1. Nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày ?

Em chào luật sư, em đang làm công nhân cho nhà máy xi măng, do có việc gia đình gấp nên em phải nghỉ luôn, theo quy định phải báo trước 30 ngày. Bây giờ em muốn viết đơn xin nghỉ không lương 1 tháng để cho đủ thời gian báo, như vậy có được không ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thời gian báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động."

Nếu bạn không đáp ứng đủ điều kiện báo trước thì bạn có nghĩa vụ:

"Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."

Về việc nghỉ không hưởng lương, Bộ luật này quy định:

"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."

Kết luận: Căn cứ vào những quy định trên, chúng tôi có thể tư vấn cho bạn trong trường hợp này, bạn có thể xin nghỉ không lương để đảm bảo thời gian báo trước nhưng việc nghỉ không lương phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu như bên công ty của bạn đồng ý thì việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng mà đã báo trước đủ thời gian quy định thì bạn sẽ được hưởng một số quyền theo quy định. Còn nếu công ty không đồng ý thì bạn vẫn phải tiếp tục đi làm trong thời gian 30 ngày, trường hợp vẫn tự ý nghỉ thì bạn sẽ mất một số quyền lợi kèm theo đó là phải bồi thường cho công ty theo quy định tại Điều 40.

2. Khoản thanh toán khi người lao động nghỉ việc ?

Xin chào Luật sư! Tôi vào làm việc cho công ty A bắt đầu từ tháng 1/2013 đến nay (tháng 12/2015) là 2 năm. Công ty chỉ ký hợp đồng thử việc là 6 tháng chứ không có hợp đồng chính thức ( thời hạn kết thúc hợp đồng thử việc đã hết từ lâu và tôi vẫn tiếp tục làm đến tận thời gian trên ), tôi cũng không tham gia đóng bảo hiểm ở công ty.
Đến 12/2015, công ty lấy lý do tôi chưa đáp ứng tốt công việc nên đồng ý cho tôi nghỉ vào ngày 31/12/2015. Tôi đã bàn giao đầy đủ công việc.Vậy trường hợp của tôi có được thanh toán đầy đủ lương tháng 12 ?
Xin chân thành cảm ơn!

Khoản thanh toán khi người lao động nghỉ việc ?

Luật sư tư vấn luật lao động về nghỉ việc, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc cho Công ty Luật Minh Khuê chúng tôi, căn cứ vào thông tin bạn đưa ra chúng tôi xin tư vấn như sau:

Công ty cho bạn nghỉ việc vào ngày 31/12/2015, vậy trong tháng 12 bạn vẫn làm việc bình thường nên đương nhiên bạn sẽ được hưởng lương của tháng 12.

Vì Theo quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì:

Điều 24 Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp nếu công ty không chịu trả cho bạn có thể giải quyết theo hướng sau:

Do giữa bạn và công ty không giao kết hợp đồng lao động bởi vậy trường hợp của bạn không thể căn cứ vào hợp đồng lao động để yêu cầu công ty thanh toán tiền lương cho bạn. Bởi vậy để có căn cứ đòi lại tiền lương công ty chưa thanh toán, bạn cần chứng minh được mình đã có khoảng thời làm việc thực tế tại công ty.

Về việc chứng minh:

Một là, bạn dựa vào bảng thanh toán tiền lương mà công ty đã thanh toán cho bạn những tháng trước đó. Qua đó chứng minh cho việc bạn đã làm việc ở công ty và được công ty thanh toán tiền lương cho những tháng làm việc đó.

Hai là, bạn có thể nhờ đến sự làm chứng của những người làm cùng ca với bạn (lập thành văn bản) để chứng minh cho việc bạn đã làm việc tại công ty trong thời gian hai năm

Khi có các văn bản này bạn nộp cho Giám đốc công ty để yêu cầu công ty thanh toán lương cho bạn.

