NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Những thách thức đối với xuất bản văn học:

Tác phẩm văn học cũng đang bị đe doạ, nhưng phản ứng của ngành công nghiệp này có sự khác biệt nào đó so với trong ngành công nghiệp âm nhạc. Sách đã được giải thoát rất nhiều khỏi sự sao chép và phân phối tràn lan như đã diễn ra trong âm nhạc. Mặc dù rất hiếm người muốn đọc một cuốn sách trên màn hình máy tính, tác phẩm dưới dạng xuất bản phẩm số trên Internet đang ngày càng gia tăng và sẽ tiếp tục gia tăng, bất kể có những vấn đề pháp lý, kỹ thuật và thực tiễn đi kèm. Việc một nhà xuất bản làm công việc số hoá toàn bộ ca-ta-lô sách của mình cũng sẽ mở ra khả năng lớn hơn đối với nạn chiếm đoạt các tác phẩm đó. Đây là một tình trạng cần được theo dõi, xét từ góc độ của sự phát triển sau này.

Ngành công nghiệp báo chí có những sự thay đổi cơ bản về mô hình kinh doanh của mình để thích nghi với môi trường mới. Hầu hết các báo lớn đã xây dựng trang web trên Internet, trên đó họ công bố miễn phí một phiên bản điện tử các báo của họ. Rất ít báo có khả năng thu phí đối với việc truy cập điện tử tới báo của mình. Mô hình kinh doanh tự từ bỏ sản phẩm của mình không phải là mô hình mà những doanh nghiệp này tự nguyện lựa chọn, nhưng không có giải pháp khà thi thay thế nào khác. Dân chúng từ chối trả tiền cho những thứ mà họ có thể nhận được miễn phí một cách hợp pháp ở một nơi khác. Vì vậy, chế độ phí thuê bao dịch vụ tin tức khó thực hiện, nhưng không phải là không thể. Những trang web phổ biến, chẳng hạn của New York Times và CNN, kiếm tiền từ các nhà quảng cáo trả tiền để được giới thiệu trên các trang web có mật độ truy cập cao này. Những trang web có dung lượng lớn trên Internet xác lập tên gọi nhãn hiệu và thị phần. Các mô hình kinh doanh mới, những mô hình sẽ được sử dụng trong sự thay đổi kinh tế mới mà nhờ đó chúng có thể sinh lợi, hiện đang được xây dựng. Tuy nhiên, những tờ báo và xuất bản phẩm liên quan mà trong đó ta chỉ quan tâm tới những tác phẩm ngắn, tác phẩm có chủ đề nhạy cảm về mặt thời gian phần lớn đã thích nghi nhiều với hình mẫu mới không dính dáng nhiều tới việc tranh tụng hoặc sự thiệt hại giả tạo. Người tiêu dùng luôn luôn được cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn để lựa chọn.

2. Thách thức đối với phần mềm máy tính:

Phần mềm máy tính cũng bị sao chép tràn lan và được mòi chào tài từ Internet xuống một cách bất hợp pháp. Công nghiệp phần mềm đã phải chịu những mất mát lớn do nạn chiếm đoạt trên Internet cũng như do việc sản xuất và bán bản sao một cách bất hợp pháp. Chương trình phần mềm máy tính là tác phẩm được bảo hộ. Dựa vào các quyền được quy định trong WCT và WPPT ngành công nghiệp phần mềm đã hăng hái tìm ra những người chào bán bất hợp pháp các sản phẩm của họ cho công chúng. Ngành công nghiệp này đã sử dụng toà án và cơ quan thực thi pháp luật và cũng đã tạo ra những Chương trình đặc biệt (webcrawler software) để tìm ra những trang web chào bán bất hợp pháp phần mềm máy tính và đã có nhiều trường hợp những trang này bị xoá sổ. Tuy nhiên, do hàng ngày có hoạt động chiếm đoạt mới được hình thành hoặc tái xuất nên đây là cuộc chiến không có hồi kết cần đến những nguồn lực và những nỗ lực rất lớn.

Những nỗ lực hiện tại và trong tương lai của ngành công nghiệp phần mềm trong đấu tranh với nạn chiếm đoạt, đặc biệt là loại sử dụng Internet làm phương tiện sao chép và phân phối, sé được hỗ trợ đắc lực bởi các quy định áp dụng đối với vấn đề nói trên của WCT và WPPT và bởi việc thi hành luật quốc gia đưa các quy định này vào những nước đã phê chuẩn hoặc gia nhập các Hiệp định đó. Sự sáng suốt và tầm nhìn xa của các đại biểu đã tham gia đàm phán và sau đó thông qua các hiệp định năm 1996 càng đáng ngưỡng mộ hơn khi nhiều vấn đề liên quan đến nạn chiếm đoạt trên Internet đã chưa từng được bộc lộ. WIPO tự hào vì đã cung cấp diễn đàn và môi trường cho hai văn kiện quốc tế có phạm vi đề cập rộng nói trên ra đời.

Hai trong số các quy định của các hiệp định cần được đề cập ở đây. Quyền truyền đạt tới công chúng, kể cả việc sẵn sàng cung cấp tác phẩm trên Internet, quy định, và đây là lần đầu tiên, cho chủ sở hữu hoặc người có quyền một quyền về việc đồng ý đưa tác phẩm của mình lên Internet. Quyền quan trọng này không chỉ được áp dụng đối với phần mềm máy tính mà còn áp dụng đối với tất cả các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cũng như đối với quyền liên quan là đối tượng của WPPT Một quy định đáng chú ý khác là nghĩa vụ quy định chế tài pháp lý chống lại hành vi vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu do người có quyền sử dụng khi thực hiện các quyền của họ trong môi trường số, cũng trong mới liên quan đặc biệt với Internet.

