1. Quy định về ngôn ngữ trong hợp đồng với đối tác nước ngoài ?

Thưa Luật sư! Công ty chúng tôi là chủ đầu tư của một dự án khách sạn ở PQ. Chúng tôi muốn ký hợp đồng quản lý khách sạn với một tập đoàn quản lý khách sạn ở Thái Lan. Cho tôi hỏi vậy ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng có bắt buộc là song ngữ vừa tiếng Anh và tiếng Việt hay không? Trong trường hợp phải sử dụng tiếng Việt thì cơ quan hay công ty nào có chức năng dịch hợp đồng ra tiếng Việt đảm bảo tính pháp lý ?
Xin chân thành cảm ơn công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Ngoại trừ một số lĩnh vực có quy định bắt buộc Hợp đồng phải lập bằng tiếng Việt, ví dụ như:

Khoản 2 Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017: Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.

Khoản 2,3 Điều 11 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng : Về hợp đồng ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng:

Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, yêu cầu của cơ quan thuế về việc dịch hợp đồng sang tiếng Việt là hoàn toàn thỏa đáng, dựa theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ​:

"Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt".

Các lĩnh vực còn lại hầu như không đề cập đến vấn đề này. Việc luật không quy định vấn đề này tức là không cấm việc sử dụng các ngôn ngữ khác trong soạn thảo hơp đồng:

- Luật Thương mại 2005là cơ sở cho các giao dịch thương mại, Điều 24, Điều 74 của luật không quy định rõ lời nói hay văn bản phải thể hiện bằng ngôn ngữ gì: "Hợp đồng... được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản...".

Như vậy, cho dù không bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt khi lập Hợp đồng giao dịch, mua bán trong nước nhưng khi xảy ra tranh chấp, việc thụ lý và tranh tụng sẽ được xem xét trên cơ sở tiếng Việt.

Vậy nên việc sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng là rất cần thiết bởi:

- Liên quan đến khâu kiểm tra thuế và kế toán của doanh nghiệp. Khoản 1, điều 11, Luật Kế toán 2015 quy định:

“Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.”

- Liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Điều 20, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.;

Như vậy, tốt nhất để cả hai bên dễ dàng ký hợp đồng và phòng trường hợp khó khăn trong giải quyết các thủ tục sau này. Bạn nên lập hợp đồng song ngữ Anh - Việt. Để tránh bản dịch không đồng nhất với bản gốc, tốt nhất là tại thời điểm soạn nên soạn song ngữ. Bản hợp đồng song ngữ này hoàn toàn có thể thực hiện bởi chính công ty, có đóng dấu sao y và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra có thể thuê các văn phòng dịch thuật có uy tín để dịch hợp đồng cho đảm bảo chính xác nhất. Hiện nay có rất nhiều văn phòng có dịch vụ này, bạn có thể lựa chọn một cách dễ dàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào ?

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có rủi ro rất lớn.Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng một hợp đồng ......

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có rủi ro rất lớn.

Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, doanh nghiệp cần xây dựng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hợp pháp, đầy đủ và chi tiết. Với khuôn khổ một bài viết, chúng tôi không thể đề cập được một cách cụ thể và toàn diện về các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ trình bày những vấn đề quan trọng nhất trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà các doanh nghiệp cần lưu tâm trong quá trình soạn thảo.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

1. Xác định chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Khi giao kết, tham gia bất kỳ một hợp đồng nào, điều đầu tiên mà các bên phải kiểm tra đó chính là đối tác giao kết, tham gia và thực hiện hợp đồng.

1.1. Bên bán và bên mua

Trong thực tế giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhiều khi xảy ra hiện tượng:

a) Công ty mẹ là bên bán/mua đích thực (bên có và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng với tư cách là bên bán/bên mua) nhưng bên ký hợp đồng lại là công ty con.

b) Bên bán/bên mua là pháp nhân nhưng bên đứng ra ký kết hợp đồng chỉ là đơn vị trực thuộc của pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng kinh doanh,…

c) Bên ký kết hợp đồng là một công ty nhưng bên thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng lại là một công ty liên kết của công ty ký kết hợp đồng

