1. Đối tượng được tuyển chọn sỹ quan dự bị
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 78/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 07 năm 2020 về sỹ quan dự bị quân đội nhân dân Việt Nam, đối tượng tuyển chọn đào tạo sỹ quan dự bị gồm có:
+ Sỹ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sỹ quan dự bị.
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sỹ quan dự bị đã được đào tạo sỹ quan dự bị.
+ Cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đã được đào tạo sỹ quan dự bị.
+ Những người tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở đã được đào tạo sỹ quan dự bị.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP, để tuyển chọn đào tạo sỹ quan dự bị thì đối tượng tuyển chọn đào tạo sỹ quan dự bị cần đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chung:
+ Có lịch sử chính trị của gia đình và bản thân rõ ràng;
+ Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân;
+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, học vấn, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng, sức khỏa từ loại 1 đến loại 3 theo quy định tuyển chọn sức khỏe tuyển quân, tuyển sinh quân sự của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
- Tiêu chuẩn cụ thể:
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sỹ quan dự bọ đã giữ chức phó trung đội trường hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu thì tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp là không quá 35 tuổi còn hạ sỹ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sỹ quan dự bị không quá 30 tuổi.
+ Cán bộ, công chức, viên chức thì tuổi đời không quá 35 tuổi, riêng đào tạo sỹ quan dự bị ngành y, dược thì tuổi đời không quá 40 tuổi, đào tạo sỹ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Công dân tốt nghiệp đại học trở lên thì tuổi đời không quá 35 tuổi, sinh viên khi tốt nghiệp đại học thì tuổi đời không quá 30 tuổi.
2. Thủ tục đăng ký sỹ quan dự bị
Trình tự, thủ tục đăng ký sỹ quan dự bị được quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
* Trường hợp đăng ký lần đầu:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ ngày những đối tượng đăng ký ngạch sỹ quan dự bị gồm có:
+ Sỹ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sỹ quan dự bị;
+ Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sỹ quan dự bị đã được đào tạo sỹ quan dự bị;
+ Cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đã được đào tạo sỹ quan dự bị; (
+ Những người tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở đã được phong quân hàm sỹ quan dự bị về nơi cư trú hoặc nơi lao động, làm việc (theo giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền) phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ sỹ quan dự bị đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký vào ngạch sỹ quan dự bị.
- Nếu không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho các đối tượng nêu trên đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tại nơi cư trú để đăng ký.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tổng hợp danh sách sỹ quan dự bị đã đăng ký báo cáo về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi sỹ quan dự bị cư trú, lao động, làm việc để quản lý.
* Trường hợp đăng ký bổ sung:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ ngày sỹ quan dự bị có sự thay đổi các yếu tố đã đăng ký, phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã hoặc Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức để đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho sỹ quan dự bị đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tại nơi cư trú để đăng ký bổ sung.
Hằng tháng, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tổng hợp đăng ký bổ sung của sỹ quan dự bị báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
3. Nộp đơn đăng ký sỹ quan dự bị ở đâu?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2020/NĐ-CP, nơi nộp đơn đăng ký sỹ quan dự bị:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã
- Hoặc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
- Hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký vào ngạch sỹ quan dự bị. Nếu cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho các đối tượng được tuyển chọn để đào tạo sỹ quan dự bị đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tại nơi cư trú (nơi tạm trú, nơi thường trú) để đăng ký.
Như vậy, những đối tượng được tuyển chọn để đào tạo sỹ quan dự bị có thể đăng ký sỹ quan dự bị ở Ban Chỉ huy quân sự cấp xã hoặc nếu không có đơn vị hành chính cấp xã thì bạn sẽ đăng ký ở Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký vào ngạch sỹ quan dự bị, nếu cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho các đối tượng được tuyển chọn để đào tạo sỹ quan dự bị đến Ban chỉ huy quân sự cấp xã tại nơi cư trú để đăng ký. Đối tượng được tuyển chọn có thể nộp đơn tại Ban Chỉ huy quân sự tại nơi mình đang lao động, làm việc hoặc cư trú.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết "Nộp đơn đăng ký sỹ quan dự bị ở đâu?" mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Minh Khuê qua số 1900.6162 để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!.