- 1. Những trường hợp nào thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa?
- 2. Thủ tục chỉ định Luật sư được quy định như thế nào?
- 3. Việc thay đổi hoặc từ chối Luật sư được quy định như thế nào?
- 3.1 Những người có quyền lựa chọn (mời) Luật sư thì cũng có quyền từ chôì hoặc đề nghị thay đổi Luật sư.
- 3.2 Trường hợp người bị buộc tội từ chối nhờ Luật sư
- 4. Trong giai đoạn điều tra, người bị buộc tội đã từ chối Luật sư nhưng Tòa án vẫn chỉ định Luật sư
1. Những trường hợp nào thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa?
Chỉ định người bào chữa là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời Luật sư và người bị buộc tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Mức 20 năm tù, tù chung thân, tử hình là mức luật định; là mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi khỏi tố, truy tố, xét xử chứ không phải là mức hình phạt cụ
thể mà Tòa án sẽ áp dụng đốì vối bị cáo khi xét xử bị cáo về tội đó. Ví dụ: BỊ can bị khối tô' về tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (là trường hợp có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình), nếu bị can, người đại diện hoặc người thân thích của bị can không mời Luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải chỉ định Luật sư cho bị can vì mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS là “tử hình”.
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi: Đây là các đốì tượng không thể tự bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân họ nên để bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, nếu người đại diện hoặc người thân thích của những đốĩ tượng này không yêu cầu Luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải chỉ định Luật sư cho họ.
Chỉ định Luật sư là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, tuy nhiên người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội vẫn có quyền chấp nhận, thay đổi hoặc từ chôì Luật sư theo chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
Lưu ý. Việc chỉ định Luật sư chỉ tiến hành khi có đầy đủ hai điểu kiện là: (i) Người bị buộc tội thuộc vào một trong hai trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và (ii) người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời Luật sư.
Để thực hiện trách nhiệm chỉ định Luật sư theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử luật sư:
- Đoàn Luật sư phân công tổ chức hành nghề Luật sư cử Luật sư. Đoàn Luật sư tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương tiếp nhận yêu cầu cử Luật sư của cơ quan tiến hành tố tụng thì phải phân công tổ chức hành nghề Luật sư cử Luật sư. Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc Đoàn Luật sư không được chỉ định trực tiếp cá nhân Luật sư làm Luật sư, trừ trường hợp Luật sư hành nghề cá nhân thì Đoàn Luật sư được phân công trực tiếp.
- Tương tự, khi tiếp nhận yêu cầu cử Luật sư của cơ quan tiến hành tô' tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải cử trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư (là cộng tác viên với Trung tâm) bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
- ủy ban MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử BCVND bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
2. Thủ tục chỉ định Luật sư được quy định như thế nào?
Đối với người thuộc trưòng hợp chỉ định Luật sư hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ có đơn yêu cầu Luật sư thì cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam làm các thủ tục chỉ định Luật sư cho họ. Nếu họ không có đơn yêu cầu Luật sư thì cơ quan điều tra thực hiện như sau:
- Trong thòi hạn 03 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà người đại diện hoặc người thân thích của những người thuộc trưồng hợp chỉ định Luật sư không có đơn yêu cầu nhờ Luật sư thì cơ quan đang thụ lý vụ án (cơ quan điều tra) có trách nhiệm làm các thủ tục chỉ định Luật sư;
- Khi nhận được văn bản cử Luật sư (của tổ chức hành nghề Luật sư hoặc úy ban MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước), trong thời hạn không quá 24 giờ, Điều tra viên gặp bị can, người đại diện hoặc người thân thích của họ để họ có ý kiến về việc chỉ định Luật sư; việc gặp phải được lập biên bản và ghi rõ ý kiến của bị can, người đại diện hoặc người thân thích về việc họ có đồng ý hoặc thay đổi hoặc từ chối Luật sư hay không ?. Trường hợp đồng ý chỉ định Luật sư thì cơ quan điều tra làm thủ tục đăng ký bào chữa cho Luật sư.
- Trưòng hợp thay đổi Luật sư: Nếu bị can, người đại diện hoặc người thân thích nêu đích danh Luật sư muốh yêu cầu thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức của Luật sư đó phân công Luật sư được yêu cầu đích danh; nếu họ không nêu đích danh Luật sư thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi đến Đoàn Luật sư hoặc tổ chức hành nghề Luật sư (đã cử Luật sư trước đó) hoặc ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận để cử lại Luật sư khác
- Trưòng hợp bị can từ chối Luật sư thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã cử người, người
được cử theo chỉ định. Điều tra viên có trách nhiệm thống nhất vói người được cử theo chỉ định về thời gian trực tiếp gặp bị can, người đại diện hoặc người thân thích của họ để xác nhận việc từ chối.
