Luật sư tư vấn

1. Khái niệm hợp đồng

Theo Điều 385, Bộ luật dân sự năm 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

So với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể: Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ…) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.

 

2. Khái niệm hợp đồng công ty (Điều lệ công ty)

Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, là sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập, quản lý, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp.

Ngoại trừ trường hợp Doanh nghiệp tư nhân, để thành lập công ty các thành viên trước hết phải ký kết với nhau một Bản điều lệ. Bản chất pháp lý của Điều lệ chính là Hợp đồng công ty. Hợp đồng này phải tuân thủ các quy tắc chung về hợp đồng liên quan đến các điều kiện về nội dung, các điều kiện về hình thức, và các chế tài đối với những vi phạm các điều kiện này.

 

3. Điều kiện về nội dung điều lệ công ty

Ngoài các đặc tính cơ bận như đã trình bày trong phần trên, có ba điều kiện cần thiết để một Hợp đồng công ty hữu hiệu; các điều kiện này liên hệ đến sự thoả thuận, năng lực và đối tượng.

 

3.1 Sự thoả thuận:

Sự thoả thuận giữa các thành viên phải không có khuyết tật. Trên lý thuyết mọi khuyết tật của sự thoả thuận dự liệu trong Bộ luật Dân sự (nhầm lẫn, gian sảo, bạo hành) đều có thể áp dụng cho hợp đồng công ty. Trên thực tế ít khi xảy ra.

Sự nhầm lẫn có thể liên hệ đến cá nhân của một thành viên trong một Công ty hợp danh; cũng có thể là nhầm lẫn về loại công ty muôn thành lập.

Sự gian trá có thể là những mưu gian chước dôi của một thành viên khiến người kia vì thế mà ký hợp đồng.

Sự bạo hành trên nguyên tắc cũng là một khuyết tật, nhưng trên thực tế ít khi xảy ra đối với Hợp đồng công ty.

Ý chí hùn hiệp phải có thật, không giả tạo. Có sự giả tạo nếu Hợp đồng công ty che giấu một giao dịch khác: hợp đồng vay để tránh tội cho vay nặng lãi; hợp đồng lao động để tránh sự áp dụng của Bộ luật Lao động ...

Giữa các bên, sự giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch này cũng vô hiệu (Điều 124 Bộ luật dân sự 2015).

Cũng bị coi là giả tạo, công ty ma che giấu hoạt động cửa một cá nhân thông qua những người cho mượn tên. Công ty ma thường bị khuyết tật là không có sự góp vốn hoặc góp vốn giả tạo, không có ý muốn lập hội. Công ty ma bị xem là vô hiệu, không hiện hữu.

 

3.2 Năng lực:

Năng lực là khả năng của một người để tham gia vào đời sông pháp lý. Ngoài các quy tắc chung về năng lực hành vi được dự liệu trong Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp dự liệu một số trường hợp vô năng lực đặc biệt. Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, các tổ chức, cá nhân sau không được quyền tham gia “thành lập và quản lý” công ty:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp ttong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các Doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

- Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản (Điều 130 Luật Phá sản 2014).

Các hạn chế năng lực hành vi nói trên chỉ liên quan đến việc thành lập và quản lý công ty. vấn đề quản lý sẽ được nói sau, ở đây chúng ta chỉ xét xem những thành viên nào là người thành lập công ty? Theo Điều 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ đăng ký công ty phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh đốì với Công ty hợp danh; tên và địa chỉ của thành viên đối với Công ty TNHH; tên và địa chỉ của Cổ đông sáng lập đốì vổi Công ty cổ phần. Như vậy, tất cả các thành viên này tham gia vào việc thành lập công ty, do đó tất cả các trường hợp vô năng lực hành vi nói trên áp dụng đối với họ. Dĩ nhiên chủ Doanh nghiệp tư nhân cũng thuộc vào trường hỢp này.

Việc góp vốn vào công ty được luật quy định rộng rãi hơn. Theo quy định các tổ chức và cá nhân sau đây không được quyền góp vốn:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Ngoài các đối tượng kể trên, việc góp vốn vào Công ty cổ phần (không phải với tư cách cổ đông sáng lập), Công ty hợp danh (thành viên góp vốn) là tự do; người chưa thành niên cũng có thể góp vốh. Riêng đôì với Công ty TNHH, không có thành viên đơn thuần góp vốn vào công ty. Tuy nhiên, đốì với các thành viên tham gia vào công ty sau khi công ty được thành lập thì có thể coi là thành viên góp vốn và không bị hạn chế bởi các trường hợp vô năng lực hành vi quy định bởi Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Có một vấn đề đặt ra là hai vợ chồng có thể cùng nhau lập công ty không? Trong một thời gian lâu dài, việc lập công ty giữa hai vợ chồng bị coi là bất hợp pháp bởi vì hành vi này sẽ làm thay đổi chế độ hôn sản đã được xác lập vào lúc hai người kết hôn. Thực vậy, trước đây chế độ hôn sản pháp định là cộng đồng tài sản, toàn bộ tài sản của gia đình gộp chung thành một khôi đặt dưới sự quản lý của người chồng là gia trưởng, nếu cho phép hai vợ chồng được lập công ty với nhau sẽ làm thay đổi chế độ hôn sản này. Ngày nay, chế độ hôn sản pháp định của hai vợ chồng đã chuyển thành chế độ cộng đồng động sản và tạo sản, vợ cũng như chồng đều có của riêng, khôi cộng đồng được đặt dưới sự quản lý bình đẳng của hai vợ chồng. Do đó, không có gì ngăn cản hai vợ chồng được lập công ty với nhau, hoặc cùng là thành viên trong một công ty với những người thứ ba.

 

3.3 Đối tượng:

Đốì tượng của Hợp đồng công ty là góp công góp của với mục đích phân chia lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác. Trên thực tế đối tượng của công ty chính là mục đích, của công ty, ngành nghề hoạt động với mục đích kiếm lời hoặc lợi ích kinh tế.

Mục đích phải được xác định trong Điều lệ. Nhiều khi hoạt động thực tế của công ty khác với ngành nghề ghi trong Điều lệ. Trong trường hợp này phải căn cứ vào hoạt động thực tế để xem xét mục đích của công ty có hợp pháp không.

Hoạt động thực tế của công ty sẽ là cơ sở để sửa đổi Điều lệ. Quyền hạn của những người lãnh đạo công ty được xác định căn cứ vào mục đích của công ty. Tuỳ theo mục đích, công ty phải tuân thủ các điều kiện pháp lý khác nhau (ngành nghề đòi hỏi có giấy phép hành nghề, có vốn pháp định,...

Như vậy, mục đích của công ty phải được xác định rõ ràng. Không thể ghi một cách khái quát trong Điều lệ là công ty có thể thực hiện “mọi nghiệp vụ thương mại, kỹ nghệ hay tài chính”; ngược lại cũng không nên quá chặt chẽ.

Thường trong Điều lệ sau khi liệt kê các ngành nghề hoạt động của công ty, còn thêm là công ty có thể thực hiện mọi hoạt động kinh doanh khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các ngành nghề được liệt kê.

Mục đích của công ty phải hợp pháp. Bị coi là không hợp pháp mọi hoạt động trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội hoặc bị cấm đoán. Tính hợp pháp phải được xét căn cứ vào hoạt động thực tế của công ty chứ không phải hoạt động ghi trong Điều lệ. Công ty bất hợp pháp sẽ vô hiệu tuyệt đốì.