Hiện tượng này thường gây ra hậu quả:

a) Các bên không thiện chí có thể rũ bỏ, đùn đẩy trách nhiệm;

b) Hợp đồng rất có thể bị tuyên bố vô hiệu;

c) Việc xác định tư cách đương sự khi có tranh chấp xảy ra là rất khó khăn

Vi phạm về thẩm quyền ký kết hợp đồng cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Pháp luật các nước đều đưa ra nguyên tắc chung rằng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thầm quyền ký kết hợp đồng. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Cách hiểu này không đúng cho mọi trường hợp. Ví dụ các công ty Singapore thường có một ban giám đốc gồm rất nhiều giám đốc. Vậy ai có quyền ký hợp đồng? Một hiện tượng khác, mặc dù rất dễ phát hiện nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chủ quan bỏ qua. Đó là trường hợp phó giám đốc, trưởng phòng, giám đốc kinh doanh, thậm chí nhân viên kinh doanh ký hợp đồng…nhưng không có văn bản ủy quyền hợp lệ.


“Đối tác ma” cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp mắc phải, ký kết hợp đồng xong xuôi, chuyển hàng/chuyển tiền rồi thì mới ngã ngửa ra là đối tác không có thật.

Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc về tư cách chủ thể, các doanh nghiệp nên:

1) Kiểm tra kỹ tư cách chủ thể của đối tác giao kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp cần yêu cầu đối tác chuyển bộ hồ sơ pháp lý của đối tác để thẩm tra. Cẩn trọng hơn có thể đề nghị bên thứ ba tham gia thẩm tra.

2) Trong trường hợp bên bán/bên mua đích thực không trực tiếp ký hợp đồng thì cần phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký, việc không ký trực tiếp có phù hợp với luật áp dụng không, nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp lệ, đồng thời làm rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

3) Về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng: Cần kiểm tra xem ai có quyền ký kết hợp đồng.

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng đang được thực hiện thì một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng được chuyển cho bên thứ ba. Ví dụ: Công ty A (Singapore) ký hợp đồng mua 100 tấn cá basa của công ty B (Việt Nam), điều kiện CIF – cảng Singapore, A là bên trực tiếp nhận hàng, hàng đang trên đường vận chuyển đến Singapore thì A chuyển thư lệnh đến B yêu cầu giao hàng cho Công ty C, điều kiện CIF – cảng Singapore.


Việc chuyển nhượng/chuyển giao này nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho bên còn lại. Để ngăn ngừa các tình huống này các bên nên có những qui định về hạn chế chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc xây dựng điều kiện, qui trình chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng chặt chẽ.

Mẫu qui định dưới đây là một gợi ý:

“Không bên nào có quyền chuyển nhượng/chuyển giao bất kỳ quyền và/hoặc nghĩa vụ nào có trong và/hoặc liên quan đến hợp đồng này nếu không có được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại.”

1.2. Đại lý/đại diện thương mại/bên nhận ủy thác

Thực tế thương mại quốc tế muôn hình muôn vẻ, không phải lúc nào bên bán/bên mua đích thực trực tiếp ký và/hoặc thực hiện hợp đồng mà họ ủy nhiệm, ủy quyền hoặc ủy thác cho bên thứ ba thường là đại lý, đại diện thương mại hoặc bên nhận ủy thác ký kết hợp đồng và/hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải kiểm tra các vấn đề sau:

1) Xác định rõ quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác, cơ sở pháp lý, tính hợp pháp của quan hệ này? Văn bản xác lập quan hệ này có hợp lệ không? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác?...
2) Tư cách pháp lý và tình trạng tài chính của các bên như thế nào? Trách nhiệm của các bên này đối với hợp đồng mua bán hàng quốc tế ra sao? …

Nếu không thẩm định toàn diện các vấn đề trên, rất có thể doanh nghiệp sẽ không biết kiện ai khi tranh chấp xẩy ra hoặc nếu có kiện thành công thì quyết định, bản án của cơ quan tài phán chưa chăc đã thi hành được.

2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

2.1. Hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể tồn tại dưới dạng văn bản, lời nói hoặc hành động cụ thể. Nhưng, để bảo đảm an toàn, hình thức tối ưu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn là hình thức văn bản. Ngoài văn bản viết, thực tiễn thương mại quốc tế thừa nhận các dạng tồn tại sau đây của dữ liệu như là văn bản:

1) Bản fax;
2) Điện tín, điện toán;
3) Tài liệu mềm (tồn tại ở dạng file điện tử như email,...)

2.2. Các phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế:

1) Giao kết trực tiếp: Theo phương thức này hai bên sẽ chuẩn bị một bản hợp đồng có đầy đủ nội dung và hai bên cùng ký trực tiếp vào hợp đồng. Phương thức này có tính an toàn cao nhất nhưng lại không tiện dụng vì hai đối tác ở hai quốc gia khác nhau không phải lúc nào cũng gặp được nhau để ký kết.

2) Chào hàng và chấp nhận chào hàng: Đây là phương thức phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Bên bán có thể gửi cho bên mua một thư chào hàng (offer), bên mua có thể gửi cho bên bán một lệnh đặt hàng (order). Trong một thời hạn hợp lý, bên nhận chào hàng sẽ gửi thư xác nhận về việc chấp nhận chào hàng/lệnh đặt hàng hoặc không. Khi bên chào hàng/đặt hàng nhận được chấp nhận chào hàng/lệnh đặt hàng thì coi như hợp đồng được giao kết. Các thư giao dịch này có thể được gửi qua fax, email hoặc phương tiện liên lạc khác. Các doanh nghiệp cần lưu ý, dù giao kết theo hình thức chào hàng và chấp nhận chào hàng, các nội dung tối thiểu của một hợp đồng mua bán hàng hóa phải đầy đủ: Tên, địa chỉ của các bên; hàng hóa, số lượng, chất lượng, qui cách, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao giao hàng. Trong thư chào hàng/lệnh đặt hàng nên ghi thời hạn trả lời chào hàng/lệnh đặt hàng.

Các đối tác làm ăn lâu dài nên sử dụng phương thức giao kết trực tiếp để ký một hợp đồng mua bán hàng hóa chung qui định đầy đủ các vấn đề để áp dụng chung cho tất cả các giao dịch. Mỗi giao dịch đơn lẻ sẽ áp dụng phương thức chào hàng - chấp nhận chào hàng.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng;

3. Quyền ký hợp đồng hợp tác kinh doanh ?

Kính gửi: Công ty Luật Minh Khuê! Chúng tôi là 1 TCT 100% vốn nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông là chủ sở hữu. Hiện tại, có 1 số đối tác bên ngoài đang đề nghị chúng tôi ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân dưới hình thức sau: - Các đối tác đầu tư 100% vào cơ sở hạ tầng của chúng tôi (gồm đất đai, mạng lưới điểm giao dịch....) - Lợi ích của 02 bên : phân chia doanh thu ...
Theo ý kiến của một số người thì việc hợp tác này sẽ phải xin ý kiến của Chủ sở hữu (tức Bộ Thông tin Truyền thông) vì đây cũng là hình thức đầu tư ra ngoài ngành ?
Rất mong quý Công ty giải đáp giúp vấn đề này! Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp trực tuyến gọi ngay: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điều 90,Luật doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên:

1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.

2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;

c) Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;

d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty.

đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Như vậy, công ty của bạn là TCT 100% vốn nhà nước do Bộ thông tin truyền thông làm chủ sở hữu. Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm các quyền: Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc; Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty; Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty. Do đó, công ty của bạn muốn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân thì không phải xin ý kiến của chủ sở hữu là Bộ thông tin truyền thông .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Tranh chấp đơn giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa ?

Thưa luật sư, khi xảy ra tranh chấp về đơn gia trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì dựa trên căn cứ pháp lý nào để giải quyết ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và phía dự án có thực hiện một giao dịch dân sự đó là hợp đồng mua bán tài sản. Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất giá cả. Tuy nhiên sau khi giao dịch đã thực hiện xong, bên mua không trả đúng giá như đã thỏa thuận. Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng dân sự, theo đó:

"Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

Về hình thức của hợp đồng dân sự, pháp luật quy định:

"Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định"

Như vậy, trong trường hợp này, giao dịch mua bán giữa bạn và phía bên mua có thể thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản đều được pháp luật cho phép. Khi hợp đồng được giao kết và thực hiện sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên như nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, trong đó có nghĩa vụ trả tiền của bên mua theo đúng thỏa thuận. Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự, theo đó:

"Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

2. Số lượng, chất lượng;

3. Giá, phương thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác".

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hai bên đã thỏa thuận về giá cả và phương thức thanh toán trong hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi bạn chuyển quyền sở hữu số tài sản đó cho phía bên mua, bên mua đã không thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là không trả tiền đúng với giá cả đã thỏa thuận. Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền của bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản:

"1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác".

Luật thương mại 2005 cũng quy định về nghĩa vụ thanh toán và thời hạn thanh toán của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, Điều 50 quy định:

"1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra".

Về thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Điều 56 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

"Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này."

Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác sau khi bên bán giao tài sản, bên mua phải có nghĩa vụ trả đủ tiền như đã thỏa thuận. Vì vậy, trong trường hợp này bên mua không trả đúng số tiền theo giá đã thỏa thuận là vi phạm nghĩa vụ của mình. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên mua trả đúng, trả đủ số tiền như đã thỏa thuận, đồng thời yêu cầu bên mua phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo quy định tạiBộ luật dân sự 2015 .

Trong trường hợp bên mua vẫn không trả, bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm.

Trân trọng ./.

5. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng song ngữ (Anh - Việt) và các ngôn ngữ khác

Việt Nam đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cùng với sự hợp nhập là sự tăng cường giao lưu hợp tác thương mại giữa các công ty, tập đoàn nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc có một luật sư chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng trong việc thương thảo, đàm phán và soạn thảo các hợp đồng thương mại là điều tối cần thiết nhằm hạn chế tôi đa rủi ro pháp lý.

Công ty luật Minh Khuê tư vấn các lĩnh vực tư vấn cụ thể:

- Tư vấn về các điều khoản hợp đồng;

- Tư vấn lựa chọn hình thức, phương thức ký kết, lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp Hợp đồng;

- Kiểm tra và hiệu đính (chỉnh sửa) các Hợp đồng do khách hàng phác thảo, soạn sẵn; Chuẩn bị các tài liệu hợp đồng, các tài liệu tiền hợp đồng (văn bản thoả thuận, văn bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc..)

- Soạn thảo cho khách hàng các hợp đồng dân sự như: Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng bão lãnh, cầm cố, thế chấp: Hợp đồng mua bán nhà ở, đất đai, tài sản.....

Dịch vụ dịch thuật pháp luật - Ảnh minh họa

- Soạn thảo các Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như: Hợp đồng tổng thầu, Hợp đồng thi công xây dựng, Hợp đồng liên danh, Hợp đồng thuê nhân công, máy móc, Hợp đồng giao khoán ....

- Soạn thảo các Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, Hợp đồng ngoại thương, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng ký gửi hàng hoá....

- Soạn thảo các Hợp đồng về chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng / chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng / chuyển giao bản quyền

- Soạn thảo các Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng vay vốn, tài trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng…

- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng, đàm phán;

- Giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua tố tụng Toà án & Trọng tài;

- Dịch hợp đồng ra những ngôn ngữ khác nhau đảm bảo sự chính xác;

- Rà soát hợp đồng của đối tác bằng những ngôn ngữ khác nhau

Công ty luật Minh Khuê cung cấp cho khách hàng dịch vụ lập hồ sơ pháp lý, bao gồm các công việc chính:

- Dự án đầu tư, Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư;

- Hồ sơ mua bán tài sản, Hồ sơ mua bán Doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án;

- Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp; Hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu; Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp; Hồ sơ đăng ký Sáng chế;

- Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ góp vốn kinh doanh; Hồ sơ thừa kế, thế chấp và các hồ sơ pháp lý khác...;

- Luật sư MKLAW FIRM cũng giúp khách hàng soạn thảo các đơn từ, di chúc, văn bản và chuẩn hóa các tài liệu, biểu mẫu, chuẩn hóa các Hợp đồng mà khách hàng sử dụng thường xuyên cho phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm khách hàng sử dụng tài liệu.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật và Dịch thuật tài liệu:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 0243-9916057 Tổng đài tư vấn luật: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

----------------------------------------