địa điểm xây dựng công trình:..............................

3. Quy mô công trình:.................................................. (ghi khả năng sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ…)

4. Vốn đầu tư được duyệt theo dự tón:.................... (trong đó phải nêu rõ phần vốn xây lắp, phần vốn thiết bị công nghệ và phần vốn kiến thiết cơ bản khác).

5. Tiến độ thi công:

- Ngày thi công:.............................................................

- Ngày hoàn thành:......................................................

6. Trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký, có những khối lượng phát sinh thì bên A phải làm thủ tục, bổ sung khối lượng phát sinh để ghi vào hợp đồng.

Điều 2. Chất lượng công trình

1. Bên B phải chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và chất lượng xây lắp toàn bộ công trình, bảo đảm thi công theo thiết kế phù hợp với dự toán đã được duyệt, đúng qui trình, qui phạm yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trong xây dựng.

2. Bên A có trách nhiệm cử người giám sát tại công trình để theo dõi chất lượng vật liệu, cấu kiện bê tông, chất lượng xây lắp, nếu thấy phần nào chưa được bảo đảm thì yêu cầu Bên B làm lại. Bên A có trách nhiệm xác nhận công tác phát sinh để làm cơ sở cho việc nghiệm thu và thanh toán. Bên A xét thấy xây lắp không đạt yêu cầu được quyền không ký vào biên bản nghiệm thu hoặc chưa nhận bàn giao.

3. Khi Bên B muốn thay đổi loại vật liệu xây lắp nào hoặc thay đổi phần thiết kế nào đều phải được sự chấp thuận của Bên A và cơ quan thiết kế.

4. Bên B có trách nhiệm bảo hành chất lượng công trình trong thời gian là ....... năm.

Điều 3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện hợp đồng

1. Trách nhiệm của Bên A phải:

- Bàn giao mặt bằng công trình.

- Giao tim, mốc công trình theo yêu cầu của tổng tiến độ.

- Bàn giao mọi hồ sơ tài liệu cần thiết cho bên B.

- Bàn giaqo vật tư thiết bị cho Bên B tại địa điểm............................ (nếu Bên A có vật tư, thiết bị).

2. Trách nhiệm của Bên B:

- Quản lý thống nhất mặt bằng xây dựng sau khi được giao.

- Tổ chức bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động bên công trình.

- Tiếp nhận bảo quản các loại tài liệu, vật tư kỹ thuật được Bên A giao.

Điều 4. Trị giá công trình xây lắp

1. Trị giá hợp đồng căn cứ vào dự toán được duyệt là...................... đồng.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có quy định mới của Nhà nước ban hành thì phần trị giá công xây lắp được điều chỉnh theo.

Điều 5. Nghiệm thu và bàn giao công trình

1. Bên A có trách nhiệm thành lập và chủ trì hội đồng nghiệm thu theo quy định của Nhà nước (có lập biên bản ghi rõ thành phần).

2. ội đồng nghiệm thu tiến hành thu theo.... đợt theo từng khâu công việc chủ yếu, từng bộ phận hoặc từng hạng mục công trình, và cuối cùng là toàn bộ công trình.

- Đợt 1: Sau khi hoàn thành............................

- Đợt 2:.................................................................

- Đợt 3: ................................................................

3. Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nghiệm thu.

4. Sau khi thực hiện xong việc nghiệm thu Bên B có trách nhiệm bàn giao hạng mục công trình .............. (hoặc toàn bộ công trình............. ) cùng với hồ sơ hoàn thành công trình cho Bên A vào ngày ....... tháng............................. năm......... . Bên A có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định về lưu trữ tài liệu của Nhà nước.

Điều 6. Tạm ứng, thanh quyết toán

1. Trong quá trình thi công, Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B tương ứng với khkối lượng thực hiện nghiệm thu từng tháng.

