1. Cuộc đời Nassau William Senior

Nassau William Senior ( / s i n i ər / ; 26 Tháng 9 năm 1790 - 04 Tháng Sáu năm 1864), là một luật sư được biết đến như một chuyên gia kinh tế. Ông cũng là cố vấn chính phủ trong nhiều thập kỷ về chính sách kinh tế và xã hội mà ông đã viết.

Ông sinh ra tại Compton, Berkshire , là con trai cả của Linh mục JR Senior, cha sở của Durnford, Wiltshire . Ông được học tại Cao đẳng Eton và Cao đẳng Magdalen, Oxford ; tại trường đại học, ông là học trò riêng của Richard Whately , sau này là Tổng giám mục Dublin, người mà ông vẫn kết nối bằng mối quan hệ của tình bạn trọn đời. Ông lấy bằng Cử nhân năm 1811 và trở thành Học giả Vinerian năm 1813.

2. Senior và kinh tế học

Các bài viết của ông về lý thuyết kinh tế bao gồm một bài báo trên Encyclopædia Metropolitana, sau đó được xuất bản riêng với tên An Outline of the Science of Poli Economy (1836), và các bài giảng của ông được giảng dạy tại Oxford. Và sau đó, chúng được in ra:

- Một bài giảng giới thiệu về kinh tế chính trị (London: John Murray, 1827).

- Hai Bài giảng về Dân số , có thư từ giữa tác giả và Malthus (1829). [13]

- Ba bài giảng về sự truyền các kim loại quý từ quốc gia này sang quốc gia khác, và Lý thuyết trọng lượng của sự giàu có (1828).

- Ba bài giảng về chi phí kiếm tiền và một số ảnh hưởng của tiền giấy của tư nhân và chính phủ (London: John Murray, 1830).

- Ba bài giảng về tỷ lệ tiền lương (1830, xuất bản lần thứ 2 năm 1831). [14]

- Một bài giảng về sản xuất của cải (1847).

- Bốn bài giảng giới thiệu về kinh tế chính trị (1852).

Một số bài giảng của ông đã được M. Arrivabne dịch sang tiếng Pháp với tựa đề Principes Fondamentaux d'Economie Politique (1835).

3. Vấn đề lao động trẻ em ở Anh

Bắt đầu vào năm 1814, Nghị viện Anh thông qua một loạt các đạo luật ngày càng chặt chẽ quy định sử dụng trẻ em, trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) và phụ nữ trong lao động. Nỗ lực lập pháp ban đầu khá khiêm tốn, nhưng năm 1833 đạo luật có hiệu lực đầu tiên được thông qua dưới sự bảo trợ của huân tước Althorp. Đạo luật Althorp nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 9 tuổi và hạn chế giờ cũng như điều kiện làm việc dành cho trẻ từ 9 đến 18 tuổi. Đạo luật cũng cung cấp một cơ chế buộc phải thực thi, điều mà các đạo luật nhà máy đầu tiên bỏ sót. Các nhà cải cách nói chung hoan nghênh đạo luật Althorp như một bước tiến quan trọng trong chính sách xã hội. Nassau Senior, một nhà kinh tế và cố vấn hành chính, là trung tâm thảo luận liên quan đến biện pháp cải cách Tư bản đầu tiên này, vai trò của ông trong cuộc tranh luận đương thời giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc các ngụ ý chính sách trong kinh tế học cổ điển.