Trong trường hợp Giám đốc công ty vẫn cố tình không giải quyết, thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Sở lao động thương binh và xã hội, để nhờ cơ quan này can thiệp và hòa giải. Nếu sự hòa giải này vẫn không mang lại kết quả cho bạn, thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi đặt trụ sở của công ty) để Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Về việc không giao kết hợp hợp đồng lao động của công ty đối với bạn thì công ty sẽ bị xử lý như sau:

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 về hợp đồng lao động thì:

"2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động...".

Về hình thức của hợp đồng lao động, Điều 14 Bộ luật lao động có quy định đối với công việc trên 3 tháng thì HĐLĐ phải được ký kết bằng văn bản. Như vậy, khi người lao động muốn nhận người sử dụng lao động vào làm việc thì phải có trách nhiệm ký kết HĐLĐ với người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không ký HĐLĐ với người sử dụng lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, cụ thể:

"1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Không có hợp đồng lao động khi nghỉ việc có cần báo trước?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đã làm cho công ty được hơn 1 năm nhưng vẫn không có hợp đồng lao động. Khi tôi xin nghỉ việc thì công ty yêu cầu phải báo trước 30 ngày. Vậy tôi có bắt buộc phải báo trước 30 ngày mới được nghỉ việc không?
Cảm ơn Luật sư.

Không có hợp đồng lao động khi nghỉ việc có cần báo trước?

Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900 6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của BLLĐ 2019 thì trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và phải được lập thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."

Như bạn đã trình bày thì bạn đã làm việc ở công ty được hơn một năm, có thể thấy, công việc của bạn là công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định, và có thời hạn trên 03 tháng. Như vậy, phía công ty có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn. Trường hợp công ty không giao kết hợp đồng lao động với bạn là công ty đã vi phạm nghĩa vụ về thực hiện hợp đồng lao động. Hành vi không giao kết hợp đồng lao động của công ty nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như bạn trình bày thì công ty yêu cầu bạn phải báo trước đủ 30 ngày mới được nghỉ, điều này là vô lý. Vì pháp luật quy định người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, giữa bạn và công ty không ký hợp đồng lao động với nhau nên giữa bạn và công ty không tồn tại quan hệ hợp đồng lao động, không có căn cứ để xác định bạn làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hay không. Do không có hợp đồng lao động nên không thể xác định được bạn phải báo trước bao nhiêu ngày. Khi bạn muốn nghỉ việc cũng không cần phải tuân thủ quy định về thời hạn báo trước của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, do giữa bạn và công ty không có ký kết hợp đồng lao động với nhau.

Khi bạn nghỉ việc thì công ty vẫn phải thanh toán cho bạn tiền lương trong những ngày bạn đã làm việc. Bởi khi không có hợp đồng lao động nhưng có thể căn cứ vào thang bảng lương của công ty để có thể bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp công ty xâm phạm các quyền lợi của bạn, bạn có thể gửi đơn tới Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Như vậy, theo những căn cứ trên thì việc công ty yêu cầu bạn phải báo trước 30 ngày trước khi nghỉ việc là thiếu căn cứ. Bạn có thể gửi đơn tới Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để đòi lại quyền lợi của mình khi công ty không giao kết hợp đồng lao động với bạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc

Chào luật sư, cho tôi em hỏi,em ký hợp đồng làm việc với công ty được khoảng 16, 17 tháng và đã làm đơn xin nghỉ việc. Vậy giờ em muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì em phải làm thế nào?
Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

1. Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo điều 49 luật việc làm 2013 quy định người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp anh đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, Điều 46 luật việc làm 2013

"Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp."

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

Chết.

