1. Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non

Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 24 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu nội dung và phương pháp mầm non được quy định cụ thể chi tiết như sau:

Về nội dung giáo dục mầm non có các tiêu chí bao gồm:

  • Bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em;
  • Hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em;
  • Phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ và thẩm mỹ;
  • Tôn trọng và đáp ứng sự khác biệt cá nhân của trẻ em;

Về phương pháp giáo dục mầm non thì các quy định cụ thể bao gồm:

  • Đối với nhà trẻ thì tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em hoạt động tích cực, vui chơi và xây dựng mối quan hệ gắn bó với người lớn; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.
  • Đối với mẫu giáo nhằm tạo cơ hội cho trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm và khám phá môi trường xung quanh thông qua nhiều hình thức khác nhau đáp ứng về nhu cầu tự  nhiên và sự hứng thú của trẻ em.

Lưu ý: Theo Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 09 năm 2024 Thông tư của Bộ Giáo dục và đào tạo trong trường hợp cơ sở giáo dục mầm non áp dụng chương trình giáo dục  của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp cần công khai thêm các thông tin như sau:

  • Tên chương trình giáo dục và quốc gia cung cấp chương trình, thông tin chi tiết về đối tác thực hiện việc liên kết giáo dục để triển khai chương trình tích hợp.
  • Tên cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục
  • Ngôn ngữ sử dụng trong  các hoạt động giáo dục.

 

2. Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non

Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ nhỏ. Để đáp ứng được yêu cầu này thì phương pháp giáo dục mầm non cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

Thứ nhất, phương pháp giáo dục phải hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non quốc gia. Điều này nhằm đảm bảo rằng những gì trẻ em học được sẽ được tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của họ từ vận động đến kỹ năng xã hội và học hỏi nền văn hóa.

Thứ hai, phương pháp giáo dục mầm non cần đặt trẻ em làm trung tâm. Điều này có nghĩa là giáo viên phải khuyến khích tính tích cực sự chủ động và sáng tạo của trẻ em trong quá trình học tập và hoạt động. Thay vì chỉ đơn giản là việc truyền đạt kiến thức, phương pháp này khuyến khích trẻ em tự khám phá học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và tương tác xã hội.

Thứ ba, phương pháp giáo dục mầm non cần được thiết kế đa dạng và phong phú, Điều này giúp đáp ứng được các đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của trẻ bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, tâm lý, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Các hoạt động giáo dục nên được thiết kế linh hoạt và đa dạng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Tổng thể, yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là về việc truyền đạt kiến thức mà còn là việc phát triển toàn diện cho trẻ em từ đó giúp trẻ em có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình và sẵn sàng hòa nhập vào xã hội sau này. Đây là những yếu tố cần thiết để xây dựng một môi trường giáo dục mầm non chất lượng và hiệu quả nhất. 

Lưu ý: Nội dung giáo dục mầm non cần đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, tạo sự hài hòa chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Đây là giai đoạn quan trọng để giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Hơn nữa, giáo dục này cũng nhằm khuyến khích trẻ biết kính trọng và yêu mến ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn đồng thời, phát triển lòng yêu quý đối với anh chị em và bạn bè. Đặc biệt, giáo dục mầm non khuyến khích trẻ thực hiện mọi hoạt động với thái độ thật thà, mạnh mẽ và hồn nhiên cũng như khuyến khích sự ham hiểu biết và đam mê học hỏi những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.

Phương pháp giáo dục mầm non này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí nhằm giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, phương pháp này cũng đặc biệt chú trọng đến việc nêu gương, động viên và khích lệ trẻ em trong quá trình học tập và trưởng thành.

 

3. Một số phương pháp giáo dục phổ biến trong giáo dục mầm non

Trong giáo dục mầm non thì việc sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp là rất quan trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một số phương pháp giáo dục phổ biến được áp dụng trong giáo dục mầm non:

- Phương pháp trực quan: Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng hình ảnh, đồ họa, mô hình để giúp việc trẻ hiểu và học tập một cách trực quan và sinh động. Phương pháp này thường được áp dụng để giúp trẻ nhận biết, phân loại và học hỏi thông qua việc quan sát và thực hành.

- Phương pháp trò chơi: Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường học hỏi và phát triển kỹ năng thông qua trò chơi. Phương pháp này tập trung vào việc tổ chức các hoạt động chơi đùa có tính giáo dục để khuyến khích sự tương tác xã hội, sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ.

- Phương pháp giải thích: Giáo viên sử dụng phương pháp này để truyền đạt kiến thức, giải thích các khái niệm một cách rõ ràng, dễ hiểu cho trẻ. Phương pháp này thường được áp dụng khi giáo viên cần giảng dạy các nội dung chuyên môn cụ thể và giúp trẻ em hiểu rõ hơn về các vấn đề mà họ đang học.

- Phương pháp luyện tập: Đây là phương pháp bao gồm các hoạt động lặp lại để củng cố và làm chắc các kỹ năng và kiến thức mà trẻ được học. Phương pháp này giúp trẻ cải thiện và tự tin hơn việc áp dụng những gì họ đã học được vào thực tế. 

- Phương pháp khuyến khích: Phương pháp này tập trung vào việc khuyến khích, động viên trẻ tham gia hoạt động học tập và khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực. Đây là cách để giáo viên thúc đẩy sự quan tâm và tò mò của trẻ, khuyến khích họ tự nghiên cứu và học hỏi. 

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin. Thông qua các hoạt động này, trẻ học cách nhận diện các mối liên hệ, cấu trúc, sự khác biệt giữa các khái niệm. 

Với mỗi phương pháp giáo dục có những đặc điểm  riêng biệt, giáo viên cần linh hoạt sử dụng chúng phù hợp với từng nội dung giảng dạy, từng đặc điểm cá nhân của trẻ và từng tình huống học tập cụ thể. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình học tập và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. 

Việc đáp ứng yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ em. Đây là những yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng trẻ được phát triển toàn diện và có môi trường học tập phù hợp. Điều quan trọng là phát triển toàn diện cho trẻ em; Tạo nền tảng cho học tập sau này; Tạo động lực học tập; Phát triển kỹ năng xã hội; Chăm sóc và bảo vệ sự phát triển sớm của trẻ em.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Tiêu chuẩn của chương trình giáo dục mầm non theo quy định

Bài viết trên luật Minh Khuê sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Những yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non hiện nay. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết về nội dung bài viết.