2. Bên A thanh toán cho Bên B trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã duyệt và biên bản nghiệm thu công trình theo hình thức chuyển khoản............................. % qua ngân hàng. Nếu chậm thanh toán Bên B được tính lãi suất ngân hàng trên số tiền Bên A nợ.

3. Ngay sau khi hợp đồng nghiệm thu tổng thể công trình và đưa vào sử dụng, hai Bên căn cứ vào hợp đồng và các phụ lục hoặc biên bản bổ sung hợp đồng (nếu có).

Tổng hợp các biên bản nghiệm thu khối lượng hàng tháng, nghiệm thu theo giai đoạn để quyết toán và thanh lý hợp đồng. Bên B giao cho Bên A............................ bộ hồ sơ hoàn công.

Điều 7. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng

Bên B đưa tài sản............. có giá trị được công chứng xác nhận là.......... đồng để thế chấp (cầm cố) bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng này.

Điều 8. Quy định về thưởng phạt

1. Nếu Bên B hoàn thành công trình trước thời hạn từ ½ tháng trở lên, đảm bảo chất lượng thi công sẽ được Bên A thưởng........................... % theo giá trị công trình.

2. Nếu Bên B không hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng do nguyên nhân chủ quan thì bị phạt......................... % giá trị hợp đồng.

3. Nếu Bên B không đảm bảo chất lượng xây lắp phải chịu bù đắp mọi tổn thất do việc sửa chữa lại và phải chịu phạt........................................... giá trị dự toán phần không đảm bảo chất lượng.

Điều 9. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng này.

2. Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động thương lượng giải quyết bảo đảm hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).

3. Trường hợp các nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất về khiếu nại đến tòa án kinh tế............................ là tổ chức đủ thẩm quyền giải quyết.

4. Các chi phí về kiểm tra giám định và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày...............

Đến ngày................. (thường là ngày quyết toán xong).

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vào ngày.. .. tháng .... năm .... Bên A có trách nhiệm tổ chức việc thanh lý.

Hợp đồng nàyđược lập thành. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ..... bản. Gửi các cơ quan có liên quan................................................. bản, bao gồm:

- ....................................................

- ....................................................

ĐẠI DIỆN BÊN A

Chức vụ:

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ:

(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Có thể tiếp tục đấu thầu đất khi đã hết hạn hợp đồng ?

Thưa luật sư, hiện gia đình tôi và một số hộ khác có đấu thầu đất bồi ven sông để canh tác nông nghiêp có thời hạn 10 năm, hợp đồng được kí năm 2005 và đến 30/12/2015 này là hết hạn hợp đồng, chúng tôi vẫn có nhu cầu tiếp tục đấu thầu mảnh đất đó và canh tác tiếp.
Nhưng hiện đang có thông tin doanh nghiệp nước ngoài (Nhật bản) muốn đấu thầu cả dải đất bồi, trong đó có mảnh đất của chúng tôi để làm dự án trồng rau sạch, vậy chúng tôi có bị thu hồi đất không và nếu bị thu hồi thì các khoản đầu tư như xây dựng chuồng trại, đào ao, cây nông nghiệp có được bồi thường không ?. nếu chúng tôi muốn tiếp tục đấu thầu mảnh đất đó thì phải làm sao ?.
Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013 quy định đất sử dụng có thời hạn

"Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này."

- Theo Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất, xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất:

"Điều 74. Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất

1. Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.

Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

b) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký.

Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư có điều chỉnh quy mô mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì thời hạn sử dụng đất được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của dự án;

c) Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường;

d) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã;

đ) Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã."

Theo đó thời hạn thuê đất của gia đình bạn và một số hộ gia đình khác sắp hết nên nếu bạn và các hộ gia đình khác có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì bạn phải làm đơn xin Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất cho gia đình bạn theo Điều 126 Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp bạn không được Nhà nước gia hạn thời gian sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất. Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất quy định tại điều 74 nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Theo Điều 82 luật đất đai quy định trường hợp nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất:

"Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này".

Theo đó bạn và các hộ gia đình khác không thuộc trường hợp quy định tại điều 82 luật đất đai thì trường hợp bạn và các hộ gia đình khác xin gia hạn nhưng không được nhà nước gia hạn và cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thì bạn và các hộ gia đình khác sẽ được bồi thường chí phí đầu tư vào đất.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.

 

5. Xác lập hợp đồng đấu thầu đất như thế nào ?

Xin chào luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp. Sau khi thực hiện dồn ô đổi thửa chia ruộng cho nhân dân ở quê tôi còn thừa diện tích là 4 mẫu 2 sào,công điền thôn đã thông báo rộng rãi cho đấu thầu công khai,ai bỏ cao là trúng thầu và tôi là người đã bỏ cao nhất và trúng thầu,biên bản hôm đó ghi rõ là chỉ được cấy lúa và trồng rau màu. Nhưng khi làm hợp đồng thì trong hợp đồng có ghi là được trồng cây chuối và cây đu đủ và được đắp nấm để trồng.
Trong thời gian tôi cấy được 1 vụ thì không có khả năng thu hoạch vì ruộng cao,nước không tới,để tránh thiệt hại cho gia đình tôi đã làm đơn trình bày với trưởng thôn và ủy ban nhân dân xã cho tôi được múc luống từ mặt ruộng lên 0,5m để trồng chuối và đu đủ và đã được cấp thôn và ủy ban nhân dân xã phê duyệt cho tôi được phép làm.Sau khi tôi làm được 1/3 số diện tích nêu trên thì người dân trong làng kéo ra cản trở công việc tôi đang làm,rồi sau đó chính quyền thôn,xã cũng ra yêu cầu tôi dừng thi công mà không cho tôi biết lí do trong khi đó tôi không vi phạm hợp đồng mà lãnh đạo thôn lại tuyên bố hủy hợp đồng bằng mồm.
Vậy cho tôi hỏi làm như thế có đúng luật không? Và như vậy tôi có phải trả sản lượng vụ đầu không?Trong khi đó tôi đã đầu tư ra khá nhiều làm thiệt hại cho tôi hàng trăm triệu đồng.Luật sư cho tôi hỏi trách nhiệm này thuộc về ai?
Xin luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì bạn có đấu thầu được một thửa đất mà trong biên bản ghi rõ là chỉ được cấy lúa và trồng rau màu nhưng khi tiến hành làm hợp đồng thì trong hợp đồng có ghi được trồng cây chuối và cây đu đủ và được đắp nấm để trồng. Theo đó việc bạn tiến hành trồng chuối và đu đủ là đúng theo những gì hợp đồng đã thỏa thuận, theo đó việc chính quyền thôn yêu cầu bạn dừng và tuyên bố hủy hợp đồng bằng miệng là sai thủ tục cũng như đây là sai sót của bên thầu khi ghi sai mục đích sử dụng đất này trong hợp đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 8 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Do khi thực hiện đấu thầu nhà thầu đã phải ra quyết định đấu giá quyền sử dụng đất đó bằng văn bản trong đó có nội dung về mục đích và hình thức sử dụng. Theo đó khi có sai sót phát sinh thì chính quyền sẽ phải bồi thường thiệt hại cũng như chi phí đầu tư vào đất khi bạn đầu tư vào. Như vậy bạn sẽ không có nghĩa vụ trả sản lượng vụ đầu.

"Điều 8. Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất

1. Căn cứ hồ sơ thửa đất đấu giá do đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất chuẩn bị và ý kiến thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất.

2. Quyết định đấu giá quyền sử dụng đất được thể hiện bằng văn bản và có những nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;

b) Danh mục, vị trí, diện tích thửa đất, hạ tầng kỹ thuật, tài sản gắn liền với thửa đất (nếu có), mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất được quyết định đấu giá;

c) Các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng thửa đất được quyết định đấu giá;"

d) Tên, địa chỉ của đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng thửa đất.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162. Trân trọng./.