4. “Giờ phút cuối”của Senior

Senior được chính phủ Anh mời đến để đánh giá các ngụ ý kinh tế của các Đạo luật nhà máy. Ông công nhận những điều khoản chung của Đạo luật Althorp nhưng cũng cho rằng căn cứ vào cơ cấu phí tổn của nhà máy dệt điển hình (công nghiệp chính của nước Anh trong thời kỳ này), giảm thêm giờ làm sẽ làm giảm biên tế lợi nhuận. Lập luận của ông như sau: công nghiệp bông mang tính cạnh tranh, lợi nhuận ròng bình quân đối với doanh nghiệp là 10%. Senior xem đây là mức lợi nhuận thông thường trong công nghiệp. Nghiên cứu của Senior phát hiện thực tế doanh nghiệp trung bình trong công nghiệp chi 4 bảng Anh vốn cố định (nhà máy, thiết bị) so với mỗi 1 bảng Anh cho vốn lưu động (nguyên vật liệu). Vì thế ông cho rằng giảm mỗi ngày công chỉ một giờ sẽ làm giảm các phí tổn (và sản lượng) khác nhưng không giảm phí tổn cố định. Kết quả, giảm làm việc sẽ buộc nhà máy và thiết bị để không, tăng gánh nặng phí tổn cố định trên mỗi đơn vị sản lượng (vì sản lượng giảm nhưng phí tổn cố định thì không hề). Senior cảm thấy rằng phần chia mất cân đối của phí tổn cố định trong tổng phí tổn sản xuất, việc tăng phí tổn trên mỗi đơn vị bằng cách làm giảm ngày công sẽ xóa sạch mức lợi nhuận thông thường của các nhà máy dệt.

Cho đến gần đây, lập luận của Senior chủ yếu được đánh giá qua chất lượng nghiên cứu thực nghiệm của ông, mà hầu hết các tác giả không có. Nhưng có một nguyên tắc phân tích vững chắc trong phân tích của Senior phải lưu ý. Ông cho rằng những hạn chế trong hợp đồng lao động mang lại đồng vốn nhàn rỗi, giảm hiệu suất biên tế của đồng vốn, do đó làm giảm hiệu suất phân phối tài nguyên. Biên soạn vào năm 1843, Senior giải thích rõ ràng rằng việc giảm bớt hiệu suất của đồng vốn theo pháp luật (làm giảm mức lợi nhuận đối với vốn đầu tư thấp hơn lợi nhuận thu được trong các ngành công nghiệp khác) sẽ khiến cho các nhà sản xuất với phí tổn cao hơn các nhà sản xuất nước ngoài không phải chịu sự hạn chế theo luật định (Industrial Efficiency and Social Economy, trang 309). Nói cách khác, Senior khuyến Nghị viện rằng Đạo luật Nhà máy có chức năng trao cho đối thủ nước ngoài phần tăng thêm của thị phần dệt nội địa, một bài học quan trọng không hề được đề cập trong các tranh luận đương đại liên quan đến cạnh tranh quốc tế. Chúng ta phải kết luận rằng có giá trị trong phân tích của Senior dù qua lập luận của ông cho rằng sự giảm bớt “giờ cuối cùng” của công việc sẽ làm hỏng lợi nhuận thông thường là không đúng (quả thật, đây thường là đề tài chế giễu của các tác giả đương đại).

5. Thuyết kinh tế học quyền lợi nhóm của Senior

Khía cạnh tinh tế trong phân tích của Senior về Đạo luật Nhà máy phần lớn bị lờ đi, và khía cạnh này có vẻ lấn át sự phát triển đương đại trong lý thuyết kinh tế, gọi là thuyết lựa chọn công cộng. Senior công nhận rằng Đạo luật Althorp gây tác động mạnh về tổn thất kinh tế đối với cha mẹ của số trẻ em dưới 9 tuổi không còn làm việc trong các nhà máy dệt nữa, và sự tổn thất tương tự đối với cha mẹ của số trẻ em tuổi từ 9 đến 13 mà giờ làm việc của chúng bị hạn chế theo đạo luật. Ông cũng lưu ý đến thu nhập tương ứng đối với một bộ phận công nhân (hay cha mẹ họ) hơn 13 tuổi. Điều này khiến ông đặt vấn đề động cơ thúc đẩy của những người đang tìm cách hạn chế thời gian làm việc trong tuần. Ông kết luận rằng Đạo luật Nhà máy không được truyền cảm hứng bởi “công ích” nhiều như quyền lợi của các nhân viên điều hành trong nhà máy (nam thanh niên) những người tìm cách nâng lương của riêng mình. Trong một đoạn văn lập luận chặt chẽ, Senior cho rằng:

