Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh từ các mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó thường là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật quốc tế có những quan điểm cụ thể trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể không thể thống nhất được. Vì vậy, sự trái ngược nhau về quan điểm và quyền lợi đã đưa đến việc không thoả thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, từ đó làm nảy sinh xung đột, mâu thuẫn. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là sự va chạm xung đột về quyền lợi giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia; sự khác biệt về đường lối chính trị, kinh tế giữa các quốc gia hoặc nhóm các quốc gia và cả sự khác biệt về cách nhìn nhận, giải quyết các vấn đề pháp lý quốc tế.
Trước Chiến tranh thế giới thứ n, luật quốc tế đã ghi nhận một số biện pháp giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế nhưng giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế thời kỳ đó chưa trở thành nguyên tắc của luật quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Hiến chương Liên hợp quốc (khoản 3 Điều 2) đã ghi nhận hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế, theo đó, tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các ' biện pháp hoà bình. Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định cụ thể các biện pháp hoà bình mà các thành viên Liên hợp quốc với tư cách là bên tham gia vào tranh chấp quốc tế cần lựa chọn để giải quyết. Theo Điều 33 Hiến chương thì:
"các bên tham gia tranh chấp quốc tế trước tiên phải cô' gắng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hoà bình khác do các bên lựa chọn”.
Các bên có quyền tự do lựa chọn các biên pháp hoà bình nói trên để giải quyết ttanh chấp sao cho phù hợp và CÓ hiệu quả nhất. Thực tiễn cho thấy phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc gia hay sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng.
Đàm phán trực tiếp là biện pháp tốt nhất để giải quyết nhanh chóng tranh chấp quốc tế, bảo đảm quyền bình đẳng của các bên, dễ đi đến thoả thuận nhượng bộ lẫn nhau.
Cùng với sự phát triển các quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, trong những năm gần đây, cộng đổng quốc tế quan tâm nhiều đến biên pháp thông qua tổ chức khu vực, tổ chức phổ cập để giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó phải kê’ đến vai trò của các tổ chức khu vực như EU, ASEAN... và Liên hợp quốc.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)