Thưa luật sư. Gần đây tôi có đọc tài liệu về phạm tội nhiều lần trong hình sự. Vậy mong luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần là gì? Rất mong nhận được giải đáp của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Ngọc Linh - TP.HCM)

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 1999

- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

2. Định tội danh là gì?

Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định.

3. Phạm tội nhiều lần là gì?

Khái niệm phạm tội nhiều lần nói chung được hiểu là trường hợp một người đã hai lần trở lên thực hiện tội phạm, bất kể đó là những tội phạm gì, tội phạm đó ở giai đoạn hoàn thành haỳchưa hoàn thành. Khái niệm phạm tội nhiều lần cùng loại với tội cũ được hiểu là trường hợp một người đã hai hoặc nhiều lần thực hiện các tội phạm cùng một loại (cùng một nhóm tội). Khái niệm phạm tội nhiều lần cùng với tội cũ (phạm tội lặp lại) được hiểu là trường hợp một: người đã hai hoặc nhiều lần thực hiện các tội phạm cùng tội danh, hay nói cách khác là trường hợp một người đã hai hoặc nhiều lần thực hiện tội mới cùng tội danh với tội cũ đã thực hiện trước đó.

Các hình thức phạm tội nhiều lần nói trên có ý nghĩa pháp lý hình sự khác nhau bởi chúng được thể hiện một cách khác nhau trong các quy định của pháp luật hình sự, do vậy chúng cũng có ý nghĩa khác nhau trong áp dụng pháp luật hình sự, nhất là trong việc định tội danh, quyết định hình phạt, xoá án... Bài viết dưới đây chỉ phân tích việc định tội danh đối với trường hợp phạm tội nhiều lần cùng với tội cũ (gọi tắt là phạm tội nhiều lần). Phạm tội nhiều lần là trường hợp hành vi của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của Bộ luật hình sự và bị xét xử cùng một lúc.

4. Nguyên tắc khi định tội danh với trường hợp phạm tội nhiều lần

Khi định tội danh đối với phạm tội nhiều lần cần tuân thủ một quan điểm có tính nguyên tắc như sau:

Thứ nhất, không thể coi là phạm tội nhiều lần đối với trường hợp một người thực hiện hai hành vi nguy hiểm cho xã hội mà trong đó một hành vi thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, còn hành vi kia do mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, nên được xếp vào loại hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật kinh tế, pháp luật dân sự hoặc pháp luật lao động... và được xử lý bằng biện pháp khác.

Thứ hai, muốn định tội danh một trường hợp phạm tội nào đó là phạm tội nhiều lần thì ít nhất phải có hai hành vi bị coi là tội phạm được quy định trong cùng một điều của Bộ luật hình sự.

Thứ ba, không thể định tội danh phạm tội nhiều lần trường hợp một người thực hiện hai hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng trong đó một hành vi đã bị xử lý hành chính và dấu hiệu đã bị xử lý hành chính được nhà làm luật quy định như là một điều kiện để coi hành vi được thực hiện lặp lại là tội phạm. Ví dụ các điều luật như khoản 1 Điều 161, khoản 1 Điều 162, khoản 1 Điều 164, khoản 1 Điều 166, khoản 1 Điều 167...

Thứ tư, việc định tội danh đối với trường hợp phạm tội nhiều lần phải bao gồm cả các trường hợp khi một người thực hiện các tội phạm đã hoàn thành và các tội phạm chưa hoàn thành. Ví dụ: trong tháng 11- 1999, Đặng Thị M đã nhiều lần có hành vi môi giới mại dâm giữa người mua dâm và gái bán dâm đê trục lợi. Tối 25-11-1999; M đã môi giới cho Đặng Văn T mua dâm với Lê Thị s nhưng chưa kịp thực hiện thì bị cơ quan công an bắt. Tại bản án hình sự phúc thẩm số: 1491 ngày 1/8/2000 của Toà phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đã áp dụng khoản 3 Điều 52 (Bộ luật hình sự 1999) và điểm d khoản 2 Điều 255 (Bộ luật hình sự 1999) định tội danh đối với Đặng Thị M về tội môi giới mại dâm với tình tiết phạm tội nhiêu lần.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có những trường hợp, lúc đầu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt do chưa có thời cơ thuận lợi, sau đó y tạm dừng hoạt động phạm tội một thời gian để chờ thời cơ thuận lợi để tiếp tục thực hiện đến cùng hành vi phạm tội lúc đầu. Trường hợp này không phải là phạm tội nhiều lần. Hành vi phạm tội chưa đạt lúc đầu không có ý nghĩa pháp lý độc lập và cũng không cấu thành một tội phạm riêng biệt, mà nó nằm trong cấu thành của tội phạm đã hoàn thành sau này, chỉ có điều các giai đoạn thực hiện tội phạm tuy có kế tiếp nhau về mặt thòi gian, nhưng có sự gián đoạn vì nguyên nhân khách quan. Vì vậy, trong trường hợp này phải được định tội danh như một tội phạm đơn nhất.

Thứ năm, khác với trường hợp phạm nhiều tội, khi định tội danh đối với trường hợp phạm tội nhiều lần, cần chú ý rằng đối tượng tác động có thể khác nhau, nhưng chỉ có một khách thể bị xâm hại, còn trong trường hợp phạm nhiều tội, đối tượng bị tác động khác nhau và khách thể bị xâm hại cũng khác nhau.

Thứ sáu, phải phân biệt được phạm tội nhiều lần với phạm tội liên tục và phạm tội kéo dài. Để phân biệt được sự khác nhau giữa phạm tội nhiều lần với hai hình thức phạm tội liên tục và phạm tội kéo dài, thì phải dựa trên cơ sở nắm vững dấu hiệu đặc trưng của phạm tội nhiều lần là các hành vi phạm tội phải có tính độc lập, còn phạm tội liên tục là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động phạm tội cùng tính chất, với cùng một đối tượng và vì vậy chỉ cấu thành một tội phạm.

Trong khoa học luật hình sự, có quan điểm cho rằng, tội liên tục đồng thời có thể được định tội danh như trường hợp phạm tội nhiều lần. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này, bởi lẽ trong trường hợp phạm tội nhiều lần từng hành vi phạm tội có tính độc lập, mỗi hành vi phạm tội có đủ các yếu tố cấu thành của một tội, ngược lại trong tội phạm liên tục mỗi một hành vi phạm tội riêng biệt không có tính độc lập, mà tổng hợp tất cả các hành vi đó lại mới cấu thành một tội phạm đơn nhất phức tạp. Do đó, không thể đồng nhất việc định tội danh giữa phạm tội nhiều lần với tội liên tục. Thực tiễn định tội danh cho thấy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng thường nhầm lẫn giữa phạm tội nhiều lần với tội phạm liên tục trong quá trình định tội danh các loại tội như: tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015, tội làm môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật hình sự năm 2015…

Thứ bảy, trong quá trình đinh tội danh đối với trường hợp phạm tội nhiều lần cũng cần chú ý trường hợp bị cáo đã được áp dụng một trong những chế định nhân đạo của luật hình sự như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, xoá án hoặc đã chấp hành xong hình phạt đối với tộị đã phạm trước đây, thì khi định tội danh không được tính là phạm tội nhiều lần đối vói các tội đó. Đây là sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nưóc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

5. Ý nghĩa của việc định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần

Định tội danh nói chung và định tội danh đối với nhiều tội phạm nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan tiến hành tô tụng và những người tiến hành tố tụng nhằm áp dụng pháp luật hình sự một cách chính xác để xử lý vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Đây là hoạt động tư duy pháp lý phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều tác động tâm lý khác nhau của nhiều chủ thể. Tính phức tạp của việc định tội danh đối với nhiều tội phạm lại càng trỏ nên bức xúc hơn, khi xung quanh bản chất pháp lý của nhiều tội phạm và các hình thức biểu hiện của nó như phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn nhiều ý kiến khác nhau và cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật ít quan tâm nghiên cứu về chế định này so với các chế định khác của luật hình sự.

Việc định tội danh đối với phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm đúng sẽ có ý nghĩa pháp lý hết sức to lớn, là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những phán quyết đúng đắn, đồng thời nó cũng có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp luật. Định tội danh đúng, bản án có tính khả thi, điều đó sẽ tạo niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng và Nhà nước nói chung. Nó cũng bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc công bằng, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật hình sự... Định tội danh nói chung và định tội danh đối với nhiều tội phạm nói riêng đúng đắn vừa là yêu cầu của pháp luật, vừa là yêu cầu của xã hội và là lương tâm, trách nhiệm của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nêu định tội danh đôi với nhiều tội phạm sai, thì sẽ dẫn đến một loạt các hoạt động áp dụng pháp luật tiếp theo không chính xác, dễ làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, muôn định tội danh đối vởi nhiều tội phạm bảo đảm chính xác, phải nắm vững những lý luận chung về định tội danh và đặc điểm của định tội danh trong trường hợp nhiều tội phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Nguyên tắc và ý nghĩa của việc định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật Minh Khuê - Sưu tầm và biên tập