1. Hiểu thế nào về vốn pháp định? 

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định về vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Theo đó, dựa theo cách hiểu thông dụng nhất chúng ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng...

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.

Như vậy có thể thấy mặc dù đều là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng vốn pháp định khác hẳn với vốn điều lệ. Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ áp dụng theo loại hình doanh nghiệp, trong khi đó, vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề, lĩnh vực (như ngân hàng, bảo hiểm,…). Vốn điều lệ không có mức tối thiểu hay tối đa, còn vốn pháp định là con số cố định với từng ngành nghề. Vốn điều lệ phải góp đủ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn vốn pháp định phải được góp đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Quy định về vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 

2. Đặc điểm của vốn pháp định 

- Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định. (Các ngành nghề được nêu trong danh sách). Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

- Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…

- Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.

- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

- Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

- Vốn pháp định chủ yếu được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

- Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề. Ví dụ một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định:

+ Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ

+ Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ

+ Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ

+ Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ

+ Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu

+ Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng

Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng

+ Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng

3. Dấu hiệu nhận biết vốn pháp định 

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỷ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỷ đồng…

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư năm 2014 tại Việt Nam quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp vốn đầu đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Việc quy định mức vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.

4. Những ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam yêu cầu vốn pháp định cao nhất 

Sau đây Luật Minh Khuê sẽ liệt kê đến quý khách 10 ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam yêu cầu vốn pháp định cao nhất năm 2023: 

- Đầu tư dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp casino: vốn pháp định là 2 tỷ đô

- Cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán (Ngân hàng thanh toán): vốn pháp định 10.000 tỷ đồng 

- Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán đối với thành viên bù trừ chung (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài): 7.000 tỷ đồng vốn pháp định

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng vốn pháp định 

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng vốn pháp định

- Ngân hàng hợp tác xã 3.000 tỷ đồng vốn pháp định

- Kinh doanh mua, bán vàng miếng: 3.000 tỷ đồng vốn pháp định 

- Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán đối với thành viên bù trừ chung: vốn pháp định là 1.200 tỷ đồng

- Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ: vốn pháp định là 1.100 tỷ đồng. 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Những ngành nghề kinh doanh nào tại Việt Nam yêu cầu vốn pháp định cao nhất? do Công ty Luật Minh Khuê biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!