 

4. Điều kiện về hình thức điều lệ công ty

Trước khi công ty có thể tham gia vào đời sông pháp lý bằng việc đăng ký kinh doanh, cả một chuỗi các thủ tục cần được thực hiện. Thể thức đặc biệt này trong Luật Doanh nghiệp được biện minh bởi nhiều lý do: phải cho phép những người sáng lập mà sau này sẽ là thành viên biết rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của họ, do đó cần phải lập Bản điều lệ bằng văn bản.

Việc ký kết Hợp đồng công ty thường không thể làm một sđm một chiều mà phải qua một quá trình thương lượng giữa những người sáng lập. Những người này cũng phải khảo sát thị trường, tìm nguồn tài chính, xem xét vấn đề thuế khoá. Sau khi có tất cả các dữ kiện cần thiết, những người sáng lập mới có quyết định về hình thức công ty mà họ muôn thành lập, số vốn đầu tư, mục đích kinh doanh... Có khi họ sẽ không ký kết ngay với nhau một Hợp đồng công ty mà chỉ ghi nhận các thoả thuận ban đầu bằng một bản ghi nhớ.

 

4.1 Lập văn bản:

Hợp đồng công ty (Điều lệ) phải được lập thành văn bản với các nội dung chủ yếu như sau (Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh;

- Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ;

- Họ tên, địa chỉ của tất cả các thành viên hợp danh đốì với Công ty hựp danh; tên, địa chỉ của tất cả các thành viên đối với Công ty TNHH; tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;

- Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đốì với Công ty TNHH và Công ty hợp danh; số’ cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phẫn và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đồi vổi Công ty cổ phần;

- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh, của cổ đông đối với Công ty cổ phần;

- Cơ cấu tổ chức quản lý;

- Người đại diện theo pháp luật đốỉ vđi Công ty TNHH và Công ty cổ phần;

- Thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

- Những ưường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần góp vốn đối với Công ty TNHH hoặc cổ phần đối vốn Công ty cổ phần;

- Các loại quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh;

- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Chữ ký của tất cả các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả các thành viên đôi vổi Công ty TNHH; của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ-đông sáng lập đối với Công ty cổ phần.

Ngoài ra, bản Điều lệ có thể thêm cả nội dung khác theo thoả thuận của các thành viên, cổ đông, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều lệ chỉ cần đưực lập thành văn bản, luật không đòi hỏi thể thức công chứng hay chứng thực.

Công ty vởi tính cách là một hợp đồng, được lập kể từ khi bản Điều lệ được ký kết. Cho tới khi đăng ký kinh doanh, quan hệ giữa các thành viên bị chi phốỉ bởi hợp đồng công ty và các quy tắc chung của hợp đồng. Nhưng công ty chỉ có tư cách pháp nhân kể từ khi đăng ký kinh doanh. Vậy cho đến khi đó, công ty ở dưới dạng đang được thành lập và các hành vi do thành viên sáng lập thực hiện trong thời gian này để hỗ trợ cho việc thành lập công ty (thuê nhà, mua sắm trang thiết bị, thuê nhân công...) sẽ được công ty tiếp nhận sau khi đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thì người ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện (Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020).

Sau khi điều lệ được ký kết, các bước tiếp theo là: đăng ký kinh doanh và bố cáo việc thành lập công ty.

 

4.2 Đăng ký kinh doanh:

Không có thời hạn nào được ấn định cho việc đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ sau khi đăng ký công ty mới có tư cách pháp nhân và có thể tham gia vào đời sống pháp lý. Người sáng lập doanh nghiệp phải lập và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đãng ký kinh doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm có (Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020):

- .Đơn đăng ký kinh doanh;

- Điều lệ đối với công ty;

- Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH; danh sách thành viên hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;

- Đốì với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định (doanh nghiệp kinh doanh ưong các lĩnh vực chứng khoán, tín dụng, du lịch...) thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đối với công ty kinh doanh các ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những người quản lý công ty. Ví dụ các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như: Kinh doanh dịch vụ pháp lý; Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y; Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình; Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán,…

Danh sách thành viên Công ty TNHH, Công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của các thành viên đối với Công ty TNHH và Công ty hợp danh, của cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;

- Phần góp vốn, giá trị góp vốn, loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn đối với Công ty TNHH và Công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần, thời hạn góp vô'n cổ phần đối với Công ty cổ phần;

- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hay của tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập;

về việc đăng ký kinh doanh có trường hợp ngoại lệ sau đây:

Hiện nay trong hoạt động kinh doanh tồn tại các đơn vị kinh doanh nhỏ gọi là Hộ kinh doanh cá thể, được dự liệu trong Luật Doanh nghiệp. Nhưng việc đăng ký các hộ kinh doanh này được quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

- Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi đơn đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể đến phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;

- Nội dung đơn đăng ký kinh doanh gồm có: Họ tên, số CMND, chữ ký và nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình; địa chỉ địa điểm kinh doanh, số vốn kinh doanh. Dịch vụ ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề thì phải kèm theo đơn bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủ các điều kiện sau (Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020);

- Ngành nghề kinh doanh không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh (xâm phạm an ninh trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục ...);

- Tên của doanh nghiệp được đặt theo quy định (bằng tiếng Việt, không gây nhầm lẫn vđi tên của doanh nghiệp khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc);

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;

- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở ttên lãnh thổ Việt Nam, phải có địa chỉ xác định;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh;

Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được câp Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh và có con dâu riêng.

 

4.3 Công bố việc thành lập công ty:

Việc công bố thành lập công ty được thực hiện từ hai phía: từ cơ quan Nhà nước đăng ký kinh doanh và từ phía doanh nghiệp mơi được thành lập.

Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký phải gửi bản sao Giây chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thông kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật cùng cấp, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên doanh nghiệp;

- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

- Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh;

- Vốn điều lệ đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh, vốn đầu tư ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân;

- Tên của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân, tên của tất cả các thành viên sáng lập;

- Họ tên, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Nơi đăng ký kinh doanh;

 

5. Chế tài các vi phạm trong việc thành lập Doanh nghiệp

Chế tài thông thường đối với một hành vi pháp lý không tuân thủ các điều kiện luật định là sự tiêu huỷ hành vi ây với hiệu lực hồi tôi Nhưng đôi với công ty thì sự chế tài này sẽ quá nghiêm khắc đốì với những người thứ ba ngay tình đã giao dịch vơi công ty: trường hợp công ty bị vô hiệu người làm công, nhà cung cấp chỉ có tô” cầu mong manh đốì với cá nhân người sáng lập và các thành viên mà thôi. Do đó, các trường hợp công ty bị vô hiệu phải rất hạn chế chỉ nên được chấp nhận trong những trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra, khi cần phải tuyên b<ố một công ty vô hiệu thì

cũng phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba căn cứ vào ý niệm công ty thực tại.

 

5.1. Phạm vi của sự vô hiệu:

Trong Luật Doanh nghiệp không thấy quy định những trường hợp công ty vô hiệu. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt:

- Khi công ty vi phạm quy định về các ngành nghề cấm kinh doanh, hay Điều 17 (cấm các tổ chức, cá nhân không được thành lập hay quản lý công ty) thì công ty bị vô hiệu. Nhưng sự vô hiệu này trên thực tế ít khi có thể xảy ra vì khi có các vi phạm này, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không cấp giấy chứng nhận đăng ký và do đó công ty sẽ không thể được thành lập.

Có một vấn đề đặt ra là: sau khi được cấp Giấỳ chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu công ty không thực hiện việc công bố như quy định thì sự vi phạm này sẽ có hiệu quả ra sao? Thủ tục công bố nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, không thực hiện thủ tục này là một vi phạm nghiêm trọng có thể dẫn đến sự vô hiệu của công ty, công ty bị coi như không hiện hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng nên dành cho công ty cơ hội để hợp thức hoá bằng cách cho công ty một thời hạn để thực hiện việc công bố, nếu quá thời hạn ấy mà công ty không thực hiện việc công bố theo Luật, thì công ty sẽ bị vô hiệu.

- Công ty cũng có thể bị vô hiệu do không đáp ứng các đặt tính cơ bản như trình bày ở trên, hoặc vi phạm các

điều kiện của hợp đồng về sự thoả thuận, năng lực hay mục đích của công ty.

Do đó, công ty cũng có thể bị vố hiệu nếu vào lúc thành lập công ty chỉ có một thành viên (trừ trường hợp DNTN và Công ty TNHH một thành viên), hoặc không có phần góp vốn nào cả, hay sự góp vốn là giả tạo.

Cũng bị vô hiệu nếu công ty có mục đích bất hợp pháp hay trái đạo đức xã hội, hoặc công ty không được thành lập vì lợi ích chung của các thành viên.

Công ty hợp danh có thể bị vô hiệu nếu không có sự thoả thuận của một hay nhiều thành viên, hoặc sự thoả thuận của họ bị tì tích, hay họ bị vô năng lực.

Công ty TNHH và Công ty cổ phần chỉ bị vô hiệu khi tì tích của sự thoả thuận hay sự vô năng lực liên hệ đến tất cả các thành viên sáng lập.

 

5.2. Ai có quyền hành xử tố quyền:

Khi sự vô hiệu nhằm mục đích bảo vệ một quyền lợi riêng tư (vô hiệu do sự thoả thuận bị tì tích, vô năng lực) thì chỉ riêng người hoặc nhóm người mà luật pháp muôn bảo vệ là có thể hành xử tô” quyền tiêu huỷ công ty vì vô hiệu. Khi vô hiệu nhằm chế tài một sự vi phạm đến quyền lợi chung thì sự vô hiệu là tuyệt đốì, và mọi người có quyền lợi quan thiết đều có thể hành xử tố quyền (các thành viên, các chủ nợ).

Để giảm thiểu tối đa hậu quả của việc huỷ bỏ công ty vì vô hiệu, nên chấp nhận rằng mọi trường hợp vô hiệu đều có thể sửa chữa ngoại trừ trường hợp mục đích của công ty bất hợp pháp: nếu trước khi Toà án xét xử mà lý do vô hiệu không còn nữa thì Toà án sẽ không tuyên bô" tiêu huỷ công ty. Ngoài ra, Toà án có thể ân định một thời hạn để công ty sửa chữa sự vô hiệu.

 

5.3. Hậu quả của sự vô hiệu:

Nếu mặc dù có các biện pháp cứu vãn như nói trên mà Toà án buộc lòng phải tuyên bô" công ty vô hiệu, thì hậu quả của sự vồ hiệu cũng được giảm nhẹ so với luật thông thường: công ty bị vô hiệu chỉ không phát sinh hiệu lực về tương lai; công ty sẽ được thanh lý chiếu theo các quy tắc áp dụng cho việc thanh lý công ty trong trường hợp thông thường. Đối với những người thứ ba, các cam kết của người quản lý công ty được giữ nguyên hiệu lực, những người này không thể đô"i kháng sự vô hiệu với người thứ ba ngay tình. Ngược lại người thứ ba cũng không thể nại ra sự vô hiệu để từ chối thi hành các điều cam kết của họ.

Việc công ty bị tiêu huỷ có thể khiến những ai đã gây ra sự vô hiệu phải chịu trách nhiệm dân sự: nếu là Công ty TNHH thì những người quản lý đầu tiên và các thành viên có lỗi phải liên đới chịu trách nhiệm đốì với các thành viên khác. Nếu là Công ty cổ phần thì các cổ đông sáng lập phạm lỗi và các quản trị viên tại chức khi công ty bị tuyên bố vô hiệu, sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các cổ đông và những người thứ ba.