1. Quyền công dân là gì? Người đi tù có mất quyền công dân không?

Quyền công dân là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Quyền công dân chính là khả năng lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước bảo đảm khi công dân yêu cầu. Quyền của công dân liên quan đến nghĩa vụ tương ứng của nhà nước là phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để công dân thực hiện các quyền mà pháp luật quy định. 

Quyền công dân được quy định rõ trong hiến pháp năm 2013 " Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công dân, tôn trọng bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật" 

Quyền công dân Việt Nam là chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam , những người mà không có quốc tịch Việt Nam thì sẽ không có quyền công dân tại Việt Nam. Quyền công dân là một phạm trù nhỏ hơn quyền con người, nếu như là quyền con người thì được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, quyền con người thì có chủ thể rộng hơn bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch ( bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài). Còn đối với quyền công dân thì phạm vi hẹp hơn, chỉ áp dụng với công dân có quốc tịch Việt Nam và được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. 

Quyền công dân là quyền của những người mang quốc tịch Việt Nam, không có một cá thể nào có quyền tước quyền công dân của một người. Vì vậy là đối với những người đang chấp hành hình phạt tù thì họ không bị mất quyền công dân mà họ đang bị hạn chế quyền công dân ở một số quyền . Được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. 

2. Đi tù bị hạn chế quyền gì?

Căn cứ theo khoản 2 điều 14 hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. 

Căn cứ theo điều 44 bộ luật hình sự 2015 thì quy định về tước một số quyền như là công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do bộ luật hình sự quy định thì bị tước một số quyền như là:

- Thứ nhất đó là quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước

- Thứ hai là quyền làm việc trong cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 

Như vậy thì trong thời gian chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì ủy ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cư tri, nếu đã có tên trong danh sách cử tri mà đến trước thời điểm bỏ phiếu thì bị tòa án tước quyền bầu cử thì ủy ban nhân dân cấp xã phải xóa tên người đó trong danh sách cử tri thu hồi thẻ cử tri đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện.  Còn đối với những người làm việc trong cơ quan nhà nước thì những người phạm tội thì tất nhiên sẽ bị tước quyền làm việc trong cơ quan bảo hiểm. 

Tiếp nữa là công dân sẽ bị tước quyền phục vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền và đời sống của nhân dân. Trong trường hơp mà công dân đang chấp hành án phạt thù hoặc đã từng chấp hành án phạt tù thì không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an hoặc là tham gia dự thi vào các ngành đào tạo liên quan đến công an quân đội. Nếu mà người đó đang là người trong lực lượng vũ trang mà phạm tội thì nơi cơ quan người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân. 

- Thứ ba là đối với trường hợp mà người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù trung thân thì sẽ bị hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú. Tại hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ửo trong nước, có quyền đi ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này theo quy định của pháp luật. Mặc dù vậy thì khi bị phạt tù thì người đang chấp hành hình phat tù đương nhiên họ sẽ bị hạn chế quyền tự do đi lại và tự do cư trú theo như quy định của phạp luật đề ra. Sau khi bản thân người đang chấp hành hình phạt tù mà họ đã chấp hành xong hình phạt tù thì sẽ được trả lại quyền tự do đi lại và cư trú. 

- Thứ tư là có thể bị hạn chế quyền lao động. Theo quy định tại điều 34 bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động bị kết án phạt tù thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ sở mà họ đang làm việc .

- Thứ năm là không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, và quản lý doanh nghiệp. Thành viên hợp danh sẽ bị chấm dứt tư cách nếu đang chấp hành án phạt tù,,,...

Trên đây là một số quy định của pháp luật quy định về việc hạn chế quyền công dân đối với những người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các bạn trong việc tìm hiểu về những quyền mà bản thân có thể bị hạn chế nếu phải chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật, từ đó có thể nắm rõ quyền của bản thân mình hơn. Nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến hạn chế quyền công dân của người đang chấp hành hình phạt tù thì có thể tiến hành liên hệ trực tiếp với tổng đài tư vấn của chúng tôi thông qua số tổng đài 19006162 để nhận được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý khách hàng đã luôn luôn tin tưởng và ủng hộ công ty chúng tôi trong thời gian qua, mong rằng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những trải nghiệm tốt nhất.