“Mục đích chính [của công nhân] là phải tăng giá công lao động của chính mình. Vì mục đích này, người đánh sợi, hình thành... một bộ phận rất nhỏ... nhưng mạnh trong số họ, nhận thấy rằng họ không thể đạt được sự hạn chế giờ làm việc xuống còn 10 giờ bằng cách phối hợp, cố gắng làm cho có hiệu lực bằng pháp luật ban hành. Họ hiểu rằng Nghị viện không ban hành luật dành cho người trưởng thành. Vì thế họ tạo ra một bức tranh đáng sự (trong chừng mực chúng ta nghe thấy) và hoàn toàn vô căn cứ về việc ngược đãi trẻ em, với hy vọng việc ban hành pháp luật sẽ hạn chế tất cả những người dưới 18 tuổi xuống còn 10 giờ, mà họ biết trong thực tế, hạn chế lao động người lớn xuống cùng thời gian”. (Selected Writings, trang 19).

Về mặt phân tích, những gì nằm ngay trung tâm vấn đề này là liệu nữ công nhân và công nhân thanh niên có cạnh tranh trực tiếp với nam công nhân lớn tuổi về công việc và tiền lương hay không. Trong khi vấn đề này không được các sử gia tư tưởng kinh tế đương đại giải quyết, thì chứng cứ thuyết phục hiện hữu ủng hộ cho quan điểm lao động trẻ em và lao động phụ nữ là lao động thay thế cho lao động nam trưởng thành hơn là lao động phụ (Bản thân Senior hầu như xem họ là lao động phụ, và có lẽ sai lầm). Tiến bộ công nghệ (như phát minh máy kéo sợi, v.v...) khiến cho trẻ vị thành niên và phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động bằng cách giảm bớt sự ráng sức theo yêu cầu công việc. Cùng những tiến bộ công nghệ tương tự cũng đe dọa khiến người đánh sợi thất nghiệp (hầu hết là nam trưởng thành), vốn có sức mạnh cơ bắp cần thiết và có kỹ năng cần thiết theo công nghệ ban đầu. Senior rất nhạy bén trước áp lực quyền lợi nhóm và hiểu được sự thay đổi hướng về ngày làm việc 10 giờ trên cơ sở quyền lợi nhóm nhỏ. BỊ đe dọa giảm dần tiền lương và công việc do tiến bộ công nghệ trong ngành công nghiệp dệt, những người đánh sợi ủng hộ chế độ gián tiếp giảm bớt sự co dãn của nhu cầu đối với sự phục vụ của họ bằng cách vận động hành lang phản đối sử dụng lao động trẻ em, trẻ vị thành niên và phụ nữ.

Theo ghi chép lịch sử, thợ đánh sợi thành công trong việc đạt đến mục tiêu. Đạo luật Nhà máy năm 1833 làm giảm đáng kể số lao động trẻ em. Số công nhân dưới 14 tuổi trong công nghiệp dệt giảm 56% từ năm 1835 đến 1838, và sự giảm sút này diễn ra trong khi công việc nói chung trong ngành công nghiệp tăng nhanh. Cùng với thành công này, công nhân nam trưởng thành hoạt động trong ngành dệt đạt được các bổ sung hạn chế về giờ và điều kiện làm việc như của phụ nữ trong Đạo luật năm 1844.

Trong khi giải thích “đúng” giai đoạn lịch sử này liên quan đến Đạo luật Nhà máy của Anh vẫn còn nhiều tranh cãi. Vai trò của Senior trong tranh luận chính sách trong thời đại của ông làm sáng tỏ một số khía cạnh. Vì một lẽ, cho thấy biện pháp có ý nghĩa thuyết kinh tế có thể quy vào các vấn đề quan trọng như thế ra sao. Vì lẽ khác, thuyết kinh tế làm cho nhà kinh tế học am hiểu đọ sức với các nhà cải cách xã hội ít am hiểu hơn (ít nhất về kinh tế học), những người thường khuấy động sự thay đổi. Liệu tất cả các phần trong phân tích của ông đúng hay không, Senior cho thấy ông rất nhạy bén với bài học của Adam Smith - nghĩa là tiền đề tư lợi áp dụng vào sự liên kết của các nhóm quyền lợi cá nhân và áp dụng vào các nhà chính trị cũng như thương nhân.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)