3. Việc thay đổi hoặc từ chối Luật sư được quy định như thế nào?
3.1 Những người có quyền lựa chọn (mời) Luật sư thì cũng có quyền từ chôì hoặc đề nghị thay đổi Luật sư.
Tuy nhiên, mọi trường hợp người đại diện, người thân thích thay đổi hoặc từ chối Luật sư thì đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và cơ quan điều tra phải lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là ngưòi dưối 18 tuổi thì việc người đại diện hoặc người thân thích từ chốỉ hoặc thay đổi Luật sư được chỉ định không cần có sự đồng ý của người bị buộc tội.
- Người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có quyền từ chối Luật sư do người đại diện, người thân thích của họ mòi. Trong trường hợp này, Điều tra viên phải cùng Luật sư bị từ chốỉ vào cơ sở giam, giữ trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối. Quy
định này nhằm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, ngăn ngừa tình trạng người bị buộc tội từ chối Luật sư mà không phải do ý muốn của mình.
Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, nhà tạm giữ, trại tạm giam đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, ngưồi bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam (ngưòi bị buộc tội) có trách nhiệm tiếp nhận đơn yêu cầu nhờ Luật sư của người đại diện, ngưòi thân thích kèm theo giấy tờ chứng minh môì quan hệ của họ với ngưồi bị buộc tội. Việc tiếp nhận đơn được thực hiện tại nơi tổ chức trực ban hình sự của cơ quan điều tra hoặc nơi trực ban của nhà tạm giữ, trại tạm giam. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu Luật sư của người đại diện, người thân thích, cơ quan điều tra, nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm đóng dấu ván bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và phải thông báo ngay cho người bị buộc tội để họ có ý kiến (đồng ý hay không đồng ý) về việc nhờ Luật sư.
3.2 Trường hợp người bị buộc tội từ chối nhờ Luật sư
Sau khi nhận được thông báo về việc nhờ Luật sư, nếu người bị buộc tội từ chối nhờ Luật sư thì cơ quan đang quản lý người bị buộc tội lập biên bản về việc từ chối và xử lý như sau:
- Đối vôi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đang ở trụ sở Cơ quan điều tra: Trong thòi hạn không quá 12 giò kể từ khi lập biên bản, cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Luật sư mà người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (người bị bắt, giữ) nhờ và Điều tra viên
hoặc CBĐT có trách nhiệm thông nhất vối Luật sư về thòi gian trực tiếp đến gặp người bị bắt, giữ để xác nhận việc từ chối và phải lập biên bản. Trường hợp người bị bắt, giữ đã có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền thì Điều tra viên vẫn phải thông báo và thống nhất về thời gian với Luật sư để gặp người bị bắt, giữ. - Đô'i với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam: Trong thdi hạn không quá 24 giờ kể từ khi lập biên bản, cơ quan điều tra, nhà tạm giữ, trại tạm giam có trách nhiệm thông báo kèm theo biên bản cho Luật sư, người đại diện hoặc người thân thích của người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam (bị can), cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án biết (trong trường hợp nhà tạm giữ, trại tạm giam lập biên bản). Điều tra viên có trách nhiệm thông nhất về thời gian vói Luật sư để trực tiếp gặp bị can, xác nhận việc từ chôì và phải lập biên bản.
Lưu ý:
- Trường hợp người bị tạm giữ bị khỏi tố bị can và có lệnh tạm giam của người có thẩm quyền thì Điều tra viên vẫn phải thống nhất về thời gian với Luật sư để gặp người bị tạm giữ đã có lệnh tạm giam.
- Trường hợp bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình được chỉ định Luật sư thì họ và ngưòi đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối Luật sư.
- Trường hợp thay đổi Luật sư thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện chỉ định Luật sư khác cho bị can, bị cáo theo quy định chung.
- Trưòng hợp họ vẫn từ chối Luật sư thì cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về việc từ chôì Luật sư của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội và chấm dứt việc chỉ định Luật sư.
4. Trong giai đoạn điều tra, người bị buộc tội đã từ chối Luật sư nhưng Tòa án vẫn chỉ định Luật sư
Trong giai đoạn điều tra, nếu thuộc trường hợp phải chỉ định Luật sư, cơ quan điều tra đã chỉ định Luật sư nhưng người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lại từ chối Luật sư thì đến giai đoạn truy tố, xét xử, Viện kiểm sát Tòa án vẫn phải chỉ định lại Luật sư cho họ. Nếu những ngưòi này vẫn tiếp tục từ chối Luật sư thì Viện kiểm sát, Tòa án lập biên bản về việc từ chối Luật sư và chấm dứt việc chỉ định Luật sư trong giai đoạn đó.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng.