1. Khái quát về những quan điểm triết học của Mill

Triết học kinh tế ban đầu của Mill là về một trong những thị trường tự do. Dù vậy, ông chấp nhận những can thiệp kinh tế, như thuế rượu, nếu có nền tảng vị lợi đủ lớn. Ông cũng chấp nhận nguyên tắc can thiệp pháp lí vì phúc lợi động vật. Ban đầu Mill tin vào "tính công bằng của thuế" nghĩa là "tính công bằng cống hiến" và việc đánh thuế lũy tiến đối với người làm việc nhiều hơn và tích lũy nhiều hơn là "một dạng cướp ôn hòa".

Đối với thuế suất cố định, Mill tán thành việc đánh thuế tài sản thừa kế. Một xã hội người thực dụng sẽ tán đồng rằng mọi người phải bình đẳng như nhau. Do đó, tài sản thừa kế sẽ tạo lợi thế xã hội cho một người trừ khi bị đánh thuế. Người làm từ thiện nên cân nhắc lựa chọn kĩ nơi gửi tiền – những tổ chức từ thiện xứng đáng hơn. Giả định rằng mô hình quản lý công như nhà nước sẽ giải ngân tiền đồng đều. Nhưng mô hình quản lý từ thiện tư như nhà thờ sẽ giải ngân công bằng hơn cho những người cần giúp đỡ hơn.

Về sau, ông thay đổi quan điểm theo hướng chủ nghĩa xã hội, viết thêm nhiều chương bổ sung vào cuốn Principles of Political Economy để bảo vệ tư tưởng này và một số căn nguyên chủ nghĩa xã hội khác. Trong lần sửa đổi này, ông đưa ra một đề xướng đột phá là thay hệ thống tiền lương toàn phần bằng hệ thống tiền lương hợp tác. Một số quan điểm về thuế suất cố định vẫn giữ nguyên, dù có thay đổi trong lần tái bản thứ ba của cuốn Principles of Political Economy để phản ánh sự quan tâm tách biệt các hạn chế trên thu nhập "không kiếm được", mà ông quan tâm, với thu nhập "kiếm được".

Cuốn Các Nguyên tắc của Mill, xuất bản lần đầu năm 1848, là một trong những cuốn sách được đọc nhiều nhất thời kì này. Tương tự như cuốn Sự giàu có của các quốc gia của Adam Smith ở thời kì trước, Các Nguyên tắc của Mill thống trị các ngành kinh tế. Riêng với Đại học Oxford, cuốn sách này là sách giáo khoa cho đến năm 1919, khi được thay thế bởi Các nguyên lý của kinh tế học của Marshall.

2. Thuyết (nhu) cầu tương hỗ của Mill

Mill triển khai hiểu biết sâu sắc của ông về cung cầu trong lĩnh vực giá trị quốc tế. Dẫn chứng Ricardo như một tác giả hàng đầu về vấn đề phí tổn so sánh và lợi thế. Mill đề xuất việc xây dựng một mô thức bao gồm cả yếu tố quyết định phí tổn nhu cầu của giá trị quốc tế và tỉ lệ mậu dịch.

Mill trình bày quan điểm của ông về thương mại trong tác phẩm Essays on Some Unsettled Questions of Political Economy nhưng cũng lặp lại những điểm cơ bản lập luận của mình trong tác phẩm Principles (Tập III, Chương 18). Rút ra từ phí tổn chuyên chở và thay đổi công nghệ, Mill xây dựng mô thức hai quốc gia (nước Anh và Đức), hai mặt hàng (vải và vải lanh) để nghiên cứu các yếu tố xác định giá quốc tế . Mill phát biểu luật cầu tương hỗ súc tích:

“Sản phẩm của một quốc gia trao đổi với sản phẩm của quốc gia khác, ở những giá trị theo yêu cầu để toàn bộ hàng xuất khẩu của quốc gia này phải trang trải hết toàn bộ hàng nhập khẩu. Luật Giá trị Quốc tế này chỉ là sự mở rộng hơn luật Giá trị tổng quát hơn, mà chúng ta gọi là Phương trình cung cầu... Giá trị của một mặt hàng luôn tự điều chỉnh để mang cầu đến đúng mức cung.

Nhưng thương mại là sự trao đổi hàng hóa lẫn cho nhau giữa các cá nhân hay giữa các nước, trong đó hàng hóa mà họ có riêng mỗi bên phải đem bán cũng tạo thành phương tiện mua bán: cung do một bên mang lại cũng tạo thành cầu đối với những mặt hàng mà bên kia mang đến. Vì thế cung cầu chỉ là cách diễn đạt khác của cầu tương hỗ, và phải nói rằng giá trị ấy sẽ tự điều chỉnh sao cho cân bằng hóa cầu với cung, thực tế phải nói giá trị ấy sẽ tự điều chỉnh sao cho phải cần bằng cầu ở bên này với cung bên kia”. (Principles, trang 592-593).


3. Giai đoạn “Tân cổ Điển”, Mill đóng góp gì không?

Trong khi không nghi ngờ gì nữa Mill là “bậc thầy vĩ đại” và cũng là kho chứa tư tưởng cổ điển ban đầu, vai trò của ông như một lý thuyết gia sáng tạo chỉ đường cho phân tích kinh tế Tân cổ Điển thường bị lãng quên hoàn toàn. Hoạt động tích cực của ông trong thuyết nhu cầu, kể cả trường hợp “đặc biệt” cung cầu tương quan đặt ông đúng hướng với Alfred Marshall. Thật ra, vấn đề phát sinh bởi điều kiện cung tương quan hình thành cơ sở những ngành đương đại quan trọng trong thuyết kinh tế, kể cả thuyết và thực hành điều tiết kinh tế và điều kiện bao quanh cầu đối với hàng hóa công cộng.

Nhưng thành tựu lý thuyết thuần túy của Mill thậm chí còn hơn cả kinh tế Học Marshall. Mô hình bằng lời của ông về cầu tương hỗ trong thuyết ngoại thương, đã được mô tả ở đây bằng đồ thị, là một thành tựu độc đáo, xuất sắc. Vai trò điều chỉnh giá trong việc hình thành điều kiện cân bằng tương hỗ ở một số’ thị trường cùng lúc không phải là chủ đề trọng tâm trong phân tích kinh tế cho đến thời Tân cổ Điển và sau này. Tiến bộ này đặt Mill trước Leon Walras một bước, Léon sau này xây dựng hệ thống phân tích kinh tế trên ý tưởng đơn giản nhưng sâu sắc ấy. Trong nhận thức (nếu không nói là phát biểu hệ thống hóa và phát triển) thuyết cân bằng tổng quát chỉ có thể thích đáng gọi là thuyết “Mill” hay thuyết “Walras”. Tóm lại, đóng góp sâu sắc của Mill đối với thuyết giá trị xem ông như người tiên phong quả cảm và độc đáo trong đỉnh cao kinh tế học cổ điển hơn là xem ông như một người bắt chước mù quáng/ tổng hợp kinh tế học cổ điển, Mill xứng đáng được xem là nhân vật quan trọng trong thời kỳ quá độ từ thời cổ đại cho đến thời đại Tân Cổ Điển Marshall và Walras.

4. Kinh tế học quy phạm của Mill

Mặc dù người ta thường xem ông là nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại, nhưng Mill đã phải chải qua thời kỳ bị chỉ trích kinh tế học cổ điển bởi chủ nghĩa xã hội và tri thức trong thế kỷ 19. Vốn là một cá nhân nhạy cảm, nhân đạo và cũng là một nhà tư tưởng có suy nghĩ độc lập, quyết liệt, song Mill không thể làm gì khác ngoài việc bị tác động bởi sự chỉ trích này. Thực tế, thậm chí ông còn bị những người theo chủ nghĩa xã hội chỉ trích kỳ quái nhất hơn là phê bình nghiêm túc. Đôi lúc, ông gần như là người tán thành Saint-Simon, mặc dù cuộc sống sau này của ông, ông lại gặp khó khăn trong học thuyết Saint-Simon rất khó nắm bắt để giải quyết. Dù sao, Mill đồng cảm với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nếu không có phân tích phê bình của các tác giả xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, John Stuart Mill là người nhiệt thành trong vấn đề cải cách xã hội, nhưng bằng cách giữ gìn và thúc đẩy tự do cá nhân và chân giá trị càng nhiều càng tốt.