Vậy trong trường hợp của anh:

- Anh chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, được sự chấp thuận của người sử dụng lao động;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, vì bạn đã ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty (khoảng thời gian này có thể liên tục hoặc ngắt quãng và được người sử dụng lao động chốt trong sổ bảo hiểm xã hội);

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tập dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ở trường hợp của bạn, bạn không nói rõ là mình được mức lương là bao nhiêu nên tôi sẽ lấy ví dụ như sau: giả sử bạn chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 11, tiền lương tháng 9, 10, 11 của bạn là 4 triệu; tiền lương tháng 7, 8, 9 của bạn là 5 triệu vậy bạn sẽ được hưởng như sau: ( 4*3)+ ( 5*3)/ 6= 4,5 triệu. Vậy bạn sẽ được hưởng 60% của 3 tháng 4,5 triệu là 8,110 triệu.

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

- Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

5. Nghỉ việc không báo trước trong thời gian thử việc có phạm luật hay không?

Luật sư cho em hỏi,tuy đã hết thời gian thử việc (2 tháng) và chưa kí hợp động lao động chính thức nhưng em vẫn đang tiếp tục làm việc cho công ty (hiện tại là sắp qua tháng đầu tiên và công ty cũng chuẩn bị ký hợp đồng), nhưng hiện tại do thấy công việc quá áp lực, năng lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc, bản thân thì cảm thấy chán nản, không muốn tiếp tục công việc này nữa.
Như vậy, theo luật sư thì em có được tự ý đơn phương nghỉ việc trong thời gian này không, còn nếu không thì phải thông báo trước ít nhất bao nhiêu ngày, cũng như các yêu cầu kèm theo ?
Cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Trong thời gian thử việc, tùy thuộc vào nguyện vọng và sự thỏa thuận, các bên có thể ký hợp đồng thử việc hoặc không. Vì bạn không cung cấp thông tin đầy đủ giữa bạn và công ty có ký kết hợp đồng thử việc hay không nên chúng tôi đưa ra hai hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, nếu bạn đã ký kết hợp đồng thử việc với công ty, bạn phải tôn trọng các thỏa thuận trong hợp đồng thử việc này về chấm dứt hợp đồng lao động cũng như những nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Pháp luật sẽ tôn trọng ý chí giữa các bên, tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận. Nếu bạn làm trái với hợp đồng thử việc, trong trường hợp này là không thực hiện đúng với thỏa thuận khi chấm dứt hợp đồng thử việc, bạn sẽ phải thực hiện bồi thường vi phạm hợp đồng cho công ty, căn cứ vào mức độ tổn thất của công ty do việc vi phạm hợp đồng này gây ra.

Nội dung của hợp đồng thử việc không được trái với các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, đối với những lao động làm việc mùa vụ thì tuyệt đối không có thời gian thử việc. Bạn cũng nên lưu ý thời gian thử việc trong hợp đồng phải phù hợp với quy định về thời gian thử việc tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019:

"Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác."

Thứ hai, nếu bạn không ký kết hợp đồng thử việc với công ty, thì những điều kiện và nguyên tắc chấm dứt thỏa thuận thử việc phải được thực hiện theo đúng pháp luật. Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 về Kết thúc thời gian thử việc:

"1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường."

Pháp luật về lao động hiện không có quy định về việc người lao động đơn phương nghỉ việc trong thời gian thử việc, mà chỉ có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong thời gian thử việc tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

"1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động , người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động."

Về mặt pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền chấm dứt thời gian thử việc bất kì lúc nào mà không cần bồi thường, không cần báo trước cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, giữa hai bên nên có những trao đổi trực tiếp để đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc thương lượng để phù hợp với nguyện vọng việc làm của các bên. Trước khi nghỉ việc, bạn cũng nên báo trước với người sử dụng lao động để tiện sắp xếp, bàn giao công việc, tránh làm tổn thất đến công ty.

Như vậy, trong thời gian thử việc, giữa bạn và người sử dụng lao động đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường, cũng như không cần báo trước. Trong thời gian này,giữa bạn và người sử dụng lao động không có sự ràng buộc về quan hệ lao động chính thức, vậy nên giữa các bên nên có thỏa thuận chặt chẽ, rõ ràng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Người lao động cũng sẽ có thời gian bổ sung nguồn nhân sự thay thế cho bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê