Mục lục bài viết
1. Vài nét về Jeremy Bentham
Jeremy Bentham (15 tháng 2 năm 1748 – 6 tháng 6 năm 1832) là một luật gia, nhà triết học người Anh. Ông nổi tiếng nhất là người sáng lập ra Chủ nghĩa vị kỷ. Ông là anh trai của Samuel Bentham, một kỹ sư, nhà phát minh kém nổi tiếng hơn.
Jeremy Bentham sinh ra tại Spitalfield, Luân Đôn, Anh. Cậu được sinh ra trong một gia đình giàu có. Cậu bé Jeremy được gọi là thần đồng khi mới chỉ bước đi lẫm chẫm. Bằng chứng là cậu đã đọc hết bộ lịch sử nhiều tập về nước Anh trên bàn làm việc của cha mình. Và cậu được học tiếng Latin khi mới sang tuổi thứ ba.
Jeremy Bentham vào trường Westminster School và vào năm 1760, ông được cha gửi vào Queen's College, thành phố Oxford. Ở nơi đây Jeremy lấy bằng cử nhân năm 1763 và thạc sĩ năm 1766.
Jeremy Bentham đi học để trở thành một vị luật sư và ông đã tham gia phiên tòa trong cuộc đời mình vào năm 1769. Cha ông buộc Bentham theo nghề luật như mình và tin chắc rằng đứa con cực kỳ thông minh của ông sẽ trở thành một vị đại pháp quan xuất sắc. Nhưng không, Bentham đã ngừng công việc của mình và ước mơ của cha, không phải vì ông cảm thấy mình không có tài mà vì luật pháp nước Anh lúc đó quá rắc rối. Bentham biết được sự thật này sau khi nghe Sir William Blackstone giảng dạy môn này. Vậy là, thay vì làm cái nghề tuân theo luật, ông lại quyết định phê phán và thay đổi luật.
2. Thuyết hiệu dụng của Bentham
Nhìn bề ngoài, học thuyết của Bentham tương tự như triết lý chủ nghĩa khoái lạc Hy Lạp cổ đại, cũng cho rằng nhiệm vụ luân lý được thực hiện trong sự ban thưởng quyền lợi tìm kiếm thích thú. Nhưng chủ nghĩa khoái lạc mô tả hành động cá nhân mà không ám chỉ đến hạnh phúc chung. Thuyết Hiệu dụng bổ sung học thuyết luân lý vào chủ nghĩa khoái lạc cho rằng hạnh kiểm con người nên hướng đến việc tối đa hóa hạnh phúc của nhiều người nhất. “Hạnh phúc nhiều nhất dành cho số người đông nhất” là khẩu hiệu của phái Hiệu dụng - những người cùng triết lý với Bentham. Trong số họ là những nhân vật như Edwin Chadwick và sự phối hợp cha - con của James và John Stuart Mill . Nhóm này đấu tranh cho lập pháp cộng với việc thừa nhận xã hội và tôn giáo trừng phạt cá nhân gây phương hại đối với người khác trong khi mưu cầu hạnh phúc của riêng mình.
Bentham xác định nguyên tắc của ông theo cách sau:
“Vì nguyên tắc hiệu dụng có nghĩa là nguyên tắc tán thành hay không tán thành mỗi một hành động nào đó, theo khuynh hướng mà có vẻ như hành động ấy làm tăng hay giảm hạnh phúc của bên mà quyền lợi của họ đang nhắc đến... không những mỗi hành động của một cá nhân riêng biệt, mà còn là mỗi biện pháp của chính phủ”. (Principles of Morals and Legislation, trang 17).
Theo Bentham, quyền lợi chung của cộng đồng được đánh giá bằng tổng số quyền lợi cá nhân trong cộng đồng ấy. Tiếp cận hiệu dụng mang tính chất dân chủ lẫn chủ nghĩa quân bình. Điều quan trọng không phải một người là vua hay kẻ bần cùng - mỗi quyền lợi cá nhân đều nhận được sự bình đẳng như nhau trong cách đánh giá phúc lợi chung. Vì thế nếu một điều gì đó thêm vào sự thích thú của người nông dân nhiều hơn là lấy đi hạnh phúc của một quý tộc thì điều ấy có thể mong muốn trên cơ sở hiệu dụng. Cũng như thế, nếu hành động của chính phủ thuộc một loại nhất định làm tăng hạnh phúc của cộng đồng nhiều hơn hành động làm giảm hạnh phúc của một số bộ phận trong cộng đồng, sự can thiệp vì thế được chứng minh là đúng.
Tất cả điều này hàm ý một loại “số học luân lý” mà Bentham xem như tương tự với các phép tính toán học trong vật lý Newton. Tuy nhiên, phép tính số học luân lý không phải cùng một loại. Giá trị của những thích thú khác nhau được thêm vào cho cá nhân, nhưng giá trị của sự thích thú nhất định phải được nhân với số người thích thú, các yếu tố khác hình thành giá trị của mỗi thích thú phải được nhân với nhau. Một khía cạnh kinh tế dễ nhận trong thuyết phúc lợi này nằm trong sự chọn tiền tệ của Bentham như cách đánh giá thích thú và đau khổ. Dĩ nhiên, tiền tệ là đốì tượng làm giảm hiệu dụng biên tế cũng nhiều như làm tăng hiệu dụng này, điều mà Bentham thừa nhận, mặc dù ông không tìm hiểu nguyên tắc biên tế thấu đáo như một số người sau ông đã từng nghiên cứu. Nói cách khác, Bentham là một người hiệu dụng hơn là biên tế.
3. Phép tính mang lại hạnh phúc
Nỗ lực của Bentham trong đánh giá phúc lợi kinh tế theo chiều hướng khoa học đã chọn hình thức phép tính mang lại hạnh phúc, hay tổng kết những thích thú và đau khổ chung. Vào đầu năm 1780, trong tác phẩm Introduction to the Principles of Morals and Legislation (trang 30), Bentham mô tả tình huống trong đó giá trị thích thú và đau khổ phải được đánh giá. Đối với cộng đồng, bao gồm 7 yếu tố sau:
- Cường độ thích thú hay đau khổ
- Thời gian
- Tính chắc chắn hay không chắc chắn
- Gần gũi hay xa cách
- Khả năng tạo ra, hay khả năng xúc cảm cùng loại tiếp theo sau (nghĩa là thích thú tiếp nối bởi thích thú nhiều hơn hay đau khổ tiếp nối bằng đau khổ hơn)
- Không pha tạp, hay không có khả năng xúc cảm khác loài tiếp theo sau (như lúc sự sinh nở có chỉ số thuần khiết thấp vì tượng trưng cho sự hỗn hợp giữa đau khổ và thích thú).
- Phạm vi, nghĩa là số người bị ảnh hưởng.
Bentham thừa nhận tình huống thứ năm và sáu không phải là thuộc tính vốn có của chính bản thân thích thú hay đau khổ mà chỉ là hành động tạo ra thích thú hay đau khổ. Do đó, người ta chỉ tính toán khuynh hướng của bất cứ hành động hay sự kiện nào tác động đến cộng đồng.
4. Phép tính phúc lợi
Bentham cũng giải thích rõ ràng cơ chế tiến hành cách tính phúc lợi. Ông chủ trương, “Muốn giải thích chính xác khuynh hướng chung của bất kỳ hành động qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng được tiến hành như sau”:
“Bắt đầu ở bất cứ người nào trong số ấy mà quyền lợi của họ có vẻ bị ảnh hưởng trực tiếp nhất, và tính đến,
- Giá trị của mỗi thích thú có thể phân biệt có vẻ được quyền lợi tạo ra trong trường hợp thứ nhất.
- Giá trị của mỗi đau khổ có thể phân biệt có vẻ được quyền lợi tạo ra trong trường hợp thứ nhất.
- Giá trị của mỗi thích thú có vẻ được quyền lợi tạo ra sau thích thú thứ nhất, hình thành khả năng tạo ra thích thú thứ nhất và sự không pha tạp của đau khổ thứ nhất.
- Giá trị của mỗi đau khổ có vẻ được quyền lợi tạo ra sau đau khổ thứ nhất, hình thành khả năng tạo ra đau khổ thứ nhất và sự không pha tạp của thích thú thứ nhất.
- Một mặt cộng tổng tất cả giá trị của tất cả thích thú và mặt khác cộng tổng các giá trị của tất cả đau khổ. Cán cân, nếu nằm ở phía thích thú sẽ tạo khuynh hướng có lợi của hành động ảnh hưởng đến tổng thể, liên quan đến quyền lợi của cá nhân ấy, nếu nằm ở phía đau khổ, thì khuynh hướng bất lợi của hành động sẽ ảnh hưởng đến tổng thể.
- Tính số lượng người mà quyền lợi của họ có vẻ liên quan, lặp lại tiến trình trên với nhau. Cộng số mức độ của khuynh hướng có lợi có ý nghĩa... đối với... tổng thể, cũng thực hiện tiến trình này lần nữa đôi với cá nhân, để xét khuynh hướng có bất lợi đến tổng thể hay không. Chọn cán cân, nếu nằm ở phía thích thú, sẽ tạo ra khuynh hướng nói chung là có lợi của hành động... nếu nằm ở phía đau khổ, khuynh hướng nói chung là bất lợi ảnh hưởng đến cộng đồng”. (Principles of Morals and Legislation, trang 30-31).
Có lẽ cũng đoán được sự chỉ trích vì tính bất khả thi về thuyết phúc lợi của mình, Bentham thừa nhận rằng ông nghĩ phép tính mang lại hạnh phúc phải tuân theo từng cách đánh giá luân lý hay ban hành pháp luật. Nhưng ông chỉ thị các nhà lập pháp và hành chính luôn theo thuyết này, vì càng tuân thủ tiến trình đánh giá thực sự, thì càng có cách đánh giá chính xác hơn.
5. Đánh giá thuyết Hiệu dụng
Có một số khó khăn trong việc thực hành và phân tích trong lý thuyết đánh giá phúc lợi của Bentham, một số khó khăn ông thừa nhận và một số ông bỏ qua. Một trong những vấn đề mà Bentham phải đối mặt là vấn đề “so sánh giữa cá nhân với nhau” về tính hiệu dụng.
Hạnh phúc của một người có thể là đau khổ của người khác. Thực tế các cá nhân khác nhau đều có sở thích khác nhau, thu nhập khác nhau, mục đích và tham vọng khác nhau, V.V.. hình thành sự so sánh hiệu dụng (được hay mất) giữa cá nhân bất hợp pháp xét theo bất kỳ tiêu chuẩn khách quan nào. Bentham thừa nhận khó khăn này, nhưng ông cảm thấy nên tiến hành những so sánh như thế, nếu không thì sẽ không thể cải cách xã hội được. Vì thế thuyết phúc lợi của ông có nội dung chủ quan (nghĩa là theo quy phạm).
Vấn đề khác trong thuyết phúc lợi của Bentham liên quan đến việc xem trọng, thích thú về lượng, nếu có. Ví dụ, thích thú trong tinh thần có được nhấn mạnh nhiều hơn hay ít hơn thích thú về thể xác hay không? Bentham không thể giải quyết vấn đề này, mặc dù ông nhận thấy sự khó khăn này. Giống như nhiều nhà kinh tế sau này, ông phải viện đến tiền tệ như cách đánh giá hiệu dụng có giá trị nhất mặc dù cách đánh giá tiền tệ không phải lúc nào cũng nhận ra rõ ràng sự thay đổi về lượng.
Một khuyết điểm trong thuyết phúc lợi của Bentham là rõ ràng ông không nhận thấy sự quan tâm cạm bẫy logic mà các nhà kinh tế gọi là suy luận sai lầm. Suy luận khẳng định rằng bởi vì một vấn đề gì đó đúng một phần, vì thế tổng thể cũng đúng. Đối với Bentham, có sự sai lầm logic trong khẳng định quyền lợi tập thể là tổng các quyền lợi cá nhân. Trong khi sự khẳng định có thể đúng trong một số trường hợp, thì không hẳn là đúng trong tất cả trường hợp.
Một ví dụ đơn giản dùng để minh họa điểm này. Quyền lợi chung của xã hội Mỹ là tất cả ô tô ở Mỹ đều trang bị mọi thiết bị an toàn càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, đa số những người mua ô tô cá nhân không muốn thêm tiền để mua các trang thiết bị như thế trong hình thức cao hơn cả giá xe. Trong trường hợp này, quyền lợi tập thể không trùng hợp với tổng các quyền lợi cá nhân. Kết quả là sự khó xử lập pháp và kinh tế. Nói cách khác, giả định cơ bản của Bentham về đánh giá phúc lợi dẫn đến sự dự toán phúc lợi chung không chính xác.
Trên cơ sở triết lý thuần túy, quan điểm nhân tính của Bentham về cơ bản là tiêu cực: con người bị “thúc đẩy” tìm thích thú và tránh đau khổ. Do đó không có động cơ “xấu” hay sự thiếu sót “luân lý”, chỉ có những kết quả tính toán “xâu” về thích thú và đau khổ. Bentham không nghĩ việc chọn kết quả tính toán xấu là sai, mà có thể là ngu dốt nhưng có lẽ sự ngu dốt có thể nhờ giáo dục uốn nắn. Quả thật, phái hiệu dụng quan tâm nhiều đến giáo dục như một phương tiện cải cách xã hội.
Phái Hiệu dụng cũng thiển cận quá đáng trong tiếp cận hành vi con người. Có ít hay không có chỗ nào dành cho động cơ thúc đẩy hành vi hơn là mưu cầu thích thú và tránh đau khổ. Nhưng Bentham cảm thấy rằng phép tính mang lại hạnh phúc là thuyết hữu ích, nếu không nói là nhàm chán, bất kể những khó khăn vốn có. Phép tính thích thú-đau khổ cá nhân có thể tiến hành vô thức, mặc dù chúng đang tồn tại, Bentham khẳng định:
“Trong tất cả điều này, không có gì ngoài thông lệ của nhân loại, cho dù họ có quan điểm rõ ràng về quyền lợi của riêng mình ở bất cứ đâu đều hoàn toàn phù hợp”. (Principles of Morals and Legislation, trang 32).
Tìm kiếm cách đánh giá hiệu dụng chính xác, theo số lượng của Bentham dĩ nhiên là vô ích. Ngay cả đến thời điểm này, các nhà kinh tế phúc lợi cũng chưa đủ khả năng giải quyết thành công vấn đề so sánh hiệu dụng giữa cá nhân với nhau theo cách rút ra tiêu chuẩn khách quan để dựa vào đó ra các quyết định phúc lợi cơ bản.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)