Vì thế đây chính là quan tâm có tính nhân văn đến sự bình đẳng của cải và cơ hội nhiều hơn khiến Mill khác hẳn các nhà kinh tế học cổ điển khác. Lại một lần nữa, Mill tiến hành một hành động cân bằng tinh tế. Cái khéo của ông trong tư cách một lý thuyết gia được thể hiện rõ nét trong ba tập sách đầu tiên Principles, nhiệt tình của ông trong tư cách một nhà cải cách thấm nhuần trong hai tập sau cùng, nhấn mạnh ứng dụng kinh tế chính trị học vào việc cải thiện khoa học nhân văn, Mill cũng làm sáng tỏ quan điểm này khi ông đấu tranh bênh vực môi quan hệ của lý thuyết so với thông lệ trong kinh tế học. Có lần Mill viết cho một người bạn:

“Tôi xem việc điều nghiên thuần túy trừu tượng trong kinh tế chính trị học... là rất không đáng kể so với những vấn đề thực tiễn quan trọng hơn mà tiến bộ của chế độ dân chủ và sự phổ biến tư tưởng xã hội chủ nghĩa đang đè nặng”. (Letters, I, chuyên đề nghiên cứu 170).

Thế nhưng, điều nên lưu ý là Mill không hề đánh mất tầm quan trọng học thuyết như nền tảng hay khuôn khổ thích hợp đối với việc đưa ra các phát biểu về chính sách.

Hai tập sau cùng trong Principles không như ba tập đầu đều định hướng mục tiêu. Chúng cho thấy quan tâm của Mill đối với những cải cách xã hội như tái phân phối của cải, bình đẳng nữ giới, quyền người lao động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giáo dục.

5. Trạng thái tĩnh

Một phần trong định hướng mục tiêu trong các Tập IV và V của Principles là khái niệm trạng thái tĩnh mà Mill xem là tiền đề để duy trì cải cách xã hội. Ở đây Mill phá vỡ truyền thống của Ricardo vốn xem trạng thái tĩnh chủ yếu là xây dựng lý thuyết, vì thế hữu dụng trong mô tả kết quả có thể của một số nguyên tắc phân tích trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Nhưng đối với Mill, trạng thái tĩnh hầu như trở thành một loại không tưởng, trong đó sau khi đạt đến sự phong phú, trạng thái sẽ đi tiếp đến việc giải quyết vấn đề thực sự quan trọng - nghĩa là, bình đẳng của cải và cơ hội.

Trong Tập IV, Mill tấn công quan điểm tích lũy Tư bản vì quyền lợi tích lũy đơn thuần, và ông tuyên bố sự tách rời khỏi truyền thông cổ điển của mình:

“Tôi không thể... ác cảm đối với trạng thái tĩnh của vốn và của cải như các nhà kinh tế chính trị học thuộc trường phái cũ thường biểu lộ. Tôi có khuynh hướng cho rằng nói chung đây là sự cải thiện rất đáng kể đối với điều kiện hiện tại của chúng ta. Tôi thú nhận là tôi không bị quyến rũ về lý tưởng đời sống của những người nghĩ rằng bản chất trạng thái thông thường của con người là trạng thái đấu tranh để tiến bộ...”. (.Principles, trang 748).

Ớ những khía cạnh khác, Mill tỏ ra rất hiện đại, hầu như liên kết với những nhà kinh tế học lên án sự tăng trưởng kinh tế vì quyền lợi của riêng mình. Mill cũng cảnh báo những ai “cải thiện” xã hội bằng:

“Chỉ trong những quốc gia lạc hậu trên thế giới mà tăng sản xuất vẫn còn là đối tượng quan trọng: còn trong những quốc gia tiền tiến nhất, cần thiết về mặt kinh tế là sự phân phối tốt hơn, trong đó một phương tiện không thể thiếu là sự kiềm chế dân số chặt chẽ hơn. Các định chế bình đẳng, cả loại công bằng hoặc bất công không thôi vẫn không thể đạt đến mục đích này, chúng có thể hạ thấp tầm cao của hội, nhưng không thế' bằng chính bản thân chúng lúc nào cũng tăng dần độ sâu”. (Principles, trang 749).

Cuối cùng, đoạn văn trên biểu thị sự thú nhận của Mill rằng cải cách xã hội thật sự không chỉ đơn thuần bao gồm trong sự phá hủy các định chế áp bức, đúng ra bao gồm trong:

"... tác dụng tương quan của sự thận trọng và tính tiết kiệm cá nhân, và của hệ thống lập pháp ủng hộ sự bình đẳng của cải, đến chừng mực nhất quán với yêu cầu bình đẳng trong thành quả của cá nhân với sự chuyên cần của mình, dù nhiều hay ít”. (Principles, trang 749).

 

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)