Các biện pháp công nghệ nói trên bao gồm một công nghệ được gọi là steganography, cũng còn được biết tới với tên gọi mã đánh dấu. Nhờ steganography, thông tin được cải vào tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, chẳng hạn âm nhạc, phim, phần mềm và sách, dưới dạng số hoặc tương tự, cho phép chủ sở hữu quyền tác giả và chủ thể có liên quan xác định liệu tác phẩm có bị sao chép trái phép hay không.” Người ta hy vọng rằng nhiểu hình thức bảo vệ bằng công nghệ như vậy, kể cả mã hoá, sẽ được hoàn thiện đủ để tạo nên một cơ chế kiểm soát có hiệu quả cho tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số và trực tuyến.

Việc quản lý quyền tác giả tốt hơn sẽ giúp giảm thiểu mọi hình thức chiếm đoạt và khuyến khích việc sử dụng các công nghệ số mới cũng như Internet. Các công cụ có sức mạnh không thể tin nổi nói trên, khi được kết hợp với những lợi ích đã được khẳng định và đầy sức thuyết phục vốn có của luật quyền tác giả và quyền liên quan thì có thể là nền tảng cho việc phát triển nhiều hoạt động văn hoá gắn liền với quyền tác giả và được bảo hộ quyền tác giỏ. Đồng thời, cần phải thừa nhận những sự chỉ trích đã được đưa ra đối với các công nghệ quản lý quá mạnh vì có thể phương hại đến những lợi ích công cộng khác, đặc biệt là những ngoại lệ trong bảo hộ quyền tác giả dựa trên hoạt động tranh luận công khai và tự do ngôn luận. Sự cần bằng giữa việc bảo hộ có hiệu quả chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả và các chính sách công làm nền tảng cho những ngoại lệ trong luật quyền tác giả hiện đang là một vấn đề được quan tâm nhiều và có tầm quan trọng to lớn.

3. Thách thức đối với ngành công nghiệp nghe nhìn

3.1 Khái quát chung:

Ngành công nghiệp điện ảnh và video đã một thời thoát khỏi nạn sao chép và phân phối sản phẩm của họ ở quy mô lớn qua Internet, như đã thấy trong công nghiệp phần mềm; tuy nhiên, với việc số hoá tác phẩm nghe nhìn, tình hình này hiện nay đang thay đổi. Lý do cụ thể về sự yên lặng trước đây trên mặt trận đặc biệt này là phim ảnh cần đến băng thông rộng và có dung lượng lưu trữ lớn; việc tải xuống một bộ phim trọn bộ có thể mất tới hơn 12 giờ, một khoảng thời gian mà hầu hết những người tiêu dùng chưa muốn tiêu phí cho mục đích như vậy. Tuy nhiên, tình đó đang thay đổi vì cơ sở hạ tầng công cộng đang được cải thiện rất nhiều và kết quả là ngày càng có nhiều băng thông rộng trên đường truyền.

Ngành công nghiệp điện ảnh đã đưa ra một quyết định có sự phối hợp để "thích nghi với số" trong vài năm gần đây. Một tiêu chuẩn áp dụng công nghiệp cuối cùng đã được thống nhất và DVD ra đời làm nền chung cho việc phổ biến, sử dụng và thưởng thức phim trọn bộ. Việc số hoá như vậy cũng đã mở ra khả năng sao chép dễ dàng hơn, giống như đã diễn ra đối với tác phẩm âm nhạc và tác phẩm khác. Một hệ thống mã hoá dùng cho DVD được biết đến với tên gọi Hệ thống biến đổi tần số kiểm soát được đưa vào áp dụng đã sóm bị xâm nhập trái phép; thời gian qua, việc tranh tụng nhằm ngăn cản phổ biến Chương trình giải mã đã hỗ trợ quyền của người có quyền tác giả chống lọi lợi ích của những kẻ chiếm đoạt và tin tặc. Trò chơi video cũng như Chương trình giải trí và giáo dục tương tác đang trong tình trạng tương tự như đối với điện ảnh. Các Chương trình này có quy mô lớn và cần dung lượng lưu trữ lớn tới mức không phải là đối tượng của nạn chiếm đoạt tràn lan, mặc dù chúng không hoàn toàn được miễn dịch. Một số trang web chào cung cấp các Chương trình đó mà không có sự cho phép đã bị người có quyền kiện và các quyền của người có quyền tác giả cũng đã được duy trì. Giống như trong ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp này đang cảnh giác và tích cực bảo vệ các tài sản và các quyền của mình, đồng thời với sự hỗ trợ của WCT và WPPT quyền tác giả sẽ vượt qua những thách thức loại này ở phía trước.

3.2 Ý nghĩa của quy định về quyền tác giả:

Luật quyền tác giả tạo ra khuôn khổ mà nhờ đó doanh nghiệp và cá nhân có liên quan trong ngành công nghiệp văn hoá có thể ra những quyết định kinh doanh quan trọng, có thể dựa vào đó và hy vọng một cách nhất quán, tin cậy vào hoạt động và đầu tư của mình, cũng như có thể cạnh tranh một cách lành mạnh. Kết quả đã thu được rất ngoạn mục: Lợi ích kinh tế được tạo ra nhờ luật quyền tác giả và quyền liên quan là sự thật rõ ràng trong mỗi ngành công nghiệp đó; có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể; sự mở rộng chưa từng có của sản phẩm và dịch vụ; sự sáng tạo và đổi mới có tiến bộ mạnh mẽ; và hy vọng về tương lai, cũng như khâ năng khắc phục, giải quyết thoở đáng bất kể vấn đề nào và tất cã mọi vấn đề.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê